Ít ai ngờ rằng dưới đại ngàn Yên Tử hẻo lánh lại có một ngôi làng dân tộc thiểu số mà thiếu nữ với làn da trắng xinh, chân dài như những nàng hoa hậu. Tương truyền rằng đó là hậu duệ của những cung tần mỹ nữ đời nhà Trần đã định cư nơi này từ hơn 700 năm trước... Thật hư ra sao? Tôi cất bước vào núi rừng Yên Tử...
Khi “nhà sư” phát hiện “mỏ sắc đẹp”!
Ông Nguyễn Duy Bộ, nguyên trưởng Ban văn hóa xã Thượng Yên Công (thị xã Uông Bí, Quảng Ninh), cho biết chuyện đó là có thật và nhiều địa danh nơi này đã minh chứng điều đó: Tương truyền rằng thượng hoàng Trần Nhân Tông cách đây trên 700 năm khi vào Yên Tử tu luyện có 300 cung tần, mỹ nữ đi theo. Khi đến Yên Tử, do không được thượng hoàng cho ở cùng nơi đất Phật, trong khi đường về kinh đô đã bị tân vương phong tỏa, 300 cung tần mỹ nữ đã gieo mình xuống con suối của đại ngàn Yên Tử. Thượng hoàng Trần Nhân Tông đau xót cho lập đền cúng tế và đặt tên con suối này là suối Giải Oan, hiện nay suối Giải Oan nằm vắt ngang xã Thượng Yên Công thường xuyên bốn mùa có làn nước trong vắt như nước mắt.
Lại nói tiếp chuyện trong số 300 cung tần, mỹ nữ trầm mình ở non thiêng Yên Tử thì có năm người được làng người dân tộc thiểu số Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử cứu sống. Để cảm nghĩa ơn cứu mạng, năm cung tần mỹ nữ này đã tình nguyện lấy năm chàng trai bản địa và những hậu duệ nơi này được thừa hưởng nhan sắc cũng như phong cách lịch lãm của vương triều. Khi các bà qua đời, dân làng Thượng Yên Công đã lập đền thờ Năm Mẫu để tưởng nhớ những nàng dâu vốn là cung tần mỹ nữ sắc nước hương trời.
Phó chủ tịch UBND xã Thượng Yên Công Trần Mạnh Hòa bảo rằng không biết các thiếu nữ làng Dao, xã Thượng Yên Công có phải là con cháu dòng dõi của các nàng cung tần mỹ nữ trong nội cung ngày xưa không nhưng cái đẹp của con gái nơi này ai ai cũng thừa nhận. Đặc biệt là cô nào cũng có vóc dáng thanh mảnh, cao ráo.
Tuy không được học cao hiểu rộng nhưng con gái Thượng Yên Công nói năng nhỏ nhẹ, ý nhị, lịch lãm chẳng khác gì con gái miền xuôi. Còn trưởng Ban tư pháp xã Thượng Yên Công Nguyễn Xuân Mai cho hay: cái đẹp của con gái Thượng Yên Công nổi tiếng khắp nước, con trai từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... đua nhau xe hơi, xe máy về đây kiếm vợ, thậm chí cả Việt kiều xa xôi cũng tìm về chọn người kết tóc xe tơ...
Thật ra, “mỏ sắc đẹp” sơn cước nơi này chỉ mới được phát hiện độ chừng 10 năm trở lại đây mà người đầu tiên phát hiện là “sư” Nguyễn Năng Văn, cán bộ Phòng VHTT thị xã Uông Bí. Khi ấy anh Văn được phân công vào cắm chốt tại chùa Yên Tử nơi có những bản người Dao để tìm hiểu văn hóa đồng bào. Do anh hay ở trong chùa nên đồng bào Dao cứ nhầm tưởng và gọi anh là “sư”.
