Cũng như những người lần đầu giáp mặt những cô gái Thái vùng Phong Thổ, tôi luôn tự hỏi: “Vì sao con gái nơi này quá đẹp?”. Nhiều cô chưa một lần biết phố xá, thị thành hay những cuộc thi nhan sắc, hoa hậu, nhưng nếu họ xuất hiện chắc hẳn nhiều người đã phải có cái nhìn khác về tiêu chuẩn hoa hậu...
Bên chén rượu men tình
Đêm trung tuần, trăng tròn vàng rực treo lơ lửng trên dãy Hoàng Liên Sơn. Những cô gái Phong Thổ nghiêng mặt cười e lệ, nâng rượu mời khách phương xa. Tôi mới nhấp vài chén đã chuếnh choáng say, nhưng không hiểu mình say men rượu hay say nhan sắc mỹ nhân? Đống lửa hồng giữa thung lũng bập bùng xua tan sương khí lạnh đại ngàn. Những đôi chân múa xòe càng lúc càng dẻo dai, dồn dập hơn. Tiếng hát khắp, hát then vút lên lẫn trong tiếng đàn tính tẩu, tiếng nâng chén rượu lách cách giao tình. Cô gái trẻ người Thái nắm tay mời tôi tham gia đêm múa.
Giờ đang là vụ mùa, những nàng sơn nữ hơi gầy nhưng gương mặt ai cũng lộ nét trẻ trung, xinh tươi, những đôi chân mày đen nhánh cong vút, ánh mắt sáng lấp lánh trên gương mặt thanh thoát, mờ ảo trong ánh trăng đêm...
Đêm vui rồi cũng tàn. Các cô gái dừng bước múa ra về trong ánh mắt luyến lưu của bao chàng trai. Tôi nấn ná tìm những chứng nhân cuối cùng của “đế chế” các chúa đất để khám phá bí ẩn nguồn cội nét đẹp Phong Thổ. Nhiều người nói với tôi thung lũng này lắm người đẹp vì xưa là kinh địa của gia tộc những chúa đất.
Nhưng cũng có người bảo vẻ đẹp con gái miền này là do giao hòa giữa hai dòng máu Á - Âu khi một thời gian dài quân Pháp lên đây đồn trú rất nhiều, xây dựng cả sân bay quân sự. Sự đi lại giữa một số lính Pháp và các cô gái Thái đã tạo nên nét xinh đẹp đặc biệt.
Một đời nghiên cứu lịch sử, văn hóa nghệ thuật dân tộc Thái ở Lai Châu, ông Nông Văn Nhay cho rằng chính điều kiện thiên nhiên và nếp sống người Thái là nguồn cội tạo nên nhan sắc các cô gái Thái vùng này.
Phong Thổ có địa hình hầu hết là thung lũng được các dãy núi và rừng già bao bọc, khí hậu quanh năm ôn hòa không quá nóng cũng không quá rét. Sống trong thiên nhiên thuận lợi đó, các cô gái Thái vừa lao động cần cù vừa say mê múa hát nên có vóc dáng khỏe mạnh, tâm hồn trẻ trung.
Một đặc điểm nữa là các cô không hay trang điểm phấn son, còn ăn mặc thì dù trong lễ hội cũng chỉ thuần khăn piêu, áo trắng giản dị nên nét đẹp tự nhiên chan hòa với núi rừng. Nâng chén rượu mời khách rồi quay sang vợ, ông Nhay cười khà khà: “Anh cứ nhìn vợ tôi thì biết. Nét đẹp đặc trưng của phụ nữ Thái vùng này là phải đậm đà, hoang dã nhưng cũng nhẹ nhàng...”. Bà Nhay cười, uống cạn chén rượu đầy. Đã gần sang tuổi 70 nhưng mắt bà dư sáng để xe chỉ luồn kim, giọng bà vẫn trong vắt và đôi chân còn leo đèo dốc mỗi ngày.
Bà Nhay cho biết: con gái Mường So dù mới dậy thì hay đã là mẹ, là bà, sinh con sinh cháu vẫn giữ được nước da trắng trẻo, hồng hào mà không cần son phấn. Ước gì được ăn cá bống vùi tro. Ước gì được về Mường So thăm nàng - bà Nhay cười nhắc lại câu hát giao tình xưa của người chồng già. Gương mặt bà đã hằn dấu tuổi tác nhưng vẫn không phai tàn hết nét xinh đẹp một thuở xuân thì...
