Lời giới thiệu:
Không hiểu cuốn sách “Người Trung Quốc xấu xí” của Bá Dương được xuất bản cách đây gần hai chục năm có liên quan gì đến sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc hôm nay hay không? Tuy nhiên, hình như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc(!)
Ở hòan cảnh Việt Nam, đã gần một thế kỷ rồi, thế hệ cha ông của chúng ta cũng đã có rất nhiều người dám vạch thẳng những tính xấu, những hủ tục của người Việt mình để biết mà sửa đổi (!) Nhưng mà không thấy có ai chịu nghe??? Để xét cái kết quả (“không khá”) này, cứ việc nhìn vào hiện tình dân tộc Việt ở trong nước lẫn ở hải ngoại; cứ nhìn vào chính bản thân mình và đồng bào chung quanh mình chứ chẳng cần tìm đâu xa! Đến lúc này, thế hệ chúng ta, giữa những thay đổi lớn lao đang và vừa mới xẩy đến cho dân tộc chúng ta, giữa khát vọng phục hưng dân tộc… đây là một cơ hội thật tốt để cùng nhau đọc lại những nhận định mà các vị tiền bối đã viết về nhũng cái xấu xa của người mình và rồi tự đặt câu hỏi cho bản thân và cộng đồng của mình phải làm gì để cho dân tộc mình khá hơn?
“Có lẽ ta đâu mãi thế này …”
(Nguyễn Công Trứ - “Quân tử cố cùng”)
Trần Văn Giang [ghi lại]
1- Chơi bời lãng phí
Trần Chánh Chiếu
(“Lục tỉnh tân văn,” năm 1907)
Theo tục ông bà để lại, hễ mãn một năm thì ăn Tết một lần ấy cũng là phải. Sao tôi thấy hễ tới ngày ấy, ai ai cũng đốt pháo, dựng nêu, treo bùa tứ tung ngũ hoành, đánh đáo đánh quần tới bảy bữa, rồi nào me, nào lú (1), bài cào, xóc đĩa, tổ tôm đủ thứ. Thậm chí có ông ăn Tết rồi thì bán nhà bán cửa, nợ réo trước nợ réo sau. Đã “bần nhược” lại “đãi đọa” (2) vậy thì biết chừng nào mà giàu có như người ta đặng?
(1) Theo Huỳnh Tịnh Của, đánh me là "gây ăn thua trong cuộc chơi tiền,” còn lú là "cuộc con nít dùng tiền mà đánh đố.”
(2) Biếng nhác
2- Ở đâu cũng thấy học đòi làm dáng
Hoa Bằng
(“Hiếu thượng,” Tri tân, năm 1943)
Cái hiếu thượng (1) của số đông người mình đã lộ rõ ở từ ngôn ngữ đến cử chỉ, từ hành vi trong gia đình đến động tác ngoài xã hội. Người ta chơi câu đối? Phần đông không phải vì thích chữ tốt yêu văn hay nhưng vì muốn sĩ diện ở mấy cái lạc khoản (2) có chức tước. Người ta in danh thiếp? Không phải vì cốt thông tính danh tỏ địa chỉ, song hình như chỉ cốt trưng những chức sắc tước trật và phẩm hàm. Người ta đăng cáo phó? Có lẽ ít vì cốt để báo tang, nhưng phần nhiều cốt để lợi dụng cái chết của ông bà cha mẹ mà quảng cáo cái danh phận của con cháu.
Cái bệnh hiếu thượng ấy truyền nhiễm đến cả nữ giới làm cho lắm người cũng mắc lây. Một dạo ở xã hội ta nổi lên cái phong trào “phi cao đẳng bất thành phu phụ.” Vì thế trong cuộc hôn nhân đã xảy ra lắm chuyện buồn cười. Hoặc mượn văn bằng của người khác để đưa nhà gái sát hạch lúc cầu hôn, hoặc giả làm nhà tòng sự (3) suốt mấy tháng để nhà gái nếu có dò la vẫn thấy sớm vác ô đi tối vác về...
(1) thích hướng lên trên, tức hiếu danh...
(2) tự đề tên họ chức tước ở một góc câu đối.
(3) làm công chức.
3- Học vấn một đằng, công nghệ một nẻo
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Tính người mình không biết quý trọng công nghệ, người làm nghề tựa hồ như bất đắc dĩ không học được làm quan chẳng lẽ ngồi khoanh tay chịu chết mới phải xoay ra làm nghề thôi. Mà làm nghề thì không cần gì tinh xảo chỉ cốt bán rẻ tiền được nhiều người mua là hơn. Công nghệ suy nhược lại còn là vì người có học thức không chịu làm, người chịu làm thì lại là người không có học thức, chẳng qua chỉ theo lối cũ nghìn năm xưa chớ không nghĩ được cách thức nào mới.
Ít năm nay, có trường bách công dạy dỗ, có lắm lời tân học cổ động thì cũng đã tỉnh ngộ ra ít nhiều và cũng đã có người sinh được nghề khéo, học được nghề mới tranh được lợi buôn bán. Song cái tính khinh đường công nghệ thì vẫn chưa bỏ được. Có người nhờ công nghệ mà nên giàu có song vẫn tự coi mình là đê tiện, phải mượn cái phẩm ông Hàn ông Bá mới là vẻ vang.