“Sư” Văn đã từng học khoa đạo diễn của Trường đại học Văn hóa, rất rành các tiêu chuẩn của hoa hậu nên khi lạc vào “miền hoa đào” Thượng Yên Công anh thật sự ngỡ ngàng đến lúng túng. Tâm sự với chúng tôi, “sư” Văn thừa nhận gần 10 năm công tác ở “mỏ sắc đẹp” Thượng Yên Công để tìm hiểu văn hóa anh Văn đã bị vợ suýt đốt xe máy đến mấy lần vì... ghen!
Năm 1999, kỷ niệm 700 năm thượng hoàng Trần Nhân Tông về tu ở Yên Tử, “sư” Văn đã huy động 40 cô gái Dao Thanh Y ra rót nước mời khách tại sân chùa. Ông Lê Toán, giám đốc Sở Văn hóa Quảng Ninh, nhớ lại: “Buổi hôm ấy tôi cứ tưởng như tiên sa giữa sân chùa, sau tìm hiểu mới hay rằng tương truyền họ vốn là con cháu của các cung phi. Thảo nào…”
“Cung nữ” trên đồng!
Chủ tịch UBND xã Thượng Yên Công Lã Hoàng Mai tủm tỉm cười mãi: “Tôi xem các cuộc thi hoa hậu trên tivi, cứ thấy người ta khen cô này, cô nọ đẹp nhưng tôi chẳng thấy đẹp tí nào. Không tin, ngày mai anh ra đồng cùng làm với các cô ở đây một ngày thì sẽ thấy bình thường ngay thôi mà!”.
Từ sáng sớm tinh mơ, tôi mò ra cánh đồng Khe Sú dưới thung lũng Yên Tử. Từ các khe núi những tiếng cười thanh, khúc khích vang vọng. “Các mỹ nhân ra đấy!” - “sư” Văn, người đã có gần mười năm thạo các “đường đi, lối về” của Thượng Yên Công, bấm vào sườn tôi. Khi ánh bình minh tràn vào thung lũng, tôi ngỡ ngàng như lạc vào cõi thiên thai.
Trên các ruộng lúa, các người đẹp tay thoăn thoắt lưỡi hái ríu rít trò chuyện bằng tiếng Dao. Khi nhìn thấy tôi tay lăm lăm máy ảnh, cô thôn nữ Đặng Thị May ngượng ngùng nói bằng tiếng Kinh lơ lớ: “Không được chụp đâu nhé, chồng em biết là nó ghen đấy!”. Đặng Thị May năm nay đã 31 tuổi, có hai con nhưng trông nàng cứ như thiếu nữ. Cùng gặt lúa bên cô là thôn nữ Triệu Thị Lý nhan sắc cũng mặn mà không kém.
Bà Trương Thị Thoại, 70 tuổi, người thôn Năm Mẫu: “Con gái Dao nơi đây có làn da trắng nõn nà vì ngay từ bé các bà mẹ đã truyền dạy cho các cô con gái uống nước lá, ăn những món ăn mát ruột, kiêng đồ ăn cay nóng để giữ cho làn da đẹp.
Đi đứng cũng thế, tuy các cô đều có đôi chân dài nhưng họ được dạy phải đi đứng từ tốn, chậm rãi. Nói không bao giờ được nói lớn tiếng mà chỉ đủ nghe. Thậm chí khóc cũng phải… dạy.
Khi bị bố mẹ đánh mắng chỉ được khóc thút thít mà không được... gào, khi khóc chỉ được dùng khăn hay vạt áo chấm nước mắt chứ không được dùng tay quệt”. Bà Thoại bảo ngày trước các gia đình thường dùng “roi dâu” để dạy con vì cho rằng khi con cái hư là do ma quỉ ám, chứ con người khi sinh ra vốn đã ngoan sẵn rồi. Thiếu nữ Dao nơi đây cô nào cũng biết uống rượu nhưng chỉ được phép uống rượu pâu - thứ rượu nhạt ủ với men lá…
Lúng túng khi ngồi xuống trước mặt tôi bởi đôi chân khá dài, người đẹp Trương Thị Hậu vừa được nhận vào Xí nghiệp than Đồng Vông (thuộc Công ty than Uông Bí) làm công nhân tuyển than nhưng đã đoạt ngay giải ba trong cuộc thi người đẹp các dân tộc vùng đông bắc Quảng Ninh. Hôm cô mới được nhận vào làm việc, sau buổi đi làm về không ít chàng trai thợ mỏ đã vè vè xe máy theo cô về tận bản. “Nhưng em đã trao trái tim cho người yêu rồi!”- Hậu nói với vẻ mặt ửng đỏ.