“Tiêu chuẩn” mỹ nhân
Những ngày ở huyện Phong Thổ, tôi lang thang khắp mảnh đất đầy truyền tích Mường So để gặp gỡ những người đẹp sống lặng lẽ nơi núi rừng. Xã chỉ có 1.022 hộ dân nhưng hiện có 13 đội xòe với gần 200 người. Tất nhiên không phải ai cũng là tuyệt sắc giai nhân nhưng tất cả phải có nét xinh đẹp, duyên dáng cuốn hút người xem mới được gia nhập đội xòe.
Ở bản Huổi Én, Lò Thị Hồng đang dở tay gặt lúa. Cô gái 22 tuổi này vẫn búi tóc tròn sau gáy, dấu hiệu của cô gái Thái cho chàng trai biết mình vẫn đang chờ người đến rước đi (người đã có chồng búi tóc trên đỉnh đầu). 11 tuổi, Hồng đã chập chững biết xòe và nhanh chóng nổi tiếng ở Mường So không chỉ bằng những điệu múa mà ở cả nhan sắc mặn mà. Thường các cô chỉ múa quẩn quanh ở tỉnh Lai Châu, thi thoảng có hội thi mới được đi xa.
Hồng không tự nhận mình đẹp, mà chỉ hay kể về các bạn múa xòe Lò Thị Hiệp, Đồng Thị Chinh, Lò Thị Yên, Lò Thị Thêm, Đồng Thị Hậu … ở các bản Vàng Bâu, Vàng Pheo, Huổi Én, Khổng Lào. Mỗi cô sơn nữ này như một bông hoa rừng khác nhau. Người đẹp đằm thắm, mặn mà. Người rực rỡ, kiêu sa. Theo Hồng, Lò Thị Thêm là người xinh đẹp nhất vùng. Thêm đã 19 tuổi nhưng chỉ mới học được đến lớp 6, phải nghỉ ở nhà phụ cha và tham gia đội xòe.
Buổi chiều, tôi tìm đến nhà Thêm bên triền suối Nậm So ngay khi cô đang gùi củi từ rừng về. Cái gùi nặng hơn 30kg làm trĩu bờ vai thon thả, trán cô đẫm mồ hôi nhưng không làm giảm đi nét xinh đẹp đặc biệt.
Mỗi lần môi hồng cô cười, ánh mắt tròn to, đen nhánh cũng lấp lánh cười theo làm gương mặt trắng trẻo, tinh khiết rạng rỡ hẳn lên. Vừa thoăn thoắt xếp củi vào chái bếp, Thêm vừa nói: “Con gái Thái là vậy đấy anh à, làm việc nhiều lắm”.
12 tuổi, cô gái này đã biết làm việc nhà, đồng áng, mà đặc biệt rất thạo dệt vải, thêu thùa. Cô cũng như các cô gái Thái khác mới 7,8 tuổi đã tập làm quen với bông, sợi, xe tơ và 12, 13 tuổi đã tự thêu cho mình những chiếc khăn piêu, áo quần lễ hội. Trong đôi mắt các chàng trai, sự xinh đẹp hoàn hảo của cô gái Thái bao gồm cả yếu tố này. Nhìn bộ quần áo, chiếc khăn mặc trên người được dệt, thêu tinh xảo hay xấu xí, họ nhận biết cô gái đó đẹp hoàn thiện từ thể xác đến tâm hồn hoặc lười nhác, thô kệch...
Chuyến đi xa nhất của Thêm là đến thành phố Điện Biên, cách Phong Thổ gần 200km. Ngồi trên hiên nhà sàn, dõi mắt buồn nhìn xa xăm qua đỉnh núi Khau Phọ Nhọ, cô tâm sự với tôi: “Em xem tivi thấy Hà Nội, TP.HCM đẹp quá. Không biết đời em có được đến những nơi đó?”. Quanh năm sống lặng lẽ trong thung lũng bốn bề là rừng núi, nhiều bạn bè của Thêm cũng có tâm trạng đó. Tuy nhiên, nó không da diết, cồn cào mà chỉ phảng phất như những giấc mơ, bởi thật sự tâm hồn bình dị của các cô cũng chưa thể hình dung nổi về những nơi xa xôi đó...
