Tuyên Quang vang danh cả nước với câu truyền tụng “chè Thái, gái Tuyên”. Những ngày khám phá nét đẹp con gái Tuyên Quang, tôi vẫn chưa tự trả lời được vì sao người ta gọi như vậy.
Vì sao “gái Tuyên”?
Chiếc xe khách rệu rã lượn cua cùi chỏ liên tục trên con đèo Hoàng Liên Sơn hun hút vực thẳm. Cô bạn đường ngồi ghế cạnh tôi cứ lặng lẽ dõi mắt lo âu qua ô cửa kính. Tình cờ nghe tôi hỏi chuyện về Tuyên Quang với lơ xe, cô buột miệng: “Anh về quê hương em à?”. Lúc này tôi mới có dịp chú ý kỹ cô gái. Có lẽ cô mới ngoài 20 tuổi, gương mặt trái xoan tai tái vì say xe, nhưng nét thanh tú vẫn hiện rõ trong đôi mắt to tròn trong veo và mũi cao như nghịch ngợm với chiếc răng khểnh giữa làn môi mọng đỏ. Cô kể mình là giáo viên Tuyên Quang lên dạy học ở Lai Châu, nghỉ phép đi thăm bạn dưới Sa Pa. Chuyện trò mới được vài câu thì xe đã đến thị trấn mù sương. Cô gái cười chào rồi khuất bóng sau rặng thông. Tôi luyến tiếc chép miệng: “Tiếc thật, chưa kịp hỏi tên cô ấy!”.
Ở thị xã Tuyên Quang, nhà nhiếp ảnh già Hồ Thăng nghe tôi nhắc chuyện này cười khà khà, ngâm nga: “Người đẹp chớp mắt về cõi mộng. Trăm năm ngơ ngẩn khách tình si”. Người nghệ sĩ già tự nhận mình may mắn được chiêm ngưỡng nhan sắc nhiều thế hệ người đẹp Tuyên Quang. Ngoài những người tên tuổi, ông biết cả những mỹ nhân mai danh ẩn tích ở rừng sâu, núi cao. Thời trẻ của ông, một cửa hàng Bảo Khuê bán dao rựa, cuốc xẻng, có tiếng là “máy cắt” vì giá cả đắt đỏ nhưng vẫn đông khách hàng mà đặc biệt là trai trẻ. Họ tìm đến để nhìn ngắm mấy chị em bán hàng. Trong đó xinh nhất là cô út đã làm mê mệt cả trái tim lãng tử Hồ Thăng. Về sau cửa hàng đóng cửa, gia đình Bảo Khuê ly tán, không ai biết các mỹ nhân đã trao thân gửi phận nơi đâu.
Những ngày lang thang đôi bờ sông Lô, tôi bới tung cả kho sử liệu, rồi hầu chuyện các học giả hòng tìm giải đáp vì sao “chè Thái, gái Tuyên”. Nhiều người đồng ý kiến nơi này xưa là thành trì của vua tôi nhà Mạc nên cũng lắm mỹ nhân tụ hội làm thê thiếp. Vương triều sụp đổ, hậu nhân họ đã dần sinh sôi bao thế hệ người đẹp. Thêm nữa, đây là vùng đất trung du - miền núi có sông Lô, hồ Na Hang, núi Bạch Mã, Cham Chu... hội đủ linh khí hiền hòa lẫn hoang dã dữ dội của trời và đất để con người sống khỏe mạnh, yêu đời.
Nhà văn Nguyễn Văn Mạch - nguyên giám đốc Sở Văn hóa thông tin, nguyên tổng biên tập báo Tuyên Quang - cũng đồng tình hai ý kiến trên. Nhưng theo nhà văn, có một nguyên nhân khác lớn hơn thuộc về yếu tố nhân chủng. Ngoài người Kinh, địa phương này còn 21 dân tộc đông người khác như Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Thái..., kể cả nhóm người Thủy bí ẩn và ít người nhất Việt Nam.
Đặc điểm sinh sống của các dân tộc ở Tuyên Quang là ít co cụm mà thường phân tán, đan xen nhau. Sự giao thoa lối sống, văn hóa và hôn nhân đa tộc đã sinh ra nhiều người đẹp cho xứ Tuyên Quang. Một chi tiết đặc biệt khác mà nhà văn Nguyễn Văn Mạch tâm đắc cho rằng xứ Tuyên thời kháng chiến chống Pháp vốn là vùng sơ tán của rất nhiều cán bộ, trí thức, kiều nữ Hà Nội. Nhiều người trong họ về sau ở lại lập gia đình với người bản địa. Vì thế, xứ Tuyên không chỉ có người đẹp về nhan sắc mà còn về trí thức.
