Cách đây 10 năm, một tiến sĩ Việt Nam tốt nghiệp ở nước ngoài về viết trên một tạp chí trong nước rằng Việt Nam có quá nhiều cái nhỏ: sáng chế nhỏ, công trình nhỏ... Có thể ở một gốc độ nào đó, vị tiến sĩ nói đúng! Vì có thời gian ở nước ngoài, vị tiến sĩ thấy nước người ta cái gì cũng lớn: đường lớn, nhà lớn, trường đại học lớn, công viên lớn... Do đó, so sánh như vậy.
Những năm gần đây, cũng với kiểu tư duy hướng ngoại, chúng ta xây dựng những công trình văn hoá tầm cỡ "thế kỷ" như khu du lịch tâm linh
Chùa Bái Đính,
Khu du lịch văn hoá Đại Nam..., bên ngoài: to lớn, đồ sộ... Điều đó cũng cần (để theo kịp nước ngoài!) nhưng vẫn còn thiếu cái gì đó thiêng liêng vốn là nội tại của tộc việt:
văn hoá và tâm linh. Những công trình trên chưa thể nói là "lớn" được!
|
Chùa Một Cột |
Ai dám nói rằng
CHÙA MỘT CỘT nhỏ! Một kiến trúc độc đáo có một không hai: hàm chứa sức nặng của
văn hoá Việt trên 5000 năm.
TRỐNG ĐỒNG ai bảo rằng nó nhỏ! Một di sản huyền vĩ của tộc Việt - vừa khoa học vừa tâm linh - không ở đâu trên thế giới này có được! Vậy thì,
Việt Nam có nhiều công trình xưa để lại không nhỏ.
Những công trình này làm nên sức sống muôn đời của Việt tộc. Có lẽ thế, mà nước ta có thời được mang tên Đại Cồ Việt, Đại Việt.
Chính vì điều này, ông cha ta đã nhắn nhủ với con cháu:
"Trăm năm bia đá cũng mòn, nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ". Công trình thiên về vật thể sẽ chết theo thời gian. Công trình
phi vật thể sẽ
trường tồn sống mãi.
Hoàng Lạc
Ảnh: Internet
No comments:
Post a Comment