4- Khéo tay mà trí không khôn
Phạm Quỳnh
(“Pháp du hành trình nhật ký,” năm 1922)
Xét ra ở nước Nam ta mới có các nghề mỹ nghệ là thịnh, phàm nghề khéo toàn là các nghề trang sức cả, còn mỹ thuật thì chưa có gì sánh được với các nước, nhưng ngay trong mỹ nghệ cũng chưa có kỷ luật, chưa có thể thống gì, chưa phân rõ các kiểu cách, các thời đại, các lề lối, các phương pháp, thợ thuyền phần nhiều là những người vô học, phi quen tay phóng lại lối cũ, thời bắt chước chép của người ngoài, thành ra tay có khéo mà trí không khôn, không biết biến báo mà vẫn giữ được tinh thần cốt cách cũ , tồn cổ mà khéo ứng dụng về đường sinh hoạt mời, nói tóm lại là không có trí sáng khởi (1) khôn ngoan, gây ra trong mỗi nghề một cái thể thức trang nghiêm mà đặc biệt. Cho nên các nhà nghề ta không thể bằng cả ở cái tay khéo được, cũng phải tập cho có cái trí khôn nữa.
Nay muốn gây lấy cái trí khôn ngoan trong mỹ nghệ, khiến cho có tinh thần có thể thức, thời không gì bằng lập ra một nhà bảo tàng mỹ nghệ, sưu tập lấy những đồ đẹp trong nước, chia ra từng thời đại, bày cho có thống hệ (2), để cho những nhà nghề đến đấy mà xem, mà học cho biết nghề mình duyên cách (3) thế nào, thể cách làm sao, rồi hoặc trông đấy mà giữ lấy cái cốt cách tinh thần cũ, hoặc nhân đấy mà biển đổi dần
(1) bắt đầu dựng lên, ngày nay hay viết là “sáng tạo.”
(2) quan hệ của những cái liên tiếp. Cũng nghĩa như hệ thống.
(3) duyên (có khi đọc diên) ở đây lá thủ cựu, cách là đổi mới. Duyên cách: Tình hình trong một khu vực nào đó cái cũ thế nào, cái mới ra sao.
5- Thiếu tinh thần cầu học
Nguyễn Văn Tố
(theo Lê Thanh, “Cuộc phỏng vấn các nhà văn,” năm 1943)
Phải nhận rằng người mình không ham học mấy. Thí dụ như người đỗ bằng tốt nghiệp, có công ăn việc làm thì thôi, không chịu học thêm. Tôi cho thế là nhầm lắm. Người ta dạy cho bấy nhiêu là để cho mình tạm đủ sức mà học lấy, khi ở trường ra mắt là chỗ khởi hành, mình lại tưởng đến nơi rồi. Nếu tôi được phép, tôi sẽ khuyên anh em thanh niên học rõ nhiều, vừa đọc văn Tây, vừa học lại tiếng ta, vì phần đông người ta mà viết văn ta còn sai nhiều.
6- Mô phỏng đã thành thói quen
Hoa Bằng
(“Phải có cái gì để làm đặc tính của người mình chứ.” Tri tân, năm 1941)
Hết thảy mọi phương diện, chẳng hạn, từ văn học tới nghệ thuật - chúng ta đều ăn của người, nhưng đã biết hóa để làm của riêng của mình chưa?
Bình tĩnh mà xét, từ hình thức đến tinh thần ta nay cũng có một đôi phần tiến. Nhưng cái óc mô phỏng hay còn rõ sờ sờ trung hết thảy mọi mặt.
"Chúng ta phải làm con cháu của cổ nhân chứ không nên làm nô lệ của cổ nhân.” Đối với cổ nhân ta nay còn phải dè dặt thay, huống chi đối với gió bốn phương, há lại nên bạ chiều nào che chiều ấy?!
7- Kiếp người bấp bênh văn chương sầu não
Nguyễn Văn Huyên
(“Văn minh Việt Nam,” năm 1944)
Sự đơn điệu tẻ nhạt của cảnh sắc thiên nhiên, tính chất chu kỳ của thiên tai, sự cách biệt của các nhóm người, sự phân chia nam nữ, nền giáo dục khắc nghiệt và khô khan khiển người Việt thiên về u buồn và sầu não.
Cá nhân bị giam hãm một cách chặt chẽ và giả tạo trong những khuôn khổ cứng ngắc như gia đình và làng mạc đến nỗi họ không quan niệm nổi họ có khả năng hành động một mình. Vì thế khi môi trường chung quanh không còn giữ họ lại bằng những mối ràng buộc thông thường mà lễ giáo quy định, người ta dễ đắm mình vào những bài hát buồn bã u sầu, khiến mọi nỗ lực trí tuệ tiêu tán.
Nền văn hóa vốn thấm nhuần lòng từ bi Phật giáo cũng góp thêm phần dồn nén các dục vọng cá nhân. Rồi quan niệm siêu hình của đạo Lão khiển nhiều tác giả thiên về một cái nhìn bi quan sâu sắc và một sự mỉa mai chua chát. Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Thu dạ lữ hoài ngâm cũng như các tác phẩm của Trần Tế Xương, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khắc Hiếu… chỉ là những tiếng vọng của nỗi đau nhân loại. Trong nhiều tác phẩm khác, ta luôn luôn thấy cùng những đề tài giống nhau về nỗi đau khổ, ước mong và hối tiếc, phản ảnh tất cả sự dồn nén tinh thần của cá nhân, hoặc gần như vậy, sự sợ hãi muôn thuở của một kiếp người bấp bênh, một cuộc sống chật hẹp.
8- Một nền nghệ thuật thiếu tư tưởng
Hoài Thanh
(“Có một nền văn hóa Việt Nam,” năm 1946)
Trong lịch sử ta biết bao thế hệ nhà nho kế tiếp nhau mài miệt trong sách vở của thánh hiền mà nào có sáng tác được gì đâu.
Ta không có một nền quốc học nếu quốc học là học thuật riêng của nước. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử ta cơ hồ không có sáng tác gì về học thuật. Ấy cũng vì ta kém óc trừu tượng khái quát, điều kiện căn bản để phát minh về tư tưởng.
