Miền gái đẹp
Là tên một tạp bút của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết vào tháng 10-1999 sau một chuyến ngao du tại Tuyên Quang - vùng đất được xem có nhiều gái đẹp. Nơi đó có con sông Lô êm đềm chảy qua, mà ông viết là “ở đâu có sông nước đẹp thì ở đấy tất có nhiều mỹ nhân”. Miền gái đẹp sau đó được Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn in trong tập tạp bút Miền gái đẹp do Nhà xuất bản Thuận Hóa in năm 2001.
Đó là những làng sơn nữ với những vũ điệu mê hồn, là vùng đất bên con sông hiền hòa đã có hàng trăm năm cung tiến mỹ nữ cho vua chúa, là thủ phủ của những “lò” đào tạo hoa hậu VN, là địa danh nghe qua đã thấy phải lòng với nhan sắc.Bí mật về những miền gái đẹp là do con người hay tạo hóa?
Không chỉ những chúa đất vùng sơn cước mà quan ta, quan Tây miền xuôi cũng luôn khao khát được một lần diện kiến nét đẹp đến mê hồn của những cô gái Thái với điệu xòe Thái quay cuồng trên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Đó là những tuyệt sắc giai nhân với vũ điệu làm nghiêng ngả núi rừng Tây Bắc xưa nay.
Huyền thoại xòe Thái
Vượt gần 800km đường núi tràn ngập hoa ban với những con đèo cao kinh hoàng của Hoàng Liên Sơn, tôi tìm về thung lũng huyền thoại nơi khai sinh ra điệu xòe Thái lừng danh. Người đẹp xưa phần nhiều đã gối đầu về núi cùng với tổ tiên, người hiếm hoi còn sống cũng đang hút bóng rừng sâu.
Hỏi thăm mãi tôi mới tìm được hai vũ nữ được cho là cuối cùng của chúa đất Đèo Văn Ơn còn đang sống ở xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Chúa đất người Thái năm xưa gọi họ là xào mỗ, tức những cô gái múa. Xào mỗ Vàng Thị Hới, người gia nhập đội xòe khi mới 12 tuổi, nay đã đến tuổi 76. Còn xào mỗ Tào Thị Phè đã gần 80. Dòng thời gian, cuộc sống lam lũ, sinh nở nhiều và bệnh tật đã làm tàn phai nhan sắc họ, nhưng tôi vẫn còn thấy phảng phất nét duyên dáng, sắc sảo ngày nào qua từng ánh mắt, ngón tay lướt phím đàn tính tẩu.
Trong ký ức của xào mỗ Hới, Phè, những nàng Én, nàng Núi, nàng Hủm, nàng Kheo ngày xưa nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng núi rừng Lai Châu. Mặc dù đã về với chúa đất nhưng đi đến đâu cũng có hàng đoàn trai bản bám theo. Những đêm trăng tròn, họ ra dòng suối Nậm So tắm, chúa đất phải cho cả lính theo canh gác từ xa không để những ánh mắt của lũ trai làng liều mạng đến rình trộm những tấm thân ngọc ngà.
Các mỹ nữ múa xòe của chúa đất Đèo Văn Ơn ngày ấy vang danh đến tận Lào Cai, Hà Nội, Trung Quốc. Những quan ta lẫn quan Tây, quan Tàu đã tìm mọi cách mua chuộc chúa đất để được một lần đưa những tuyệt sắc giai nhân miền sơn cước về xuôi để chiêm ngưỡng.
Đó là những chuyến đi dài ngày trên lưng ngựa xuyên qua dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, mà trước khi rời khỏi thung lũng Mường So họ phải được làm lễ cúng tế trời đất để mong có ngày trở về an toàn. Xào mỗ Phè đến nay vẫn chưa quên được chuyến đi múa cho quan Tây xem ở Lào Cai năm mình vừa tròn 16 tuổi.
Đoàn đi gồm 21 người, có 12 xào mỗ, còn lại là gia nhân phục vụ và lính được chúa đất cử theo bảo vệ. Các mỹ nữ cũng phải ngồi lắt lẻo trên yên ngựa như lính tráng, vì hơn 150km đường từ Phong Thổ đến Lào Cai thuở ấy chỉ là con đường mòn vừa lọt dấu chân ngựa xuyên núi rừng hiểm trở.