Ngày cuối cùng ở Phong Thổ, Thêm mời tôi ra mó nước Nậm So. Cô kể ngày trước nơi này đông vui lắm, nhưng giờ vắng dần rồi. Nhiều cô đã đi lấy chồng. Một số cô may mắn được học hành cũng bỏ lại váy múa, rời thung lũng đi tìm việc ở phương xa. Các đội xòe nổi tiếng của Mường So không biết ngày mai có còn đủ người để làm ngẩn ngơ những chàng trai đến từ phương xa…
QUỐC VIỆT
TTđTD - Theo Tuoitre - Ảnh internet
Bên chén rượu men tình
Đêm trung tuần, trăng tròn vàng rực treo lơ lửng trên dãy Hoàng Liên Sơn. Những cô gái Phong Thổ nghiêng mặt cười e lệ, nâng rượu mời khách phương xa. Tôi mới nhấp vài chén đã chuếnh choáng say, nhưng không hiểu mình say men rượu hay say nhan sắc mỹ nhân? Đống lửa hồng giữa thung lũng bập bùng xua tan sương khí lạnh đại ngàn. Những đôi chân múa xòe càng lúc càng dẻo dai, dồn dập hơn. Tiếng hát khắp, hát then vút lên lẫn trong tiếng đàn tính tẩu, tiếng nâng chén rượu lách cách giao tình. Cô gái trẻ người Thái nắm tay mời tôi tham gia đêm múa.
Giờ đang là vụ mùa, những nàng sơn nữ hơi gầy nhưng gương mặt ai cũng lộ nét trẻ trung, xinh tươi, những đôi chân mày đen nhánh cong vút, ánh mắt sáng lấp lánh trên gương mặt thanh thoát, mờ ảo trong ánh trăng đêm...
Đêm vui rồi cũng tàn. Các cô gái dừng bước múa ra về trong ánh mắt luyến lưu của bao chàng trai. Tôi nấn ná tìm những chứng nhân cuối cùng của “đế chế” các chúa đất để khám phá bí ẩn nguồn cội nét đẹp Phong Thổ. Nhiều người nói với tôi thung lũng này lắm người đẹp vì xưa là kinh địa của gia tộc những chúa đất.
Nhưng cũng có người bảo vẻ đẹp con gái miền này là do giao hòa giữa hai dòng máu Á - Âu khi một thời gian dài quân Pháp lên đây đồn trú rất nhiều, xây dựng cả sân bay quân sự. Sự đi lại giữa một số lính Pháp và các cô gái Thái đã tạo nên nét xinh đẹp đặc biệt.
Một đời nghiên cứu lịch sử, văn hóa nghệ thuật dân tộc Thái ở Lai Châu, ông Nông Văn Nhay cho rằng chính điều kiện thiên nhiên và nếp sống người Thái là nguồn cội tạo nên nhan sắc các cô gái Thái vùng này.
Phong Thổ có địa hình hầu hết là thung lũng được các dãy núi và rừng già bao bọc, khí hậu quanh năm ôn hòa không quá nóng cũng không quá rét. Sống trong thiên nhiên thuận lợi đó, các cô gái Thái vừa lao động cần cù vừa say mê múa hát nên có vóc dáng khỏe mạnh, tâm hồn trẻ trung.
Một đặc điểm nữa là các cô không hay trang điểm phấn son, còn ăn mặc thì dù trong lễ hội cũng chỉ thuần khăn piêu, áo trắng giản dị nên nét đẹp tự nhiên chan hòa với núi rừng. Nâng chén rượu mời khách rồi quay sang vợ, ông Nhay cười khà khà: “Anh cứ nhìn vợ tôi thì biết. Nét đẹp đặc trưng của phụ nữ Thái vùng này là phải đậm đà, hoang dã nhưng cũng nhẹ nhàng...”. Bà Nhay cười, uống cạn chén rượu đầy. Đã gần sang tuổi 70 nhưng mắt bà dư sáng để xe chỉ luồn kim, giọng bà vẫn trong vắt và đôi chân còn leo đèo dốc mỗi ngày.
Bà Nhay cho biết: con gái Mường So dù mới dậy thì hay đã là mẹ, là bà, sinh con sinh cháu vẫn giữ được nước da trắng trẻo, hồng hào mà không cần son phấn. Ước gì được ăn cá bống vùi tro. Ước gì được về Mường So thăm nàng - bà Nhay cười nhắc lại câu hát giao tình xưa của người chồng già. Gương mặt bà đã hằn dấu tuổi tác nhưng vẫn không phai tàn hết nét xinh đẹp một thuở xuân thì...
“Tiêu chuẩn” mỹ nhân
Những ngày ở huyện Phong Thổ, tôi lang thang khắp mảnh đất đầy truyền tích Mường So để gặp gỡ những người đẹp sống lặng lẽ nơi núi rừng. Xã chỉ có 1.022 hộ dân nhưng hiện có 13 đội xòe với gần 200 người. Tất nhiên không phải ai cũng là tuyệt sắc giai nhân nhưng tất cả phải có nét xinh đẹp, duyên dáng cuốn hút người xem mới được gia nhập đội xòe.