Người phương Tây rất ngạc nhiên thấy ta hôm qua chỉ biết có Tứ thư Ngũ kinh mà hôm nay bỗng tin theo những thuyết rất mới mẻ, rất cấp tiến của khoa học hiện kim. Họ không biết rằng học thuật tư tưởng không phải là những căn bản tinh thần của dân tộc ta. Tư tưởng nào có lợi cho đời sống của dân tộc thì ta theo, nhưng một khi tình thế đổi thay, tư tưởng ấy trở nên có hại cho đời sống chung, ta sẽ trút bỏ dễ dàng không tiếc hối.
9- Đằng sau thói quen đẽo gọt là sự nhu nhược
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Văn chương gọt từng tiếng khác nào như người gọt củ thủy tiên, cái lá này bắt cho quăn, cài giò kia hãm cho thấp trông thì hoa nở đều nhau đẹp đẽ nhưng động vào đã gãy, để chưa mấy ngày đã úa. Cốt lấy cái khéo nhỏ nhặt làm mất đi cái khí mạnh, gọi là "nhu nhược chi văn chương!"
10- Xu thế trang sức quá nặng
Đào Duy Anh
(“Việt Nam văn hóa sử cương,” năm 1938)
Nghệ thuật Việt Nam thường bị bó buộc trong lề lối cổ. Phải tôn trọng những phép tắc xưa, cho nên nhà nghệ tài giỏi mấy cũng chỉ phỏng lại những hình thức có sẵn cho khéo, chứ không được theo tự ý mà sáng kiến những cách thức mới.
Nhà nghệ thuật Việt Nam không phải là người biểu diễn ý chí tâm tình của mình, cũng không phải người quan sát và biểu hiện tự nhiên mà chỉ là người giỗi bắt chước những kiểu mẫu sẵn. Có muốn hơn người thì họ chỉ cốt ra tay cho khéo cốt làm cho thật tỉ mỉ, thật tinh tế, thật dụng công, chỉ cốt xếp đặt các bộ phận cho xinh xắn lộng lẫy.
Tính chất đặc biệt của nghệ thuật Việt Nam là tính trang sức. Nó thiếu hẳn hoạt khí, vì cách biển hóa tuy lưu động mà ở trong phạm vi hình thức, cách phối hợp tuy phiền phức mà ở trong phạm vi thái độ chế kiểu.
11- Lối tính toán thiển cận
Lương Dũ Thúc
(“Nông cổ mím đàm,” năm 1901)
Cách đại thương (1) là có gan làm giàu. Coi người ta phí (2) là bao nhiêu tiền bạc mà không sợ mất, là vì người ta tiên liệu đại lợi, kể chi sự phí. Chớ như người bổn quốc ta, muốn cho thấy trước mắt có lợi mới chịu làm. Nếu đem đại thương mà sánh với bán hàng bông (3) thì bán hàng bông ắt thấy lợi trước mắt, hễ mua sớm mai thì chiều thấy lợi, còn mua chiều sáng thấy, chớ như đại thương thì ít nữa là năm năm còn nhiều hơn là mười năm mới thấy lợi. Song so lợi dễ thấy thì là lợi ít, cái lợi mà lâu thấy thì thật lớn lắm.
Người nước nào đều có ngay gian xấu tốt, họ không phải là tiên phật chi hơn mình, song họ làm rồi thì quen, còn người mình không làm, nên cứ nghi hoặc hoài mà thôi.
(1) buôn bán lớn.
(2) bỏ tiền của ra sử dụng.
(3) bán hoa quả bông trái.
12- Mê tín gây nhiều lãng phí
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Lễ kỳ (1) an chủ ý là trừ khử ma quỷ cho dân xã bình an. Ta lại tin theo Phật thuyết (2), bày ra vàng mã, nào mũ Ngọc Hoàng, nào tượng Minh Vương, nào âm quan quỷ tốt, chiến khí binh tiền được việc cũng cam, nhưng nào có được việc gì đâu, rút lại chỉ tại ta tin nhảm.
(1) kỳ đây là cầu.
(2) theo tôi (Trần Văn Giang) Cụ Phan Kế Bính không đọc kỹ Phật thuyết (!) nên hiểu lầm Phật gíao về vấn đề đốt vàng mã, mũ Ngọc Hoàng etc... Đốt vàng mã không phải là sản phẩm của Phật gíáo mà là sản phẩm của mấy ông nhà Nho Trung Hoa truyền sang Việt Nam dướí thời Việt Nam bị đô hộ. Một số các thầy "cúng," những người nầy không phải là các Sư Tăng đạo Phật, vẫn còn dùng cái hủ tục mê tín dị đoan này vì nhiều người Việt nẫn còn tin!
13- Không ai chuyên nhất việc gì
Tân Việt (*)
(“Mỗi người một việc” - Đông Pháp thời báo, năm 1928)
Các nước phú cường, người nào làm việc gì. Nhà khoa học lo cả đời phát minh, người làm giàu thì cứ việc làm giàu. Còn nước ta thì không thế. Một người làm năm bảy việc, trong khi làm bầu gánh hát bộ, lại có xuất bản một cuốn tiểu thuyết ái tình, lại có mở một cửa hàng tạp hóa, ít lúc chi đó lại vọt xuống tàu sang Pháp làm chính trị.
Người ngoại quốc thấy vậy, cho rằng chúng ta có lòng ham hố quá, hoặc cho rằng không có đức chuyên nhất, không có tính nhẫn nại.
(*) Một bút danh mà Diệp Văn Kỳ và Phan Khôi ký chung trên Đông Pháp thời báo 1928 (theo Lại Nguyên Ân). Nghe giọng thì người viết ở đây có lẽ là Diệp Văn Kỳ(?)
