TTđTD - Đã sang thế kỷ 21 rồi mà người phụ nữ vẫn còn bị đối xử quá tệ! Có nơi nào trên thế giới này người phụ nữ còn bị đối xử tệ hơn như thế?
Vrindavan, thành phố ở miền Trung Ấn Độ có tới 15.000 góa phụ sinh sống. 4.000 đền thờ nơi đây biến Vrindavan trở thành nơi trú ngụ yên bình giúp những người phụ nữ không may thoát khỏi sự kỳ thị, ghẻ lạnh của những người xung quanh.
Vrindavan, thành phố ở miền Trung Ấn Độ có tới 15.000 góa phụ sinh sống. 4.000 đền thờ nơi đây biến Vrindavan trở thành nơi trú ngụ yên bình giúp những người phụ nữ không may thoát khỏi sự kỳ thị, ghẻ lạnh của những người xung quanh.
Thành phố Vrindavan - Thành phố của những ngôi đền cổ và những góa phụ
Lalita Goswami, năm nay đã ngoài 70, là một trong số 15.000 góa phụ đang sống tại Vrindavan. Bà từng có một người chồng nghiện ngập. Sau vài năm chung sống, chồng bà qua đời, để lại cho Lalita ba đứa con thơ.Sau khi chồng chết, anh của chồng đuổi bà Lalita ra khỏi nhà và giữ lại đứa con gái, bà đành quay về nhà đẻ với hai cậu con trai. Về nhà đẻ, anh trai ruột lại coi bà và hai cháu như gánh nặng còn hàng xóm thì luôn xa lánh Lalita. Để chiều lòng con trai, mẹ đẻ bà cũng đuổi bà cùng hai đứa cháu ra khỏi nhà. Lalita đành tới thành phố Vrindavan ở vùng Trung Ấn - “Thành phố của những góa phụ”. Nhớ lại những ngày tháng khốn khổ đó, Goswami nói rằng: “Là phụ nữ ở đất nước này, thà có một ông chồng tệ còn hơn là trở thành góa phụ.”
Hiện nay, có khoảng 15.000 góa phụ sống ở thành phố Vrindavan, nơi có tới 4.000 ngôi đền cổ. Ban đầu, người ta nghĩ rằng những phụ nữ này chọn thành phố Vrindavan vì nơi đây là thành phố sùng đạo nhưng kỳ thực họ phải tới đây để thoát khỏi những kỳ thị và ghẻ lạnh của những người xung quanh. Sau khi chồng chết, nhà chồng đuổi họ đi vì không muốn phải chia phần thừa kế.Bà Lalita Goswami đã sống cả đời ở thành phố này nhờ vào những bữa cơm từ thiện được cung cấp một lần một ngày và được hỗ trợ 6 đô la tiền tiêu vặt hàng tháng. Giờ đây bà đã ngoài 70 tuổi, sống trong một căn phòng tập thể với 29 phụ nữ khác cùng cảnh ngộ. Tất cả họ đều nghèo khó. Gần đây, Goswami thấy sức khỏe mình ngày càng xấu. “Tôi bao nhiêu tuổi cũng chẳng còn nhớ rõ nữa, 70 hay 80 gì đó, tất cả những gì tôi nhớ được rõ ràng là các con tôi cũng đã lập gia đình và có con cái của chúng rồi.”
Trong những thế kỷ trước, góa phụ ở Ấn Độ thường tự nhảy vào giàn hỏa thiêu xác chồng. Nghi thức đó có tên là sati, nó cho thấy một quan niệm trong xã hội rằng phụ nữ chẳng là gì nếu không còn chồng ở bên – người bảo vệ và chu cấp họ. Tuy tục lệ dã man này đã bị pháp luật cấm nhưng góa phụ vẫn luôn bị coi là hiện thân của điềm gở, sự xuất hiện của họ tại đám cưới hay lễ hội luôn không được mọi người đón chào.Trước đây, góa phụ thường bị coi là nguyên nhân gây ra cái chết của chồng, họ bị mẹ chồng hành hạ, đay nghiến. Cho tới ngày nay, việc một góa phụ tái hôn vẫn bị xã hội miệt thị.Ông Bindeshwar Pathak, chủ tịch hội bảo vệ nhân quyền Sulabh International cho hay: “Góa phụ dễ bị coi thường và miệt thị. Ấn Độ có rất nhiều tập quán lâu đời và những quan niệm truyền thống, trong đó có một số hủ tục và quan niệm lạc hậu rất tàn nhẫn.”