Rong ruổi suốt ba ngày đường, đoàn người mới về đến Lào Cai. Ngay tối đầu tiên họ đã phải múa hát, mời rượu các quan chức địa phương và lính Pháp đến nửa đêm. Trong cơn say San Lùng tửu, một quan Pháp cuồng si mỹ nữ, đòi bắt nàng Én xinh đẹp nhất đội xòe làm vợ qua đêm, nhưng cô may mắn thoát được nhờ nói mình đã ăn chung bát (nghĩa là đã trở thành vợ) với chúa đất Đèo Văn Ơn.
Sau ba đêm múa hát rã rời ở Lào Cai, đoàn người ngựa lại rong ruổi về Hà Nội. Các quan Hà thành say mê đến mức nhắn tin với chúa đất cho những người đẹp ở lại với Hà thành lâu hơn, và trong chuyến đi ấy có người đã không bao giờ trở lại Hoàng Liên Sơn...
Cung điện giai nhân
Chuyện về mỹ nữ ở thung lũng Phong Thổ luôn gắn liền với nhiều bí ẩn. Hôm lên thị trấn Pa So tìm ông Nông Văn Nhay, nguyên phó Phòng Văn hóa huyện Phong Thổ, hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lai Châu, một người chuyên nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Thái, ông Nhay kể: chúa đất Đèo Văn Ơn đam mê các mỹ nữ miền sơn cước đến độ đã xây dựng hẳn một cung điện 12 gian toàn bằng gỗ quí dựa lưng vào dãy núi Khau Phọ Nhọ, nhìn ra dòng Nậm So. Chúa đất chỉ dành một gian giữa để thờ cúng, 11 gian còn lại cho riêng 11 bà vợ. Riêng chúa đất không cần gian nào vì mỗi đêm sẽ vào ở với một nàng.
Tương truyền chúa đất tìm người đẹp rất độc đáo bằng cách đóng giả làm chàng chăn trâu hay ông lão nghèo khó lang thang qua các mó nước, nơi gái bản hay tụ tập tắm giặt, hát hò. Chọn được mỹ nhân ưng ý, chúa đất không cưỡng ép mà mời về các đội xòe hoặc ngỏ lời hát giao tình, se duyên. Và 11 bà vợ của chúa đất Ơn dù đến tòa cung điện 12 gian bằng các con đường khác nhau nhưng đều là những người đẹp nức tiếng núi rừng Tây Bắc.
Hôm tôi về Mường So, cung điện xưa đã mất dấu, nhưng hình bóng những mỹ nữ chủ nhân của tòa cung điện ngày nào vẫn còn in đậm trong ký ức những người già. Họ kể trong 11 người vợ, bà Mào Thị Núi là vợ thứ năm xinh đẹp nhất của chúa đất.
Bà Núi sinh ở Mường So, vùng đất đã được người Thái hát truyền: “Gái Mường So cổ cao ba ngấn, không trang điểm cũng đẹp như ai”. Người ta kể chúa đất mê nàng Núi không chỉ vì “chân nàng múa xòe dẻo dai như con hoẵng, con thỏ. Giọng nàng hát then vút cao từ lồng ngực căng đầy tựa tiếng chim rừng”, mà bởi nhan sắc của nàng không cần một thứ trang điểm nào cũng rạng rỡ như cánh hoa rừng đẹp nhất miền cao này.
Những đêm Mường So mở hội xòe, trai tráng cách xa mấy dãy núi, mấy cánh rừng chim bay mỏi cánh cũng lắt lẻo lưng ngựa tìm đến để một lần chiêm ngưỡng nàng Núi...