14- Dễ dãi trong tiếp nhận nên hỏng việc
Phạm Quỳnh
(“Giải nghĩa đồng hóa,” Nam Phong, năm 1931)
Người An Nam vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa (1), dễ am hiểu, dễ thu nạp lấy những cái khác lạ với mình, dễ đem những điều hay điều dở của người mà hóa (2) làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chỉ là cái khóe tinh (3), biết xem xét và bắt chước của người, chỉ phảng phất ở bề ngoài chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để (4) chỗ tinh túy.
Tỷ như thợ An Nam thì phóng chép tài lắm, những hình dáng kỳ đến đâu, những kiểu cách lạ đến đâu, họ cũng bắt chước được như hệt cả.
Học trò ta học rất mau, nhớ cũng rất mau, nhưng chưa chắc đã hiểu thấu đã hóa được những cái người ta dạy mình.
Một người trí não khô cạn hay là vì không được tiêm nhiễm những cái tinh hoa của nòi giống mà thành ra khó cạn đi - một người như thế không thể không thể nào hiểu thấu được cái tinh thần của Tây phương. Có đồng hóa chỉ đồng hóa được cái bề ngoài, chỉ bắt chước được cái hình thức.
Cái cách đồng hóa dễ dàng thô thiển đó thiết tưởng không phải là cái tính tốt, mà có thể cho là cái tính xấu được. Chưa chắc cái học tiếp thu được dễ dàng như vậy đã làm cho óc được khôn ra, người được chín ra chút nào.
Đồng hóa một cách cấp tốc, một cách vô độ há chẳng phải là hại hơn lợi?
(1) tiếp nhận.
(2) biến cải
(3) ngón nghề, mánh lới.
(4) gốc rễ, cơ bản.
15- Quá tin ở những điều viển vông
Phan Bội Châu
(“Cao đẳng quốc dân,” năm 1928)
Mê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bầy định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành, núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu, vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo, vì che mưa gió mới có nhà mà bảo rằng có ông thần nhà, cho đến thần cửa thần đường, thần cầu tài, thần cầu tử, trăm việc gì cũng trông mong vào thần, kết quả thần chẳng thấy đâu, chỉ thấy những cửa nát nhà tan, của mòn người hết, tin thần bao nhiêu thì tai họa bấy nhiêu...
16- Tầm thường hóa những giáo lý sâu xa
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Phật giáo là một tôn giáo riêng, cũng có lý tưởng. Mà lời thiện ác báo ứng cũng đủ khuyên răn người. Nhưng hiềm ta không cứu (1) đến nguyên lý mà chỉ tin những lời trần hủ (2), sùng tín cái vỏ xác ngoài còn cái lý cao xa của người ta, không mấy người nghĩ đến. Đã không ích gì, mà làm hại của cải cũng chỉ bởi lòng tin sai vậy.
(1) xét đoán, tra hỏi.
(2) cũ kỹ, không hợp thời.
17- Vớ được sách nào theo sách ấy
Nguyễn Văn Vĩnh
(“Hương Sơn hành trình,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Có kẻ sáng ngày ra vào phủ thờ bà cô, ông mãnh nào, chiều lại vào làm tôi con ông Trần Hưng Đạo là thần hay trị những tà ma, những ông hoàng bà chúa. Đến sáng hôm sau cũng người ấy có thể chay lòng thực dạ mà nghe giảng những lời đạo đức của ông Khổng, ông này không có dạy phải tin thờ ông thần ông thánh nào cả hoặc là đi lễ Phật là một đạo trái hẳn với mọi ma thiêng thần dữ.
Nói rút lại, thì người An Nam ta tin bậy hình như theo lý tưởng này: Dẫu không có mà tin cũng chẳng hề chi, ngộ có mà không tin, có lẽ hại đến mình. Cho nên cứ tin liều đi.
Người ta theo lý tưởng ấy cho nên sinh ra những đạo không có tôn chỉ, quy tắc pháp ở trong tay mấy anh sư mô, thầy cúng, ngày nay làm theo sách này, ngày mai bịa ra sách khác, có ngược nhau cũng chẳng ai bảo sao. Mà người tin, người tộc trưởng, người làm lễ tang lễ hỷ, cũng cứ tùy bện mà theo, vớ được sách nào theo sách ấy, tùy cách lịch sự tùy gia tư (1) mà theo lễ này hay lễ kia, chứ không theo tôn chỉ nào cả.
Còn như sự đi chùa Hương và các chùa chiền khác, nhiều người cho như một cái tật của các cụ già và của người đàn bà. Cũng có kẻ bảo là việc hay, cũng có người cho là việc dở. Hay là vì các bà các cô đi lễ bái như thể nó cũng thêm được cái dáng đạo đức, cái nếp nhà ra một chút. Dở là vì các bà ganh nhau tốn kém và mấy ông sư ông vả lại cũng chưa quên hẳn sự đời.
(1) của cải, tài sản trong gia đình.
18- Đời sống tôn giáo hời hợt
Nguyễn Văn Huyên
(“Hương Sơn hành trình,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Mặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm. Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách. Không có sự giáo dục tôn giáo cụ thể, cũng như không có sự tuyên truyền tôn giáo có tổ chức.
Mọi người chỉ cầu tới tôn giáo do nhu cầu vật chất. Ở một số trường hợp, người ta tìm kiếm một kết quả trước mắt như khỏi bệnh, có con, có tiền tài. Người ta cũng cầu thần để cho đời sống một người đã khuất ở thế giới bên kia được dễ dàng, để thi đỗ, để nhanh chóng trong một việc, để đi xa một chuyển được bình yên... Thường thường trong ý thức dân gian, tôn giáo được quy lại chỉ còn là một lô thực hành thờ cúng đã trở thành bắt buộc. Lễ nghi là tất cả, nó đôi khi bao gồm những nghi thức rắc rối hoặc núp dưới một hình thức long trọng có tính cách bề ngoài.