Tháng 8 vừa qua, Tòa án tối cao của Ấn Độ đã đệ trình văn bản yêu cầu chính phủ và các tổ chức nhân quyền cải thiện chất lượng cuộc sống cho phụ nữ ở thành phố Vrindavan sau khi một đài truyền hình địa phương đưa tin về những thi hài không người thân thích bị gói trong bao tải rồi ném xuống sông. Chính quyền thành phố đã hứa sẽ xây thêm nhà ở cho các đối tượng đặc biệt này và nâng cao mức hỗ trợ cho họ.Trong nhịp sống hiện đại, xã hội Ấn Độ cũng bắt đầu có những chuyển mình tích cực. Ngày càng có nhiều góa phụ ở các thành phố lớn tái hôn, đôi khi họ kết hôn với anh chồng hoặc em chồng để nhà chồng có thể yên tâm về khoản tài sản thừa kế không bị chảy ra ngoài.Phụ nữ ở thành phố Vrindavan thường kiếm sống bằng cách cầu kinh ở các đền thờ 5 tiếng một ngày. Họ được trả công bằng một ít tiền lẻ và một bát gạo. Nhưng như trường hợp của bà Goswami, bà đã quá già để có thể làm được việc này.
Ngoài ra, cũng có một số góa phụ sống bằng cách đi ăn xin. Họ có thể kiếm được 5 đô la một ngày từ việc này bởi thành phố Vrindavan có rất đông khách hành hương và khách du lịch tới thăm.Nghề ăn xin dần phổ biến ở đây và có những phụ nữ tuy không phải là góa phụ nhưng cũng tới thành phố này để “hành nghề” và gửi tiền về hỗ trợ cho gia đình.Về phần Goswami, khi đã ở vào chặng cuối của cuộc đời, bà bình thản chia sẻ mình đã từng có ý định tự vẫn khi cuộc sống của một góa phụ quá khó khăn, nhưng cuối cùng nghĩ đến các con, bà lại cố sống. “Tôi nghĩ thà ngày đó tôi nhảy vào giàn hỏa thiêu theo chồng còn hơn. Tôi đã nghĩ tới các con và cố sống để nuôi lớn chúng nhưng khi lớn lên, chúng lại chẳng ngó ngàng gì tới tôi.”Vừa nói bà vừa nhìn quanh căn phòng dành cho các góa phụ được trang trí bằng hình ảnh của những vị thần Hindu: “Cuộc đời của một góa phụ bi đát như vậy đấy”.Bích NgọcTheo LA TimesNguồn: Dân Trí
Thành phố Vrindavan - Thành phố của những ngôi đền cổ và những góa phụ
Lalita Goswami, năm nay đã ngoài 70, là một trong số 15.000 góa phụ đang sống tại Vrindavan. Bà từng có một người chồng nghiện ngập. Sau vài năm chung sống, chồng bà qua đời, để lại cho Lalita ba đứa con thơ.
Sau khi chồng chết, anh của chồng đuổi bà Lalita ra khỏi nhà và giữ lại đứa con gái, bà đành quay về nhà đẻ với hai cậu con trai. Về nhà đẻ, anh trai ruột lại coi bà và hai cháu như gánh nặng còn hàng xóm thì luôn xa lánh Lalita. Để chiều lòng con trai, mẹ đẻ bà cũng đuổi bà cùng hai đứa cháu ra khỏi nhà. Lalita đành tới thành phố Vrindavan ở vùng Trung Ấn - “Thành phố của những góa phụ”. Nhớ lại những ngày tháng khốn khổ đó, Goswami nói rằng: “Là phụ nữ ở đất nước này, thà có một ông chồng tệ còn hơn là trở thành góa phụ.”
Hiện nay, có khoảng 15.000 góa phụ sống ở thành phố Vrindavan, nơi có tới 4.000 ngôi đền cổ. Ban đầu, người ta nghĩ rằng những phụ nữ này chọn thành phố Vrindavan vì nơi đây là thành phố sùng đạo nhưng kỳ thực họ phải tới đây để thoát khỏi những kỳ thị và ghẻ lạnh của những người xung quanh. Sau khi chồng chết, nhà chồng đuổi họ đi vì không muốn phải chia phần thừa kế.
