Chẳng bao giờ có Ngày Tận Thế cả!
Từ lâu Thiên Sứ tôi đã xác định điều này. Việc đe dọa Ngày Tận Thế là thứ tư duy từ Địa Ngục của Sa tăng. Trong Thánh Kinh, Đức Giesu đã nói: “Ta sẽ xây dựng Thiên Đường cho loài người ngay dưới trần gian này”. Đức Phật cũng nói trong Kinh Liên Hoa về sự tái sinh của Phật Di Lặc và mở ra một vận hội mới cho nhân loại trong hạnh phúc.
Như vậy về góc độ tâm linh và tôn giáo cũng thấy rằng: Không thể có Ngày Tận Thế vì điều đó sai với giáo lý của hai tôn giáo lớn nhất thế giới. Đương nhiên – từ góc độ tôn giáo và tâm linh – việc coi có ngày Tận Thế chỉ là tư tưởng của Sa Tăng vốn chống lại Thượng Đế.
Về mặt khoa học thì rõ ràng không có bằng chứng văn bản nào xác định ngày 21. 12 . 2012 trên lịch Maya là ngày kết thúc của sự sống trên Địa Cầu. Sự gắn liền ngày 21. 12. 2012 là ngày kết thúc của bộ lịch Maya với Ngày Tận Thế chỉ là sự suy luận. Có nghiên cứu của một số nhà khoa học cho rằng ngày 21. 12. 2012 là thời điểm các hành tinh thẳng hàng với mặt trời và đường thẳng này xuyên qua tâm Ngân Hà. Họ cũng cho rằng: Vì vậy mà gây ra hiệu ứng tương tác hấp dẫn cực mạnh khiến cho trái Đất có thể đảo trục và hủy diệt toàn bộ sự sống trên trái Đất. Nhưng thực ra đây là một suy luận rất sai lầm.
Do chu kỳ quay của các hành tinh trong hệ Mặt trời quanh Mặt Trời không đồng nhất. Nhưng chắc chắn chúng sẽ có một bội số chung cho chu kỳ quay này tính từ điểm xuất phát và hình thành nên giải Ngân Hà và sau đó Thái Dương hệ. Do đó, hiện tượng thẳng hàng của các hành tinh chắc chắn đã lặp lại không ít lần trong lịch sử của nó. Hơn nữa, do tốc độ tính bằng góc quay rất lớn và thời điểm xảy ra hiệu ứng nói trên chỉ là một khoảng khắc rất ngắn, nên chúng chưa đủ tác động đến trục quay của trái Đất. Cũng chưa có một công trình khoa học nào đủ sức thuyết phục rằng: Lực tương tác hấp dẫn do các hành tinh thẳng hàng sẽ đủ làm đảo chiều trục Địa cầu.
Cho rằng có sự trùng hợp giữa sự kiện các hành tinh thẳng hàng với ngày 21. 12. 2012 thì điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Vì có thể đây chính là cột mốc cho những chu kỳ mới của lịch Maya cổ xưa. Đương nhiên lịch – thời gian – bao giờ cũng phải căn cứ vào sự vận động của không gian và phải có một chuẩn không gian để xác định. Tương tự như chuẩn không gian ngày của lịch hiện đại là chu kỳ trái Đất tự quay quanh trục. Hoặc chuẩn không gian một năm là chu kỳ một vòng quay của trái Đất quanh Mặt trời. Nhưng với tri thức về không gian vũ trụ phức tạp hơn thì việc định vị những chu kỳ thời gian sẽ phải có căn cứ mốc chuẩn trong sự liên hệ giữa các hành tinh. Tất nhiên không loại trừ việc người Maya lấy sự thẳng hàng của các hành tinh trong Thái Dương hệ làm mốc chuẩn để kết thúc một chu kỳ lịch của họ. Điều này tương tự như chu kỳ trong lịch Thái Ất của Lý học Đông phương. Do đó cũng chẳng có gì là lạ.
Đến đây có thể có người thắc mắc rằng: Tại sao nền văn minh Maya – “Ở trần đóng khố” và sống vào thời “nhà nước sơ khai hoặc liên minh bộ lạc” lại có thể có một tri kiến thiên văn rực rỡ như vậy?