Nguồn: http://ttntt.free.fr/
Đọc thêm:Mười tật xấu của người Việt
Không hiểu cuốn sách “Người Trung Quốc xấu xí” của Bá Dương được xuất bản cách đây gần hai chục năm có liên quan gì đến sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc hôm nay hay không? Tuy nhiên, hình như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc(!)
Ở hòan cảnh Việt Nam, đã gần một thế kỷ rồi, thế hệ cha ông của chúng ta cũng đã có rất nhiều người dám vạch thẳng những tính xấu, những hủ tục của người Việt mình để biết mà sửa đổi (!) Nhưng mà không thấy có ai chịu nghe??? Để xét cái kết quả (“không khá”) này, cứ việc nhìn vào hiện tình dân tộc Việt ở trong nước lẫn ở hải ngoại; cứ nhìn vào chính bản thân mình và đồng bào chung quanh mình chứ chẳng cần tìm đâu xa! Đến lúc này, thế hệ chúng ta, giữa những thay đổi lớn lao đang và vừa mới xẩy đến cho dân tộc chúng ta, giữa khát vọng phục hưng dân tộc… đây là một cơ hội thật tốt để cùng nhau đọc lại những nhận định mà các vị tiền bối đã viết về nhũng cái xấu xa của người mình và rồi tự đặt câu hỏi cho bản thân và cộng đồng của mình phải làm gì để cho dân tộc mình khá hơn?
“Có lẽ ta đâu mãi thế này …”
(Nguyễn Công Trứ - “Quân tử cố cùng”)
Trần Văn Giang [ghi lại]
1- Chơi bời lãng phí
Trần Chánh Chiếu
(“Lục tỉnh tân văn,” năm 1907)
Theo tục ông bà để lại, hễ mãn một năm thì ăn Tết một lần ấy cũng là phải. Sao tôi thấy hễ tới ngày ấy, ai ai cũng đốt pháo, dựng nêu, treo bùa tứ tung ngũ hoành, đánh đáo đánh quần tới bảy bữa, rồi nào me, nào lú (1), bài cào, xóc đĩa, tổ tôm đủ thứ. Thậm chí có ông ăn Tết rồi thì bán nhà bán cửa, nợ réo trước nợ réo sau. Đã “bần nhược” lại “đãi đọa” (2) vậy thì biết chừng nào mà giàu có như người ta đặng?
(1) Theo Huỳnh Tịnh Của, đánh me là "gây ăn thua trong cuộc chơi tiền,” còn lú là "cuộc con nít dùng tiền mà đánh đố.”
(2) Biếng nhác
2- Ở đâu cũng thấy học đòi làm dáng
Hoa Bằng
(“Hiếu thượng,” Tri tân, năm 1943)
Cái hiếu thượng (1) của số đông người mình đã lộ rõ ở từ ngôn ngữ đến cử chỉ, từ hành vi trong gia đình đến động tác ngoài xã hội. Người ta chơi câu đối? Phần đông không phải vì thích chữ tốt yêu văn hay nhưng vì muốn sĩ diện ở mấy cái lạc khoản (2) có chức tước. Người ta in danh thiếp? Không phải vì cốt thông tính danh tỏ địa chỉ, song hình như chỉ cốt trưng những chức sắc tước trật và phẩm hàm. Người ta đăng cáo phó? Có lẽ ít vì cốt để báo tang, nhưng phần nhiều cốt để lợi dụng cái chết của ông bà cha mẹ mà quảng cáo cái danh phận của con cháu.
Cái bệnh hiếu thượng ấy truyền nhiễm đến cả nữ giới làm cho lắm người cũng mắc lây. Một dạo ở xã hội ta nổi lên cái phong trào “phi cao đẳng bất thành phu phụ.” Vì thế trong cuộc hôn nhân đã xảy ra lắm chuyện buồn cười. Hoặc mượn văn bằng của người khác để đưa nhà gái sát hạch lúc cầu hôn, hoặc giả làm nhà tòng sự (3) suốt mấy tháng để nhà gái nếu có dò la vẫn thấy sớm vác ô đi tối vác về...
(1) thích hướng lên trên, tức hiếu danh...
(2) tự đề tên họ chức tước ở một góc câu đối.
(3) làm công chức.
3- Học vấn một đằng, công nghệ một nẻo
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Tính người mình không biết quý trọng công nghệ, người làm nghề tựa hồ như bất đắc dĩ không học được làm quan chẳng lẽ ngồi khoanh tay chịu chết mới phải xoay ra làm nghề thôi. Mà làm nghề thì không cần gì tinh xảo chỉ cốt bán rẻ tiền được nhiều người mua là hơn. Công nghệ suy nhược lại còn là vì người có học thức không chịu làm, người chịu làm thì lại là người không có học thức, chẳng qua chỉ theo lối cũ nghìn năm xưa chớ không nghĩ được cách thức nào mới.
Ít năm nay, có trường bách công dạy dỗ, có lắm lời tân học cổ động thì cũng đã tỉnh ngộ ra ít nhiều và cũng đã có người sinh được nghề khéo, học được nghề mới tranh được lợi buôn bán. Song cái tính khinh đường công nghệ thì vẫn chưa bỏ được. Có người nhờ công nghệ mà nên giàu có song vẫn tự coi mình là đê tiện, phải mượn cái phẩm ông Hàn ông Bá mới là vẻ vang.
4- Khéo tay mà trí không khôn
Phạm Quỳnh
(“Pháp du hành trình nhật ký,” năm 1922)
Xét ra ở nước Nam ta mới có các nghề mỹ nghệ là thịnh, phàm nghề khéo toàn là các nghề trang sức cả, còn mỹ thuật thì chưa có gì sánh được với các nước, nhưng ngay trong mỹ nghệ cũng chưa có kỷ luật, chưa có thể thống gì, chưa phân rõ các kiểu cách, các thời đại, các lề lối, các phương pháp, thợ thuyền phần nhiều là những người vô học, phi quen tay phóng lại lối cũ, thời bắt chước chép của người ngoài, thành ra tay có khéo mà trí không khôn, không biết biến báo mà vẫn giữ được tinh thần cốt cách cũ , tồn cổ mà khéo ứng dụng về đường sinh hoạt mời, nói tóm lại là không có trí sáng khởi (1) khôn ngoan, gây ra trong mỗi nghề một cái thể thức trang nghiêm mà đặc biệt. Cho nên các nhà nghề ta không thể bằng cả ở cái tay khéo được, cũng phải tập cho có cái trí khôn nữa.