Bà Lalita Goswami đã sống cả đời ở thành phố này nhờ vào những bữa cơm từ thiện được cung cấp một lần một ngày và được hỗ trợ 6 đô la tiền tiêu vặt hàng tháng. Giờ đây bà đã ngoài 70 tuổi, sống trong một căn phòng tập thể với 29 phụ nữ khác cùng cảnh ngộ. Tất cả họ đều nghèo khó. Gần đây, Goswami thấy sức khỏe mình ngày càng xấu. “Tôi bao nhiêu tuổi cũng chẳng còn nhớ rõ nữa, 70 hay 80 gì đó, tất cả những gì tôi nhớ được rõ ràng là các con tôi cũng đã lập gia đình và có con cái của chúng rồi.”
Trong những thế kỷ trước, góa phụ ở Ấn Độ thường tự nhảy vào giàn hỏa thiêu xác chồng. Nghi thức đó có tên là sati, nó cho thấy một quan niệm trong xã hội rằng phụ nữ chẳng là gì nếu không còn chồng ở bên – người bảo vệ và chu cấp họ. Tuy tục lệ dã man này đã bị pháp luật cấm nhưng góa phụ vẫn luôn bị coi là hiện thân của điềm gở, sự xuất hiện của họ tại đám cưới hay lễ hội luôn không được mọi người đón chào.
Trước đây, góa phụ thường bị coi là nguyên nhân gây ra cái chết của chồng, họ bị mẹ chồng hành hạ, đay nghiến. Cho tới ngày nay, việc một góa phụ tái hôn vẫn bị xã hội miệt thị.
Ông Bindeshwar Pathak, chủ tịch hội bảo vệ nhân quyền Sulabh International cho hay: “Góa phụ dễ bị coi thường và miệt thị. Ấn Độ có rất nhiều tập quán lâu đời và những quan niệm truyền thống, trong đó có một số hủ tục và quan niệm lạc hậu rất tàn nhẫn.”
Tháng 8 vừa qua, Tòa án tối cao của Ấn Độ đã đệ trình văn bản yêu cầu chính phủ và các tổ chức nhân quyền cải thiện chất lượng cuộc sống cho phụ nữ ở thành phố Vrindavan sau khi một đài truyền hình địa phương đưa tin về những thi hài không người thân thích bị gói trong bao tải rồi ném xuống sông. Chính quyền thành phố đã hứa sẽ xây thêm nhà ở cho các đối tượng đặc biệt này và nâng cao mức hỗ trợ cho họ.
Trong nhịp sống hiện đại, xã hội Ấn Độ cũng bắt đầu có những chuyển mình tích cực. Ngày càng có nhiều góa phụ ở các thành phố lớn tái hôn, đôi khi họ kết hôn với anh chồng hoặc em chồng để nhà chồng có thể yên tâm về khoản tài sản thừa kế không bị chảy ra ngoài.
Phụ nữ ở thành phố Vrindavan thường kiếm sống bằng cách cầu kinh ở các đền thờ 5 tiếng một ngày. Họ được trả công bằng một ít tiền lẻ và một bát gạo. Nhưng như trường hợp của bà Goswami, bà đã quá già để có thể làm được việc này.
Ngoài ra, cũng có một số góa phụ sống bằng cách đi ăn xin. Họ có thể kiếm được 5 đô la một ngày từ việc này bởi thành phố Vrindavan có rất đông khách hành hương và khách du lịch tới thăm.
Nghề ăn xin dần phổ biến ở đây và có những phụ nữ tuy không phải là góa phụ nhưng cũng tới thành phố này để “hành nghề” và gửi tiền về hỗ trợ cho gia đình.
Về phần Goswami, khi đã ở vào chặng cuối của cuộc đời, bà bình thản chia sẻ mình đã từng có ý định tự vẫn khi cuộc sống của một góa phụ quá khó khăn, nhưng cuối cùng nghĩ đến các con, bà lại cố sống. “Tôi nghĩ thà ngày đó tôi nhảy vào giàn hỏa thiêu theo chồng còn hơn. Tôi đã nghĩ tới các con và cố sống để nuôi lớn chúng nhưng khi lớn lên, chúng lại chẳng ngó ngàng gì tới tôi.”
Vừa nói bà vừa nhìn quanh căn phòng dành cho các góa phụ được trang trí bằng hình ảnh của những vị thần Hindu: “Cuộc đời của một góa phụ bi đát như vậy đấy”.
Bích Ngọc
Theo LA Times
Nguồn: Dân Trí
No comments:
Post a Comment