Về vấn đề này, tôi xin trả lời rằng: Trước hết, sự xác định lịch sử tiến hóa của nền văn minh hiện này – từ đồ đá lên đồ đồng….đến đồ điện tử như ngày nay – chỉ là một sự mặc định của tư duy với những tri kiến nhận thức được do tích lũy từ trước đến nay. Chính sự mặc định này – Phật giáo gọi là “chấp” – đã nảy sinh vấn đề được đặt ra ở trên. Điều này cũng tương tự như việc – cũng xuất phát từ sự mặc định này – mà nhưng khoa học gia tên tuổi trong giới sử học quốc tế cho rằng: Việc xây dựng Kim Tự Tháp chỉ bằng sức người với phương tiện thô sơ là ròng rọc với con lăn. Nhưng chính những tri thức ghi nhận trong Kim Tự Tháp và việc xây dựng nên nó, cũng như sự đồ sộ vĩ đại của nó đã bác bỏ điều này. Thế giới ngày nay không thể xây dựng được Kim tự Tháp với một nền kinh tế phát triển và với tri thức khoa học hiện nay. Hoặc bản thân bộ lịch Đông Phương gọi là lịch Thái Ất với chu kỳ 25.920 năm với chu kỳ định vị không gian vũ trụ – mà tôi đã nói ở trên – qua ba chòm sao Thiên Cực Bắc, gồm: Vụ Tiên, Thiên Lang và Đại Hùng tinh – có trước cả sự kết luận tương đối chính xác của nền thiên văn học hiện đại đã cho thấy : nền văn minh Đông phương không thể ra đời vào thời Chu Văn Vương bị giam ở ngục Dữu Lý rồi “chợt ngộ tâm linh” làm ra cái Hậu Thiên phối với Lạc Thư cách đây 3000 năm được. Điều này chứng tỏ nó phải được xuất hiện ở một nền văn minh cực kỳ cao cấp và có nhu cầu rất chính xác về vũ trụ, mới có thể tạo ra bộ lịch như vậy.
Nền văn minh càng cao cấp thì lịch pháp càng chi tiết và mang tính tổng hợp những qui luật vũ trụ thể hiện qua các mốc chuẩn của nó. Tất yếu một bộ lịch cao cấp như lịch Thái Ất của văn minh Đông phương – thể hiện một tri thức vật lý thiên văn siêu đẳng không thể thuộc về văn minh Hán – mà các di sản khảo cổ của họ như vài cái đài quan sát Thiên văn tìm thấy ở Thiểm Tây, không nói lên điều gì. Bởi vì, đây là tri thức thiên văn có hệ thống, chứ không phải cái ống nhòm to gọi là kính viễn vọng của đài Thiên văn – Khi mà chính nền khoa học hiện đại có thể quan sát đến tận cùng vũ trụ, cũng chưa thể có một hệ thống tri thức như lịch Maya. Ở đây, tôi chưa nói đến sự ứng dụng tuyêt vời những quy luật vận động của vũ trụ tương tác với Đia Cầu thông qua dữ kiện đầu vào, mang yếu tố thời gian của các khoa dự báo Đông phương cổ – Tất yếu phản ánh một không gian vũ trụ tương ứng.
Như vậy, chỉ cần so sánh bộ lịch của nền văn minh hiện đại đầy tự hào của thế giới hiện nay – với – bộ lịch Thái Ất của nền văn minh Đông phương có cội nguồn từ nền văn hiến Việt trong lịch sử văn minh hiện đại – cũng đủ thấy được nền văn minh cội nguồn sáng tạo ra bộ lịch Thái Ất đó – (không có tác giả Tàu nào tự nhận) – là một nền văn minh toàn cầu vượt trội , so với nền văn minh hiện nay. Bởi vì, để có một kiến thức thiên văn vượt trội thể hiện qua bộ lịch với những chu kỳ vũ trụ sắc xảo và chi tiết như vậy – thì – nó phải có một nền tảng tri thức và đời sống kinh tế xã hội tương ứng.