Nay muốn gây lấy cái trí khôn ngoan trong mỹ nghệ, khiến cho có tinh thần có thể thức, thời không gì bằng lập ra một nhà bảo tàng mỹ nghệ, sưu tập lấy những đồ đẹp trong nước, chia ra từng thời đại, bày cho có thống hệ (2), để cho những nhà nghề đến đấy mà xem, mà học cho biết nghề mình duyên cách (3) thế nào, thể cách làm sao, rồi hoặc trông đấy mà giữ lấy cái cốt cách tinh thần cũ, hoặc nhân đấy mà biển đổi dần
(1) bắt đầu dựng lên, ngày nay hay viết là “sáng tạo.”
(2) quan hệ của những cái liên tiếp. Cũng nghĩa như hệ thống.
(3) duyên (có khi đọc diên) ở đây lá thủ cựu, cách là đổi mới. Duyên cách: Tình hình trong một khu vực nào đó cái cũ thế nào, cái mới ra sao.
5- Thiếu tinh thần cầu học
Nguyễn Văn Tố
(theo Lê Thanh, “Cuộc phỏng vấn các nhà văn,” năm 1943)
Phải nhận rằng người mình không ham học mấy. Thí dụ như người đỗ bằng tốt nghiệp, có công ăn việc làm thì thôi, không chịu học thêm. Tôi cho thế là nhầm lắm. Người ta dạy cho bấy nhiêu là để cho mình tạm đủ sức mà học lấy, khi ở trường ra mắt là chỗ khởi hành, mình lại tưởng đến nơi rồi. Nếu tôi được phép, tôi sẽ khuyên anh em thanh niên học rõ nhiều, vừa đọc văn Tây, vừa học lại tiếng ta, vì phần đông người ta mà viết văn ta còn sai nhiều.
6- Mô phỏng đã thành thói quen
Hoa Bằng
(“Phải có cái gì để làm đặc tính của người mình chứ.” Tri tân, năm 1941)
Hết thảy mọi phương diện, chẳng hạn, từ văn học tới nghệ thuật - chúng ta đều ăn của người, nhưng đã biết hóa để làm của riêng của mình chưa?
Bình tĩnh mà xét, từ hình thức đến tinh thần ta nay cũng có một đôi phần tiến. Nhưng cái óc mô phỏng hay còn rõ sờ sờ trung hết thảy mọi mặt.
"Chúng ta phải làm con cháu của cổ nhân chứ không nên làm nô lệ của cổ nhân.” Đối với cổ nhân ta nay còn phải dè dặt thay, huống chi đối với gió bốn phương, há lại nên bạ chiều nào che chiều ấy?!
7- Kiếp người bấp bênh văn chương sầu não
Nguyễn Văn Huyên
(“Văn minh Việt Nam,” năm 1944)
Sự đơn điệu tẻ nhạt của cảnh sắc thiên nhiên, tính chất chu kỳ của thiên tai, sự cách biệt của các nhóm người, sự phân chia nam nữ, nền giáo dục khắc nghiệt và khô khan khiển người Việt thiên về u buồn và sầu não.
Cá nhân bị giam hãm một cách chặt chẽ và giả tạo trong những khuôn khổ cứng ngắc như gia đình và làng mạc đến nỗi họ không quan niệm nổi họ có khả năng hành động một mình. Vì thế khi môi trường chung quanh không còn giữ họ lại bằng những mối ràng buộc thông thường mà lễ giáo quy định, người ta dễ đắm mình vào những bài hát buồn bã u sầu, khiến mọi nỗ lực trí tuệ tiêu tán.
Nền văn hóa vốn thấm nhuần lòng từ bi Phật giáo cũng góp thêm phần dồn nén các dục vọng cá nhân. Rồi quan niệm siêu hình của đạo Lão khiển nhiều tác giả thiên về một cái nhìn bi quan sâu sắc và một sự mỉa mai chua chát. Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Thu dạ lữ hoài ngâm cũng như các tác phẩm của Trần Tế Xương, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khắc Hiếu… chỉ là những tiếng vọng của nỗi đau nhân loại. Trong nhiều tác phẩm khác, ta luôn luôn thấy cùng những đề tài giống nhau về nỗi đau khổ, ước mong và hối tiếc, phản ảnh tất cả sự dồn nén tinh thần của cá nhân, hoặc gần như vậy, sự sợ hãi muôn thuở của một kiếp người bấp bênh, một cuộc sống chật hẹp.
8- Một nền nghệ thuật thiếu tư tưởng
Hoài Thanh
(“Có một nền văn hóa Việt Nam,” năm 1946)
Trong lịch sử ta biết bao thế hệ nhà nho kế tiếp nhau mài miệt trong sách vở của thánh hiền mà nào có sáng tác được gì đâu.
Ta không có một nền quốc học nếu quốc học là học thuật riêng của nước. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử ta cơ hồ không có sáng tác gì về học thuật. Ấy cũng vì ta kém óc trừu tượng khái quát, điều kiện căn bản để phát minh về tư tưởng.