Ngay hoa hậu, á hậu Vi Thị Lan, Triệu Nguyễn Thu Trang và nhiều người đẹp dự thi “Người đẹp thành Tuyên” 2006 cũng xuất thân từ những gia đình được pha trộn những dòng máu khác nhau như Kinh, Tày, Cao Lan...
Tâm sự mỹ nhân
Hẹn hò mãi, tôi mới hẹn được Dương Thanh Chấn, cựu người mẫu châu Á - Thái Bình Dương đầu tiên của VN gốc Tuyên Quang. Người đẹp ngày nào từng rải gót hồng kiêu sa trên khắp sàn diễn quốc tế, giờ sống khép kín với phố núi quạnh hiu. Sáng mùa thu se lạnh trong quán cà phê Mái Ngói khuất sau thành cổ nhà Mạc rêu phong, Chấn ngồi lặng lẽ bên tách trà nóng. Nàng chỉ mặc bộ váy sậm màu giản dị với chiếc áo khoác mỏng. Ở tuổi 39, nhan sắc nàng không còn rực rỡ như thuở xuân thì nhưng vẫn làm say đắm bao chàng trai.
“Mỹ nhân tự cổ như danh tướng. Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu”. Câu thơ mở đầu buổi trò chuyện. Chấn mỉm cười: “Mình không dám nhận là mỹ nhân, nhưng hình như tâm trạng cũng giống thế thật”. Người đẹp một thuở mở đầu thời rạng danh nhan sắc VN trên sàn diễn quốc tế có tuổi thơ cơ cực trong gia đình đông anh em. Lên 10 tuổi, Chấn mới được đi học. Năm 1993, lúc còn đang học môn bóng chuyền ở Trường ĐH Thể dục thể thao Hà Nội, cô đăng ký dự thi “khỏe, đẹp, thời trang” cũng vì bạn bè khích lệ: “Ai cũng nói chè Bắc Thái, gái Tuyên Quang, sao Chấn không thử?”. Lên sàn thi, Chấn lóng ngóng, thô mộc đúng bản chất cô gái nhà quê vì không được ai hướng dẫn, nhưng sau bất ngờ lại được chọn là một trong ba người đẹp VN sang Mỹ thi người mẫu châu Á - Thái Bình Dương.
Dương Thanh Chấn cho biết có rất nhiều người đẹp Tuyên Quang khác như Mai Huê, Minh Phương, Thu Hà, Tùng Lâm, Thu Hiền, Tô Hương Lan... đã làm rạng danh xứ núi heo hút bằng nhan sắc và tài năng của mình. Người từng là hoa hậu, á hậu, người đang làm phát thanh viên, nhà báo, doanh nhân. Hầu hết đều có điểm chung là đã ít nhiều nổi danh, và vì lý do cuộc sống, công việc, gia đình, không mấy ai trở lại quê hương. Năm 1997, Chấn giã từ sàn diễn sớm để lập gia đình, rồi lặng lẽ trở về xứ Tuyên mở mấy quán xá nho nhỏ. Tỉnh lỵ nhỏ xíu, khách vắng hiu, nhưng cô vẫn vui vì được sống bình dị trên đất quê.
Trong mắt Dương Thanh Chấn, mỹ nhân Tuyên Quang có nhiều thiệt thòi so với người đẹp ở miền xuôi, ít có điều kiện thi thố. “Cũng chừng chục năm rồi, Tuyên Quang mới thi hoa hậu. Một thời gian không dài với đời người, nhưng cũng đủ để trôi qua mấy thời xuân sắc”. Ngay tân hoa hậu Vi Thị Lan cũng không biết có cuộc thi hoa hậu, may bố cô biết, gọi điện cho con gái đang học ở Hà Nội về tham dự. Các cô cứ lóng ngóng trên sàn diễn, còn trang phục sử dụng cả quần áo đi học. Chấn phải lấy kinh nghiệm truyền lại bước đi, dáng đứng và làm “bầu sô” cho các cô về Hà Nội ứng thí.
Chấn khuyên tôi đừng cố công tìm kiếm mỹ nhân giữa Tuyên Quang này, những hoa hậu, á hậu, hoa khôi vừa đoạt giải đã nhanh chóng rời quê hương đến Hà Nội, TP.HCM cả rồi. Họ phải đi để khẳng định mình, tìm kiếm cơ hội cho tương lai. Anh bạn xứ Tuyên ngồi bên tôi nuốt ngụm cà phê đắng, giấu tiếng thở dài. Trong mắt anh ta, hình như có bóng những cánh hoa đang bay đi.