QUỐC VIỆT
TTđTD - Theo Tuoitre - Ảnh internet
Những miền gái đẹp - kỳ 2: "Giải mã" người đẹp Phong Thổ
Những miền gái đẹp - Kỳ 3: “Chè Thái, gái Tuyên”
Những miền gái đẹp - Kỳ 4: Làng cung nữ dưới chân núi Yên Tử
Là tên một tạp bút của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết vào tháng 10-1999 sau một chuyến ngao du tại Tuyên Quang - vùng đất được xem có nhiều gái đẹp. Nơi đó có con sông Lô êm đềm chảy qua, mà ông viết là “ở đâu có sông nước đẹp thì ở đấy tất có nhiều mỹ nhân”. Miền gái đẹp sau đó được Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn in trong tập tạp bút Miền gái đẹp do Nhà xuất bản Thuận Hóa in năm 2001.
Đó là những làng sơn nữ với những vũ điệu mê hồn, là vùng đất bên con sông hiền hòa đã có hàng trăm năm cung tiến mỹ nữ cho vua chúa, là thủ phủ của những “lò” đào tạo hoa hậu VN, là địa danh nghe qua đã thấy phải lòng với nhan sắc.Bí mật về những miền gái đẹp là do con người hay tạo hóa?
Không chỉ những chúa đất vùng sơn cước mà quan ta, quan Tây miền xuôi cũng luôn khao khát được một lần diện kiến nét đẹp đến mê hồn của những cô gái Thái với điệu xòe Thái quay cuồng trên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Đó là những tuyệt sắc giai nhân với vũ điệu làm nghiêng ngả núi rừng Tây Bắc xưa nay.
Huyền thoại xòe Thái
Vượt gần 800km đường núi tràn ngập hoa ban với những con đèo cao kinh hoàng của Hoàng Liên Sơn, tôi tìm về thung lũng huyền thoại nơi khai sinh ra điệu xòe Thái lừng danh. Người đẹp xưa phần nhiều đã gối đầu về núi cùng với tổ tiên, người hiếm hoi còn sống cũng đang hút bóng rừng sâu.
Hỏi thăm mãi tôi mới tìm được hai vũ nữ được cho là cuối cùng của chúa đất Đèo Văn Ơn còn đang sống ở xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Chúa đất người Thái năm xưa gọi họ là xào mỗ, tức những cô gái múa. Xào mỗ Vàng Thị Hới, người gia nhập đội xòe khi mới 12 tuổi, nay đã đến tuổi 76. Còn xào mỗ Tào Thị Phè đã gần 80. Dòng thời gian, cuộc sống lam lũ, sinh nở nhiều và bệnh tật đã làm tàn phai nhan sắc họ, nhưng tôi vẫn còn thấy phảng phất nét duyên dáng, sắc sảo ngày nào qua từng ánh mắt, ngón tay lướt phím đàn tính tẩu.
Trong ký ức của xào mỗ Hới, Phè, những nàng Én, nàng Núi, nàng Hủm, nàng Kheo ngày xưa nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng núi rừng Lai Châu. Mặc dù đã về với chúa đất nhưng đi đến đâu cũng có hàng đoàn trai bản bám theo. Những đêm trăng tròn, họ ra dòng suối Nậm So tắm, chúa đất phải cho cả lính theo canh gác từ xa không để những ánh mắt của lũ trai làng liều mạng đến rình trộm những tấm thân ngọc ngà.
Các mỹ nữ múa xòe của chúa đất Đèo Văn Ơn ngày ấy vang danh đến tận Lào Cai, Hà Nội, Trung Quốc. Những quan ta lẫn quan Tây, quan Tàu đã tìm mọi cách mua chuộc chúa đất để được một lần đưa những tuyệt sắc giai nhân miền sơn cước về xuôi để chiêm ngưỡng.
Đó là những chuyến đi dài ngày trên lưng ngựa xuyên qua dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, mà trước khi rời khỏi thung lũng Mường So họ phải được làm lễ cúng tế trời đất để mong có ngày trở về an toàn. Xào mỗ Phè đến nay vẫn chưa quên được chuyến đi múa cho quan Tây xem ở Lào Cai năm mình vừa tròn 16 tuổi.
Đoàn đi gồm 21 người, có 12 xào mỗ, còn lại là gia nhân phục vụ và lính được chúa đất cử theo bảo vệ. Các mỹ nữ cũng phải ngồi lắt lẻo trên yên ngựa như lính tráng, vì hơn 150km đường từ Phong Thổ đến Lào Cai thuở ấy chỉ là con đường mòn vừa lọt dấu chân ngựa xuyên núi rừng hiểm trở.