Người phương Tây rất ngạc nhiên thấy ta hôm qua chỉ biết có Tứ thư Ngũ kinh mà hôm nay bỗng tin theo những thuyết rất mới mẻ, rất cấp tiến của khoa học hiện kim. Họ không biết rằng học thuật tư tưởng không phải là những căn bản tinh thần của dân tộc ta. Tư tưởng nào có lợi cho đời sống của dân tộc thì ta theo, nhưng một khi tình thế đổi thay, tư tưởng ấy trở nên có hại cho đời sống chung, ta sẽ trút bỏ dễ dàng không tiếc hối.
9- Đằng sau thói quen đẽo gọt là sự nhu nhược
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Văn chương gọt từng tiếng khác nào như người gọt củ thủy tiên, cái lá này bắt cho quăn, cài giò kia hãm cho thấp trông thì hoa nở đều nhau đẹp đẽ nhưng động vào đã gãy, để chưa mấy ngày đã úa. Cốt lấy cái khéo nhỏ nhặt làm mất đi cái khí mạnh, gọi là "nhu nhược chi văn chương!"
10- Xu thế trang sức quá nặng
Đào Duy Anh
(“Việt Nam văn hóa sử cương,” năm 1938)
Nghệ thuật Việt Nam thường bị bó buộc trong lề lối cổ. Phải tôn trọng những phép tắc xưa, cho nên nhà nghệ tài giỏi mấy cũng chỉ phỏng lại những hình thức có sẵn cho khéo, chứ không được theo tự ý mà sáng kiến những cách thức mới.
Nhà nghệ thuật Việt Nam không phải là người biểu diễn ý chí tâm tình của mình, cũng không phải người quan sát và biểu hiện tự nhiên mà chỉ là người giỗi bắt chước những kiểu mẫu sẵn. Có muốn hơn người thì họ chỉ cốt ra tay cho khéo cốt làm cho thật tỉ mỉ, thật tinh tế, thật dụng công, chỉ cốt xếp đặt các bộ phận cho xinh xắn lộng lẫy.
Tính chất đặc biệt của nghệ thuật Việt Nam là tính trang sức. Nó thiếu hẳn hoạt khí, vì cách biển hóa tuy lưu động mà ở trong phạm vi hình thức, cách phối hợp tuy phiền phức mà ở trong phạm vi thái độ chế kiểu.
11- Lối tính toán thiển cận
Lương Dũ Thúc
(“Nông cổ mím đàm,” năm 1901)
Cách đại thương (1) là có gan làm giàu. Coi người ta phí (2) là bao nhiêu tiền bạc mà không sợ mất, là vì người ta tiên liệu đại lợi, kể chi sự phí. Chớ như người bổn quốc ta, muốn cho thấy trước mắt có lợi mới chịu làm. Nếu đem đại thương mà sánh với bán hàng bông (3) thì bán hàng bông ắt thấy lợi trước mắt, hễ mua sớm mai thì chiều thấy lợi, còn mua chiều sáng thấy, chớ như đại thương thì ít nữa là năm năm còn nhiều hơn là mười năm mới thấy lợi. Song so lợi dễ thấy thì là lợi ít, cái lợi mà lâu thấy thì thật lớn lắm.
Người nước nào đều có ngay gian xấu tốt, họ không phải là tiên phật chi hơn mình, song họ làm rồi thì quen, còn người mình không làm, nên cứ nghi hoặc hoài mà thôi.
(1) buôn bán lớn.
(2) bỏ tiền của ra sử dụng.
(3) bán hoa quả bông trái.
12- Mê tín gây nhiều lãng phí
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Lễ kỳ (1) an chủ ý là trừ khử ma quỷ cho dân xã bình an. Ta lại tin theo Phật thuyết (2), bày ra vàng mã, nào mũ Ngọc Hoàng, nào tượng Minh Vương, nào âm quan quỷ tốt, chiến khí binh tiền được việc cũng cam, nhưng nào có được việc gì đâu, rút lại chỉ tại ta tin nhảm.
(1) kỳ đây là cầu.
(2) theo tôi (Trần Văn Giang) Cụ Phan Kế Bính không đọc kỹ Phật thuyết (!) nên hiểu lầm Phật gíao về vấn đề đốt vàng mã, mũ Ngọc Hoàng etc... Đốt vàng mã không phải là sản phẩm của Phật gíáo mà là sản phẩm của mấy ông nhà Nho Trung Hoa truyền sang Việt Nam dướí thời Việt Nam bị đô hộ. Một số các thầy "cúng," những người nầy không phải là các Sư Tăng đạo Phật, vẫn còn dùng cái hủ tục mê tín dị đoan này vì nhiều người Việt nẫn còn tin!
13- Không ai chuyên nhất việc gì
Tân Việt (*)
(“Mỗi người một việc” - Đông Pháp thời báo, năm 1928)
Các nước phú cường, người nào làm việc gì. Nhà khoa học lo cả đời phát minh, người làm giàu thì cứ việc làm giàu. Còn nước ta thì không thế. Một người làm năm bảy việc, trong khi làm bầu gánh hát bộ, lại có xuất bản một cuốn tiểu thuyết ái tình, lại có mở một cửa hàng tạp hóa, ít lúc chi đó lại vọt xuống tàu sang Pháp làm chính trị.
Người ngoại quốc thấy vậy, cho rằng chúng ta có lòng ham hố quá, hoặc cho rằng không có đức chuyên nhất, không có tính nhẫn nại.
(*) Một bút danh mà Diệp Văn Kỳ và Phan Khôi ký chung trên Đông Pháp thời báo 1928 (theo Lại Nguyên Ân). Nghe giọng thì người viết ở đây có lẽ là Diệp Văn Kỳ(?)
14- Dễ dãi trong tiếp nhận nên hỏng việc
Phạm Quỳnh
(“Giải nghĩa đồng hóa,” Nam Phong, năm 1931)
Người An Nam vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa (1), dễ am hiểu, dễ thu nạp lấy những cái khác lạ với mình, dễ đem những điều hay điều dở của người mà hóa (2) làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chỉ là cái khóe tinh (3), biết xem xét và bắt chước của người, chỉ phảng phất ở bề ngoài chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để (4) chỗ tinh túy.