Nguyên trưởng Ban văn hóa xã Thượng Yên Công Nguyễn Duy Bộ cười ý nhị và “cảnh báo” tôi: “Vào làng người đẹp đừng léng phéng kẻo không về nổi đâu!”. Đừng tưởng các cô gái đẹp như tiên sa dưới đỉnh non thiêng này ngờ nghệch, ngây thơ.
Cách đây hai năm, có một chàng trai thợ mỏ ngoài Cẩm Phả vào du xuân Yên Tử gặp mỹ nhân Triệu Khánh Ly đã buông lời tán tỉnh hứa hẹn chuyện trăm năm, khi “xong việc” chàng quất ngựa truy phong.
Sau khi khai hoa nở nhụy Triệu Khánh Ly một mình vượt núi ôm con đến tận Đài phát thanh - truyền hình thị xã Cẩm Phả đưa tin tìm chồng! Sau khi đài phát hình, cả Cẩm Phả đều ngỡ ngàng và cha đứa bé không còn cách nào phải trở lại Thượng Yên Công nhận vợ, nhận con và xin lỗi bà con. Hiện nay, Ly đã là chủ hiệu may ở thị xã Cẩm Phả và cứ cuối tuần lại được chồng cho cưỡi xe máy về thăm làng.
Bà Trương Thị Toại cho biết gần đây con cháu của Năm Mẫu cũng “tân tiến” lắm rồi, có cô đã biết đi xe máy ra tận thị xã để mua sắm và hát karaoke. Nhưng ở làng các cô vẫn phải đội trên đầu chiếc mũ đính bạc, cổ đeo vòng, dây xà tích bạc, đi đứng nhẹ nhàng, ăn nói từ tốn nếu không muốn ăn “roi dâu”!
ĐỖ HỮU LỰC
TTđTD - Theo Tuoitre - Ảnh internet
Khi “nhà sư” phát hiện “mỏ sắc đẹp”!
Ông Nguyễn Duy Bộ, nguyên trưởng Ban văn hóa xã Thượng Yên Công (thị xã Uông Bí, Quảng Ninh), cho biết chuyện đó là có thật và nhiều địa danh nơi này đã minh chứng điều đó: Tương truyền rằng thượng hoàng Trần Nhân Tông cách đây trên 700 năm khi vào Yên Tử tu luyện có 300 cung tần, mỹ nữ đi theo. Khi đến Yên Tử, do không được thượng hoàng cho ở cùng nơi đất Phật, trong khi đường về kinh đô đã bị tân vương phong tỏa, 300 cung tần mỹ nữ đã gieo mình xuống con suối của đại ngàn Yên Tử. Thượng hoàng Trần Nhân Tông đau xót cho lập đền cúng tế và đặt tên con suối này là suối Giải Oan, hiện nay suối Giải Oan nằm vắt ngang xã Thượng Yên Công thường xuyên bốn mùa có làn nước trong vắt như nước mắt.
Lại nói tiếp chuyện trong số 300 cung tần, mỹ nữ trầm mình ở non thiêng Yên Tử thì có năm người được làng người dân tộc thiểu số Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử cứu sống. Để cảm nghĩa ơn cứu mạng, năm cung tần mỹ nữ này đã tình nguyện lấy năm chàng trai bản địa và những hậu duệ nơi này được thừa hưởng nhan sắc cũng như phong cách lịch lãm của vương triều. Khi các bà qua đời, dân làng Thượng Yên Công đã lập đền thờ Năm Mẫu để tưởng nhớ những nàng dâu vốn là cung tần mỹ nữ sắc nước hương trời.