Đó là cơ sở khoa học để tôi xác định một cách chắc chắn rằng: Không có ngày Tận Thế vào 21. 12. 2012 – Chứ không phải tôi căn cứ vào “các nhà khoa học” cũng xác định như vậy. Nếu chỉ căn cứ vào tri thức của các nhà khoa học thì nói thật: Tôi chưa đủ độ tin cậy. Ví dụ như cái đám “hầu hết các nhà khoa học trong nước” và “cộng đồng khoa học thế giới” phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt.
Ngày 21. 12. 2012 tôi sẽ mời một số thân hữu ăn nhậu vui vẻ bằng rượu ngon nhất mà tôi có. Để chúc mừng một chu kỳ thời gian đã thay đổi theo lịch Maya.
Nhưng tôi vẫn cần phải nhắc lại rằng: Cho dù tôi phủ nhận ngày Tận Thế sẽ xảy ra cho trái Đất này, không chỉ bây giờ, mà nhiều ngàn năm sau – thì – tôi vẫn lưu ý rằng:
Nếu con người không tìm được – Nói chính xác là quyết định được một giải pháp đúng cho cuộc hội nhập toàn cầu của nền văn minh nhân loại trong tương lai gần – thì sẽ phải xảy ra một cuộc chiến khốc liệt giành ngôi bá chủ.
Chỉ có nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử mới có thể cứu vẵn được điều này.
PS: Tuy nhiên, tôi cần nói rõ thêm rằng: Chính vì hiệu ứng tương tác đặc biệt của chu kỳ vũ trụ mà một số nhà khoa học cho rằng: Hiện tượng các hành tinh thẳng hàng, sẽ gây ra những hiệu ứng thiên tai trên trái Đất, như: Động đất, trái Đất nóng lên và hạn hán hay bão lũ đều tăng nặng trong năm 2013. Nhưng không phải đến mức hủy diệt. Mà nó chỉ nặng hơn những năm khác. Báo trước để các cơ quan có trách nhiệm chuẩn bị đề phòng.
Từ lâu Thiên Sứ tôi đã xác định điều này. Việc đe dọa Ngày Tận Thế là thứ tư duy từ Địa Ngục của Sa tăng. Trong Thánh Kinh, Đức Giesu đã nói: “Ta sẽ xây dựng Thiên Đường cho loài người ngay dưới trần gian này”. Đức Phật cũng nói trong Kinh Liên Hoa về sự tái sinh của Phật Di Lặc và mở ra một vận hội mới cho nhân loại trong hạnh phúc.
Như vậy về góc độ tâm linh và tôn giáo cũng thấy rằng: Không thể có Ngày Tận Thế vì điều đó sai với giáo lý của hai tôn giáo lớn nhất thế giới. Đương nhiên – từ góc độ tôn giáo và tâm linh – việc coi có ngày Tận Thế chỉ là tư tưởng của Sa Tăng vốn chống lại Thượng Đế.
Về mặt khoa học thì rõ ràng không có bằng chứng văn bản nào xác định ngày 21. 12 . 2012 trên lịch Maya là ngày kết thúc của sự sống trên Địa Cầu. Sự gắn liền ngày 21. 12. 2012 là ngày kết thúc của bộ lịch Maya với Ngày Tận Thế chỉ là sự suy luận. Có nghiên cứu của một số nhà khoa học cho rằng ngày 21. 12. 2012 là thời điểm các hành tinh thẳng hàng với mặt trời và đường thẳng này xuyên qua tâm Ngân Hà. Họ cũng cho rằng: Vì vậy mà gây ra hiệu ứng tương tác hấp dẫn cực mạnh khiến cho trái Đất có thể đảo trục và hủy diệt toàn bộ sự sống trên trái Đất. Nhưng thực ra đây là một suy luận rất sai lầm.