QUỐC VIỆT
TTđTD - Theo Tuoitre - Ảnh internet
Vì sao “gái Tuyên”?
Chiếc xe khách rệu rã lượn cua cùi chỏ liên tục trên con đèo Hoàng Liên Sơn hun hút vực thẳm. Cô bạn đường ngồi ghế cạnh tôi cứ lặng lẽ dõi mắt lo âu qua ô cửa kính. Tình cờ nghe tôi hỏi chuyện về Tuyên Quang với lơ xe, cô buột miệng: “Anh về quê hương em à?”. Lúc này tôi mới có dịp chú ý kỹ cô gái. Có lẽ cô mới ngoài 20 tuổi, gương mặt trái xoan tai tái vì say xe, nhưng nét thanh tú vẫn hiện rõ trong đôi mắt to tròn trong veo và mũi cao như nghịch ngợm với chiếc răng khểnh giữa làn môi mọng đỏ. Cô kể mình là giáo viên Tuyên Quang lên dạy học ở Lai Châu, nghỉ phép đi thăm bạn dưới Sa Pa. Chuyện trò mới được vài câu thì xe đã đến thị trấn mù sương. Cô gái cười chào rồi khuất bóng sau rặng thông. Tôi luyến tiếc chép miệng: “Tiếc thật, chưa kịp hỏi tên cô ấy!”.
Ở thị xã Tuyên Quang, nhà nhiếp ảnh già Hồ Thăng nghe tôi nhắc chuyện này cười khà khà, ngâm nga: “Người đẹp chớp mắt về cõi mộng. Trăm năm ngơ ngẩn khách tình si”. Người nghệ sĩ già tự nhận mình may mắn được chiêm ngưỡng nhan sắc nhiều thế hệ người đẹp Tuyên Quang. Ngoài những người tên tuổi, ông biết cả những mỹ nhân mai danh ẩn tích ở rừng sâu, núi cao. Thời trẻ của ông, một cửa hàng Bảo Khuê bán dao rựa, cuốc xẻng, có tiếng là “máy cắt” vì giá cả đắt đỏ nhưng vẫn đông khách hàng mà đặc biệt là trai trẻ. Họ tìm đến để nhìn ngắm mấy chị em bán hàng. Trong đó xinh nhất là cô út đã làm mê mệt cả trái tim lãng tử Hồ Thăng. Về sau cửa hàng đóng cửa, gia đình Bảo Khuê ly tán, không ai biết các mỹ nhân đã trao thân gửi phận nơi đâu.
Những ngày lang thang đôi bờ sông Lô, tôi bới tung cả kho sử liệu, rồi hầu chuyện các học giả hòng tìm giải đáp vì sao “chè Thái, gái Tuyên”. Nhiều người đồng ý kiến nơi này xưa là thành trì của vua tôi nhà Mạc nên cũng lắm mỹ nhân tụ hội làm thê thiếp. Vương triều sụp đổ, hậu nhân họ đã dần sinh sôi bao thế hệ người đẹp. Thêm nữa, đây là vùng đất trung du - miền núi có sông Lô, hồ Na Hang, núi Bạch Mã, Cham Chu... hội đủ linh khí hiền hòa lẫn hoang dã dữ dội của trời và đất để con người sống khỏe mạnh, yêu đời.
Nhà văn Nguyễn Văn Mạch - nguyên giám đốc Sở Văn hóa thông tin, nguyên tổng biên tập báo Tuyên Quang - cũng đồng tình hai ý kiến trên. Nhưng theo nhà văn, có một nguyên nhân khác lớn hơn thuộc về yếu tố nhân chủng. Ngoài người Kinh, địa phương này còn 21 dân tộc đông người khác như Tày, Dao, Cao Lan, Mông, Thái..., kể cả nhóm người Thủy bí ẩn và ít người nhất Việt Nam.
Đặc điểm sinh sống của các dân tộc ở Tuyên Quang là ít co cụm mà thường phân tán, đan xen nhau. Sự giao thoa lối sống, văn hóa và hôn nhân đa tộc đã sinh ra nhiều người đẹp cho xứ Tuyên Quang. Một chi tiết đặc biệt khác mà nhà văn Nguyễn Văn Mạch tâm đắc cho rằng xứ Tuyên thời kháng chiến chống Pháp vốn là vùng sơ tán của rất nhiều cán bộ, trí thức, kiều nữ Hà Nội. Nhiều người trong họ về sau ở lại lập gia đình với người bản địa. Vì thế, xứ Tuyên không chỉ có người đẹp về nhan sắc mà còn về trí thức.