Phó chủ tịch UBND xã Thượng Yên Công Trần Mạnh Hòa bảo rằng không biết các thiếu nữ làng Dao, xã Thượng Yên Công có phải là con cháu dòng dõi của các nàng cung tần mỹ nữ trong nội cung ngày xưa không nhưng cái đẹp của con gái nơi này ai ai cũng thừa nhận. Đặc biệt là cô nào cũng có vóc dáng thanh mảnh, cao ráo.
Tuy không được học cao hiểu rộng nhưng con gái Thượng Yên Công nói năng nhỏ nhẹ, ý nhị, lịch lãm chẳng khác gì con gái miền xuôi. Còn trưởng Ban tư pháp xã Thượng Yên Công Nguyễn Xuân Mai cho hay: cái đẹp của con gái Thượng Yên Công nổi tiếng khắp nước, con trai từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... đua nhau xe hơi, xe máy về đây kiếm vợ, thậm chí cả Việt kiều xa xôi cũng tìm về chọn người kết tóc xe tơ...
Thật ra, “mỏ sắc đẹp” sơn cước nơi này chỉ mới được phát hiện độ chừng 10 năm trở lại đây mà người đầu tiên phát hiện là “sư” Nguyễn Năng Văn, cán bộ Phòng VHTT thị xã Uông Bí. Khi ấy anh Văn được phân công vào cắm chốt tại chùa Yên Tử nơi có những bản người Dao để tìm hiểu văn hóa đồng bào. Do anh hay ở trong chùa nên đồng bào Dao cứ nhầm tưởng và gọi anh là “sư”.
“Sư” Văn đã từng học khoa đạo diễn của Trường đại học Văn hóa, rất rành các tiêu chuẩn của hoa hậu nên khi lạc vào “miền hoa đào” Thượng Yên Công anh thật sự ngỡ ngàng đến lúng túng. Tâm sự với chúng tôi, “sư” Văn thừa nhận gần 10 năm công tác ở “mỏ sắc đẹp” Thượng Yên Công để tìm hiểu văn hóa anh Văn đã bị vợ suýt đốt xe máy đến mấy lần vì... ghen!
Năm 1999, kỷ niệm 700 năm thượng hoàng Trần Nhân Tông về tu ở Yên Tử, “sư” Văn đã huy động 40 cô gái Dao Thanh Y ra rót nước mời khách tại sân chùa. Ông Lê Toán, giám đốc Sở Văn hóa Quảng Ninh, nhớ lại: “Buổi hôm ấy tôi cứ tưởng như tiên sa giữa sân chùa, sau tìm hiểu mới hay rằng tương truyền họ vốn là con cháu của các cung phi. Thảo nào…”
“Cung nữ” trên đồng!
Chủ tịch UBND xã Thượng Yên Công Lã Hoàng Mai tủm tỉm cười mãi: “Tôi xem các cuộc thi hoa hậu trên tivi, cứ thấy người ta khen cô này, cô nọ đẹp nhưng tôi chẳng thấy đẹp tí nào. Không tin, ngày mai anh ra đồng cùng làm với các cô ở đây một ngày thì sẽ thấy bình thường ngay thôi mà!”.
Từ sáng sớm tinh mơ, tôi mò ra cánh đồng Khe Sú dưới thung lũng Yên Tử. Từ các khe núi những tiếng cười thanh, khúc khích vang vọng. “Các mỹ nhân ra đấy!” - “sư” Văn, người đã có gần mười năm thạo các “đường đi, lối về” của Thượng Yên Công, bấm vào sườn tôi. Khi ánh bình minh tràn vào thung lũng, tôi ngỡ ngàng như lạc vào cõi thiên thai.
Trên các ruộng lúa, các người đẹp tay thoăn thoắt lưỡi hái ríu rít trò chuyện bằng tiếng Dao. Khi nhìn thấy tôi tay lăm lăm máy ảnh, cô thôn nữ Đặng Thị May ngượng ngùng nói bằng tiếng Kinh lơ lớ: “Không được chụp đâu nhé, chồng em biết là nó ghen đấy!”. Đặng Thị May năm nay đã 31 tuổi, có hai con nhưng trông nàng cứ như thiếu nữ. Cùng gặt lúa bên cô là thôn nữ Triệu Thị Lý nhan sắc cũng mặn mà không kém.