Do chu kỳ quay của các hành tinh trong hệ Mặt trời quanh Mặt Trời không đồng nhất. Nhưng chắc chắn chúng sẽ có một bội số chung cho chu kỳ quay này tính từ điểm xuất phát và hình thành nên giải Ngân Hà và sau đó Thái Dương hệ. Do đó, hiện tượng thẳng hàng của các hành tinh chắc chắn đã lặp lại không ít lần trong lịch sử của nó. Hơn nữa, do tốc độ tính bằng góc quay rất lớn và thời điểm xảy ra hiệu ứng nói trên chỉ là một khoảng khắc rất ngắn, nên chúng chưa đủ tác động đến trục quay của trái Đất. Cũng chưa có một công trình khoa học nào đủ sức thuyết phục rằng: Lực tương tác hấp dẫn do các hành tinh thẳng hàng sẽ đủ làm đảo chiều trục Địa cầu.
Cho rằng có sự trùng hợp giữa sự kiện các hành tinh thẳng hàng với ngày 21. 12. 2012 thì điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Vì có thể đây chính là cột mốc cho những chu kỳ mới của lịch Maya cổ xưa. Đương nhiên lịch – thời gian – bao giờ cũng phải căn cứ vào sự vận động của không gian và phải có một chuẩn không gian để xác định. Tương tự như chuẩn không gian ngày của lịch hiện đại là chu kỳ trái Đất tự quay quanh trục. Hoặc chuẩn không gian một năm là chu kỳ một vòng quay của trái Đất quanh Mặt trời. Nhưng với tri thức về không gian vũ trụ phức tạp hơn thì việc định vị những chu kỳ thời gian sẽ phải có căn cứ mốc chuẩn trong sự liên hệ giữa các hành tinh. Tất nhiên không loại trừ việc người Maya lấy sự thẳng hàng của các hành tinh trong Thái Dương hệ làm mốc chuẩn để kết thúc một chu kỳ lịch của họ. Điều này tương tự như chu kỳ trong lịch Thái Ất của Lý học Đông phương. Do đó cũng chẳng có gì là lạ.
Đến đây có thể có người thắc mắc rằng: Tại sao nền văn minh Maya – “Ở trần đóng khố” và sống vào thời “nhà nước sơ khai hoặc liên minh bộ lạc” lại có thể có một tri kiến thiên văn rực rỡ như vậy?
Về vấn đề này, tôi xin trả lời rằng: Trước hết, sự xác định lịch sử tiến hóa của nền văn minh hiện này – từ đồ đá lên đồ đồng….đến đồ điện tử như ngày nay – chỉ là một sự mặc định của tư duy với những tri kiến nhận thức được do tích lũy từ trước đến nay. Chính sự mặc định này – Phật giáo gọi là “chấp” – đã nảy sinh vấn đề được đặt ra ở trên. Điều này cũng tương tự như việc – cũng xuất phát từ sự mặc định này – mà nhưng khoa học gia tên tuổi trong giới sử học quốc tế cho rằng: Việc xây dựng Kim Tự Tháp chỉ bằng sức người với phương tiện thô sơ là ròng rọc với con lăn. Nhưng chính những tri thức ghi nhận trong Kim Tự Tháp và việc xây dựng nên nó, cũng như sự đồ sộ vĩ đại của nó đã bác bỏ điều này. Thế giới ngày nay không thể xây dựng được Kim tự Tháp với một nền kinh tế phát triển và với tri thức khoa học hiện nay. Hoặc bản thân bộ lịch Đông Phương gọi là lịch Thái Ất với chu kỳ 25.920 năm với chu kỳ định vị không gian vũ trụ – mà tôi đã nói ở trên – qua ba chòm sao Thiên Cực Bắc, gồm: Vụ Tiên, Thiên Lang và Đại Hùng tinh – có trước cả sự kết luận tương đối chính xác của nền thiên văn học hiện đại đã cho thấy : nền văn minh Đông phương không thể ra đời vào thời Chu Văn Vương bị giam ở ngục Dữu Lý rồi “chợt ngộ tâm linh” làm ra cái Hậu Thiên phối với Lạc Thư cách đây 3000 năm được. Điều này chứng tỏ nó phải được xuất hiện ở một nền văn minh cực kỳ cao cấp và có nhu cầu rất chính xác về vũ trụ, mới có thể tạo ra bộ lịch như vậy.