Rong ruổi suốt ba ngày đường, đoàn người mới về đến Lào Cai. Ngay tối đầu tiên họ đã phải múa hát, mời rượu các quan chức địa phương và lính Pháp đến nửa đêm. Trong cơn say San Lùng tửu, một quan Pháp cuồng si mỹ nữ, đòi bắt nàng Én xinh đẹp nhất đội xòe làm vợ qua đêm, nhưng cô may mắn thoát được nhờ nói mình đã ăn chung bát (nghĩa là đã trở thành vợ) với chúa đất Đèo Văn Ơn.
Sau ba đêm múa hát rã rời ở Lào Cai, đoàn người ngựa lại rong ruổi về Hà Nội. Các quan Hà thành say mê đến mức nhắn tin với chúa đất cho những người đẹp ở lại với Hà thành lâu hơn, và trong chuyến đi ấy có người đã không bao giờ trở lại Hoàng Liên Sơn...
Cung điện giai nhân
Chuyện về mỹ nữ ở thung lũng Phong Thổ luôn gắn liền với nhiều bí ẩn. Hôm lên thị trấn Pa So tìm ông Nông Văn Nhay, nguyên phó Phòng Văn hóa huyện Phong Thổ, hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lai Châu, một người chuyên nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Thái, ông Nhay kể: chúa đất Đèo Văn Ơn đam mê các mỹ nữ miền sơn cước đến độ đã xây dựng hẳn một cung điện 12 gian toàn bằng gỗ quí dựa lưng vào dãy núi Khau Phọ Nhọ, nhìn ra dòng Nậm So. Chúa đất chỉ dành một gian giữa để thờ cúng, 11 gian còn lại cho riêng 11 bà vợ. Riêng chúa đất không cần gian nào vì mỗi đêm sẽ vào ở với một nàng.
Tương truyền chúa đất tìm người đẹp rất độc đáo bằng cách đóng giả làm chàng chăn trâu hay ông lão nghèo khó lang thang qua các mó nước, nơi gái bản hay tụ tập tắm giặt, hát hò. Chọn được mỹ nhân ưng ý, chúa đất không cưỡng ép mà mời về các đội xòe hoặc ngỏ lời hát giao tình, se duyên. Và 11 bà vợ của chúa đất Ơn dù đến tòa cung điện 12 gian bằng các con đường khác nhau nhưng đều là những người đẹp nức tiếng núi rừng Tây Bắc.
Hôm tôi về Mường So, cung điện xưa đã mất dấu, nhưng hình bóng những mỹ nữ chủ nhân của tòa cung điện ngày nào vẫn còn in đậm trong ký ức những người già. Họ kể trong 11 người vợ, bà Mào Thị Núi là vợ thứ năm xinh đẹp nhất của chúa đất.
Bà Núi sinh ở Mường So, vùng đất đã được người Thái hát truyền: “Gái Mường So cổ cao ba ngấn, không trang điểm cũng đẹp như ai”. Người ta kể chúa đất mê nàng Núi không chỉ vì “chân nàng múa xòe dẻo dai như con hoẵng, con thỏ. Giọng nàng hát then vút cao từ lồng ngực căng đầy tựa tiếng chim rừng”, mà bởi nhan sắc của nàng không cần một thứ trang điểm nào cũng rạng rỡ như cánh hoa rừng đẹp nhất miền cao này.
Những đêm Mường So mở hội xòe, trai tráng cách xa mấy dãy núi, mấy cánh rừng chim bay mỏi cánh cũng lắt lẻo lưng ngựa tìm đến để một lần chiêm ngưỡng nàng Núi...
QUỐC VIỆT
TTđTD - Theo Tuoitre - Ảnh internet
Những miền gái đẹp - kỳ 2: "Giải mã" người đẹp Phong Thổ
Những miền gái đẹp - Kỳ 3: “Chè Thái, gái Tuyên”
Những miền gái đẹp - Kỳ 4: Làng cung nữ dưới chân núi Yên Tử
No comments:
Post a Comment