Bà Trương Thị Thoại, 70 tuổi, người thôn Năm Mẫu: “Con gái Dao nơi đây có làn da trắng nõn nà vì ngay từ bé các bà mẹ đã truyền dạy cho các cô con gái uống nước lá, ăn những món ăn mát ruột, kiêng đồ ăn cay nóng để giữ cho làn da đẹp.
Đi đứng cũng thế, tuy các cô đều có đôi chân dài nhưng họ được dạy phải đi đứng từ tốn, chậm rãi. Nói không bao giờ được nói lớn tiếng mà chỉ đủ nghe. Thậm chí khóc cũng phải… dạy.
Khi bị bố mẹ đánh mắng chỉ được khóc thút thít mà không được... gào, khi khóc chỉ được dùng khăn hay vạt áo chấm nước mắt chứ không được dùng tay quệt”. Bà Thoại bảo ngày trước các gia đình thường dùng “roi dâu” để dạy con vì cho rằng khi con cái hư là do ma quỉ ám, chứ con người khi sinh ra vốn đã ngoan sẵn rồi. Thiếu nữ Dao nơi đây cô nào cũng biết uống rượu nhưng chỉ được phép uống rượu pâu - thứ rượu nhạt ủ với men lá…
Lúng túng khi ngồi xuống trước mặt tôi bởi đôi chân khá dài, người đẹp Trương Thị Hậu vừa được nhận vào Xí nghiệp than Đồng Vông (thuộc Công ty than Uông Bí) làm công nhân tuyển than nhưng đã đoạt ngay giải ba trong cuộc thi người đẹp các dân tộc vùng đông bắc Quảng Ninh. Hôm cô mới được nhận vào làm việc, sau buổi đi làm về không ít chàng trai thợ mỏ đã vè vè xe máy theo cô về tận bản. “Nhưng em đã trao trái tim cho người yêu rồi!”- Hậu nói với vẻ mặt ửng đỏ.
Nguyên trưởng Ban văn hóa xã Thượng Yên Công Nguyễn Duy Bộ cười ý nhị và “cảnh báo” tôi: “Vào làng người đẹp đừng léng phéng kẻo không về nổi đâu!”. Đừng tưởng các cô gái đẹp như tiên sa dưới đỉnh non thiêng này ngờ nghệch, ngây thơ.
Cách đây hai năm, có một chàng trai thợ mỏ ngoài Cẩm Phả vào du xuân Yên Tử gặp mỹ nhân Triệu Khánh Ly đã buông lời tán tỉnh hứa hẹn chuyện trăm năm, khi “xong việc” chàng quất ngựa truy phong.
Sau khi khai hoa nở nhụy Triệu Khánh Ly một mình vượt núi ôm con đến tận Đài phát thanh - truyền hình thị xã Cẩm Phả đưa tin tìm chồng! Sau khi đài phát hình, cả Cẩm Phả đều ngỡ ngàng và cha đứa bé không còn cách nào phải trở lại Thượng Yên Công nhận vợ, nhận con và xin lỗi bà con. Hiện nay, Ly đã là chủ hiệu may ở thị xã Cẩm Phả và cứ cuối tuần lại được chồng cho cưỡi xe máy về thăm làng.
Bà Trương Thị Toại cho biết gần đây con cháu của Năm Mẫu cũng “tân tiến” lắm rồi, có cô đã biết đi xe máy ra tận thị xã để mua sắm và hát karaoke. Nhưng ở làng các cô vẫn phải đội trên đầu chiếc mũ đính bạc, cổ đeo vòng, dây xà tích bạc, đi đứng nhẹ nhàng, ăn nói từ tốn nếu không muốn ăn “roi dâu”!
ĐỖ HỮU LỰC
TTđTD - Theo Tuoitre - Ảnh internet
No comments:
Post a Comment