Nền văn minh càng cao cấp thì lịch pháp càng chi tiết và mang tính tổng hợp những qui luật vũ trụ thể hiện qua các mốc chuẩn của nó. Tất yếu một bộ lịch cao cấp như lịch Thái Ất của văn minh Đông phương – thể hiện một tri thức vật lý thiên văn siêu đẳng không thể thuộc về văn minh Hán – mà các di sản khảo cổ của họ như vài cái đài quan sát Thiên văn tìm thấy ở Thiểm Tây, không nói lên điều gì. Bởi vì, đây là tri thức thiên văn có hệ thống, chứ không phải cái ống nhòm to gọi là kính viễn vọng của đài Thiên văn – Khi mà chính nền khoa học hiện đại có thể quan sát đến tận cùng vũ trụ, cũng chưa thể có một hệ thống tri thức như lịch Maya. Ở đây, tôi chưa nói đến sự ứng dụng tuyêt vời những quy luật vận động của vũ trụ tương tác với Đia Cầu thông qua dữ kiện đầu vào, mang yếu tố thời gian của các khoa dự báo Đông phương cổ – Tất yếu phản ánh một không gian vũ trụ tương ứng.
Như vậy, chỉ cần so sánh bộ lịch của nền văn minh hiện đại đầy tự hào của thế giới hiện nay – với – bộ lịch Thái Ất của nền văn minh Đông phương có cội nguồn từ nền văn hiến Việt trong lịch sử văn minh hiện đại – cũng đủ thấy được nền văn minh cội nguồn sáng tạo ra bộ lịch Thái Ất đó – (không có tác giả Tàu nào tự nhận) – là một nền văn minh toàn cầu vượt trội , so với nền văn minh hiện nay. Bởi vì, để có một kiến thức thiên văn vượt trội thể hiện qua bộ lịch với những chu kỳ vũ trụ sắc xảo và chi tiết như vậy – thì – nó phải có một nền tảng tri thức và đời sống kinh tế xã hội tương ứng.
Đó là cơ sở khoa học để tôi xác định một cách chắc chắn rằng: Không có ngày Tận Thế vào 21. 12. 2012 – Chứ không phải tôi căn cứ vào “các nhà khoa học” cũng xác định như vậy. Nếu chỉ căn cứ vào tri thức của các nhà khoa học thì nói thật: Tôi chưa đủ độ tin cậy. Ví dụ như cái đám “hầu hết các nhà khoa học trong nước” và “cộng đồng khoa học thế giới” phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt.
Ngày 21. 12. 2012 tôi sẽ mời một số thân hữu ăn nhậu vui vẻ bằng rượu ngon nhất mà tôi có. Để chúc mừng một chu kỳ thời gian đã thay đổi theo lịch Maya.
Nhưng tôi vẫn cần phải nhắc lại rằng: Cho dù tôi phủ nhận ngày Tận Thế sẽ xảy ra cho trái Đất này, không chỉ bây giờ, mà nhiều ngàn năm sau – thì – tôi vẫn lưu ý rằng:
Nếu con người không tìm được – Nói chính xác là quyết định được một giải pháp đúng cho cuộc hội nhập toàn cầu của nền văn minh nhân loại trong tương lai gần – thì sẽ phải xảy ra một cuộc chiến khốc liệt giành ngôi bá chủ.
Chỉ có nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử mới có thể cứu vẵn được điều này.
PS: Tuy nhiên, tôi cần nói rõ thêm rằng: Chính vì hiệu ứng tương tác đặc biệt của chu kỳ vũ trụ mà một số nhà khoa học cho rằng: Hiện tượng các hành tinh thẳng hàng, sẽ gây ra những hiệu ứng thiên tai trên trái Đất, như: Động đất, trái Đất nóng lên và hạn hán hay bão lũ đều tăng nặng trong năm 2013. Nhưng không phải đến mức hủy diệt. Mà nó chỉ nặng hơn những năm khác. Báo trước để các cơ quan có trách nhiệm chuẩn bị đề phòng.
Thiên Sứ
No comments:
Post a Comment