Tỷ như thợ An Nam thì phóng chép tài lắm, những hình dáng kỳ đến đâu, những kiểu cách lạ đến đâu, họ cũng bắt chước được như hệt cả.
Học trò ta học rất mau, nhớ cũng rất mau, nhưng chưa chắc đã hiểu thấu đã hóa được những cái người ta dạy mình.
Một người trí não khô cạn hay là vì không được tiêm nhiễm những cái tinh hoa của nòi giống mà thành ra khó cạn đi - một người như thế không thể không thể nào hiểu thấu được cái tinh thần của Tây phương. Có đồng hóa chỉ đồng hóa được cái bề ngoài, chỉ bắt chước được cái hình thức.
Cái cách đồng hóa dễ dàng thô thiển đó thiết tưởng không phải là cái tính tốt, mà có thể cho là cái tính xấu được. Chưa chắc cái học tiếp thu được dễ dàng như vậy đã làm cho óc được khôn ra, người được chín ra chút nào.
Đồng hóa một cách cấp tốc, một cách vô độ há chẳng phải là hại hơn lợi?
(1) tiếp nhận.
(2) biến cải
(3) ngón nghề, mánh lới.
(4) gốc rễ, cơ bản.
15- Quá tin ở những điều viển vông
Phan Bội Châu
(“Cao đẳng quốc dân,” năm 1928)
Mê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bầy định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành, núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu, vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo, vì che mưa gió mới có nhà mà bảo rằng có ông thần nhà, cho đến thần cửa thần đường, thần cầu tài, thần cầu tử, trăm việc gì cũng trông mong vào thần, kết quả thần chẳng thấy đâu, chỉ thấy những cửa nát nhà tan, của mòn người hết, tin thần bao nhiêu thì tai họa bấy nhiêu...
16- Tầm thường hóa những giáo lý sâu xa
Phan Kế Bính
(“Việt Nam phong tục,” năm 1915)
Phật giáo là một tôn giáo riêng, cũng có lý tưởng. Mà lời thiện ác báo ứng cũng đủ khuyên răn người. Nhưng hiềm ta không cứu (1) đến nguyên lý mà chỉ tin những lời trần hủ (2), sùng tín cái vỏ xác ngoài còn cái lý cao xa của người ta, không mấy người nghĩ đến. Đã không ích gì, mà làm hại của cải cũng chỉ bởi lòng tin sai vậy.
(1) xét đoán, tra hỏi.
(2) cũ kỹ, không hợp thời.
17- Vớ được sách nào theo sách ấy
Nguyễn Văn Vĩnh
(“Hương Sơn hành trình,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Có kẻ sáng ngày ra vào phủ thờ bà cô, ông mãnh nào, chiều lại vào làm tôi con ông Trần Hưng Đạo là thần hay trị những tà ma, những ông hoàng bà chúa. Đến sáng hôm sau cũng người ấy có thể chay lòng thực dạ mà nghe giảng những lời đạo đức của ông Khổng, ông này không có dạy phải tin thờ ông thần ông thánh nào cả hoặc là đi lễ Phật là một đạo trái hẳn với mọi ma thiêng thần dữ.
Nói rút lại, thì người An Nam ta tin bậy hình như theo lý tưởng này: Dẫu không có mà tin cũng chẳng hề chi, ngộ có mà không tin, có lẽ hại đến mình. Cho nên cứ tin liều đi.
Người ta theo lý tưởng ấy cho nên sinh ra những đạo không có tôn chỉ, quy tắc pháp ở trong tay mấy anh sư mô, thầy cúng, ngày nay làm theo sách này, ngày mai bịa ra sách khác, có ngược nhau cũng chẳng ai bảo sao. Mà người tin, người tộc trưởng, người làm lễ tang lễ hỷ, cũng cứ tùy bện mà theo, vớ được sách nào theo sách ấy, tùy cách lịch sự tùy gia tư (1) mà theo lễ này hay lễ kia, chứ không theo tôn chỉ nào cả.
Còn như sự đi chùa Hương và các chùa chiền khác, nhiều người cho như một cái tật của các cụ già và của người đàn bà. Cũng có kẻ bảo là việc hay, cũng có người cho là việc dở. Hay là vì các bà các cô đi lễ bái như thể nó cũng thêm được cái dáng đạo đức, cái nếp nhà ra một chút. Dở là vì các bà ganh nhau tốn kém và mấy ông sư ông vả lại cũng chưa quên hẳn sự đời.
(1) của cải, tài sản trong gia đình.
18- Đời sống tôn giáo hời hợt
Nguyễn Văn Huyên
(“Hương Sơn hành trình,” Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
Mặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm. Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách. Không có sự giáo dục tôn giáo cụ thể, cũng như không có sự tuyên truyền tôn giáo có tổ chức.
Mọi người chỉ cầu tới tôn giáo do nhu cầu vật chất. Ở một số trường hợp, người ta tìm kiếm một kết quả trước mắt như khỏi bệnh, có con, có tiền tài. Người ta cũng cầu thần để cho đời sống một người đã khuất ở thế giới bên kia được dễ dàng, để thi đỗ, để nhanh chóng trong một việc, để đi xa một chuyển được bình yên... Thường thường trong ý thức dân gian, tôn giáo được quy lại chỉ còn là một lô thực hành thờ cúng đã trở thành bắt buộc. Lễ nghi là tất cả, nó đôi khi bao gồm những nghi thức rắc rối hoặc núp dưới một hình thức long trọng có tính cách bề ngoài.
Nguồn: http://ttntt.free.fr/
Đọc thêm:Mười tật xấu của người Việt
No comments:
Post a Comment