Ngay hoa hậu, á hậu Vi Thị Lan, Triệu Nguyễn Thu Trang và nhiều người đẹp dự thi “Người đẹp thành Tuyên” 2006 cũng xuất thân từ những gia đình được pha trộn những dòng máu khác nhau như Kinh, Tày, Cao Lan...
Tâm sự mỹ nhân
Hẹn hò mãi, tôi mới hẹn được Dương Thanh Chấn, cựu người mẫu châu Á - Thái Bình Dương đầu tiên của VN gốc Tuyên Quang. Người đẹp ngày nào từng rải gót hồng kiêu sa trên khắp sàn diễn quốc tế, giờ sống khép kín với phố núi quạnh hiu. Sáng mùa thu se lạnh trong quán cà phê Mái Ngói khuất sau thành cổ nhà Mạc rêu phong, Chấn ngồi lặng lẽ bên tách trà nóng. Nàng chỉ mặc bộ váy sậm màu giản dị với chiếc áo khoác mỏng. Ở tuổi 39, nhan sắc nàng không còn rực rỡ như thuở xuân thì nhưng vẫn làm say đắm bao chàng trai.
“Mỹ nhân tự cổ như danh tướng. Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu”. Câu thơ mở đầu buổi trò chuyện. Chấn mỉm cười: “Mình không dám nhận là mỹ nhân, nhưng hình như tâm trạng cũng giống thế thật”. Người đẹp một thuở mở đầu thời rạng danh nhan sắc VN trên sàn diễn quốc tế có tuổi thơ cơ cực trong gia đình đông anh em. Lên 10 tuổi, Chấn mới được đi học. Năm 1993, lúc còn đang học môn bóng chuyền ở Trường ĐH Thể dục thể thao Hà Nội, cô đăng ký dự thi “khỏe, đẹp, thời trang” cũng vì bạn bè khích lệ: “Ai cũng nói chè Bắc Thái, gái Tuyên Quang, sao Chấn không thử?”. Lên sàn thi, Chấn lóng ngóng, thô mộc đúng bản chất cô gái nhà quê vì không được ai hướng dẫn, nhưng sau bất ngờ lại được chọn là một trong ba người đẹp VN sang Mỹ thi người mẫu châu Á - Thái Bình Dương.
Dương Thanh Chấn cho biết có rất nhiều người đẹp Tuyên Quang khác như Mai Huê, Minh Phương, Thu Hà, Tùng Lâm, Thu Hiền, Tô Hương Lan... đã làm rạng danh xứ núi heo hút bằng nhan sắc và tài năng của mình. Người từng là hoa hậu, á hậu, người đang làm phát thanh viên, nhà báo, doanh nhân. Hầu hết đều có điểm chung là đã ít nhiều nổi danh, và vì lý do cuộc sống, công việc, gia đình, không mấy ai trở lại quê hương. Năm 1997, Chấn giã từ sàn diễn sớm để lập gia đình, rồi lặng lẽ trở về xứ Tuyên mở mấy quán xá nho nhỏ. Tỉnh lỵ nhỏ xíu, khách vắng hiu, nhưng cô vẫn vui vì được sống bình dị trên đất quê.
Trong mắt Dương Thanh Chấn, mỹ nhân Tuyên Quang có nhiều thiệt thòi so với người đẹp ở miền xuôi, ít có điều kiện thi thố. “Cũng chừng chục năm rồi, Tuyên Quang mới thi hoa hậu. Một thời gian không dài với đời người, nhưng cũng đủ để trôi qua mấy thời xuân sắc”. Ngay tân hoa hậu Vi Thị Lan cũng không biết có cuộc thi hoa hậu, may bố cô biết, gọi điện cho con gái đang học ở Hà Nội về tham dự. Các cô cứ lóng ngóng trên sàn diễn, còn trang phục sử dụng cả quần áo đi học. Chấn phải lấy kinh nghiệm truyền lại bước đi, dáng đứng và làm “bầu sô” cho các cô về Hà Nội ứng thí.
Chấn khuyên tôi đừng cố công tìm kiếm mỹ nhân giữa Tuyên Quang này, những hoa hậu, á hậu, hoa khôi vừa đoạt giải đã nhanh chóng rời quê hương đến Hà Nội, TP.HCM cả rồi. Họ phải đi để khẳng định mình, tìm kiếm cơ hội cho tương lai. Anh bạn xứ Tuyên ngồi bên tôi nuốt ngụm cà phê đắng, giấu tiếng thở dài. Trong mắt anh ta, hình như có bóng những cánh hoa đang bay đi.
QUỐC VIỆT
TTđTD - Theo Tuoitre - Ảnh internet
No comments:
Post a Comment