Ở bản Huổi Én, Lò Thị Hồng đang dở tay gặt lúa. Cô gái 22 tuổi này vẫn búi tóc tròn sau gáy, dấu hiệu của cô gái Thái cho chàng trai biết mình vẫn đang chờ người đến rước đi (người đã có chồng búi tóc trên đỉnh đầu). 11 tuổi, Hồng đã chập chững biết xòe và nhanh chóng nổi tiếng ở Mường So không chỉ bằng những điệu múa mà ở cả nhan sắc mặn mà. Thường các cô chỉ múa quẩn quanh ở tỉnh Lai Châu, thi thoảng có hội thi mới được đi xa.
Hồng không tự nhận mình đẹp, mà chỉ hay kể về các bạn múa xòe Lò Thị Hiệp, Đồng Thị Chinh, Lò Thị Yên, Lò Thị Thêm, Đồng Thị Hậu … ở các bản Vàng Bâu, Vàng Pheo, Huổi Én, Khổng Lào. Mỗi cô sơn nữ này như một bông hoa rừng khác nhau. Người đẹp đằm thắm, mặn mà. Người rực rỡ, kiêu sa. Theo Hồng, Lò Thị Thêm là người xinh đẹp nhất vùng. Thêm đã 19 tuổi nhưng chỉ mới học được đến lớp 6, phải nghỉ ở nhà phụ cha và tham gia đội xòe.
Buổi chiều, tôi tìm đến nhà Thêm bên triền suối Nậm So ngay khi cô đang gùi củi từ rừng về. Cái gùi nặng hơn 30kg làm trĩu bờ vai thon thả, trán cô đẫm mồ hôi nhưng không làm giảm đi nét xinh đẹp đặc biệt.
Mỗi lần môi hồng cô cười, ánh mắt tròn to, đen nhánh cũng lấp lánh cười theo làm gương mặt trắng trẻo, tinh khiết rạng rỡ hẳn lên. Vừa thoăn thoắt xếp củi vào chái bếp, Thêm vừa nói: “Con gái Thái là vậy đấy anh à, làm việc nhiều lắm”.
12 tuổi, cô gái này đã biết làm việc nhà, đồng áng, mà đặc biệt rất thạo dệt vải, thêu thùa. Cô cũng như các cô gái Thái khác mới 7,8 tuổi đã tập làm quen với bông, sợi, xe tơ và 12, 13 tuổi đã tự thêu cho mình những chiếc khăn piêu, áo quần lễ hội. Trong đôi mắt các chàng trai, sự xinh đẹp hoàn hảo của cô gái Thái bao gồm cả yếu tố này. Nhìn bộ quần áo, chiếc khăn mặc trên người được dệt, thêu tinh xảo hay xấu xí, họ nhận biết cô gái đó đẹp hoàn thiện từ thể xác đến tâm hồn hoặc lười nhác, thô kệch...
Chuyến đi xa nhất của Thêm là đến thành phố Điện Biên, cách Phong Thổ gần 200km. Ngồi trên hiên nhà sàn, dõi mắt buồn nhìn xa xăm qua đỉnh núi Khau Phọ Nhọ, cô tâm sự với tôi: “Em xem tivi thấy Hà Nội, TP.HCM đẹp quá. Không biết đời em có được đến những nơi đó?”. Quanh năm sống lặng lẽ trong thung lũng bốn bề là rừng núi, nhiều bạn bè của Thêm cũng có tâm trạng đó. Tuy nhiên, nó không da diết, cồn cào mà chỉ phảng phất như những giấc mơ, bởi thật sự tâm hồn bình dị của các cô cũng chưa thể hình dung nổi về những nơi xa xôi đó...
Ngày cuối cùng ở Phong Thổ, Thêm mời tôi ra mó nước Nậm So. Cô kể ngày trước nơi này đông vui lắm, nhưng giờ vắng dần rồi. Nhiều cô đã đi lấy chồng. Một số cô may mắn được học hành cũng bỏ lại váy múa, rời thung lũng đi tìm việc ở phương xa. Các đội xòe nổi tiếng của Mường So không biết ngày mai có còn đủ người để làm ngẩn ngơ những chàng trai đến từ phương xa…
QUỐC VIỆT
TTđTD - Theo Tuoitre - Ảnh internet
No comments:
Post a Comment