Trong mắt các bạn, Việt Nam nơi nào đẹp nhất? Câu hỏi đó được chúng tôi đặt ra và các tay máy người nước ngoài trả lời bằng những hình ảnh hết sức bất ngờ: những góc ảnh thật bình dị mà với họ - những người từ phương xa - đó là nơi mang nét Việt Nam nhất. Và những hình ảnh càng đẹp hơn khi mang theo những câu chuyện nhiều cảm xúc.
Mặt hồ Ba Bể
Trong tất cả nơi chốn ở Việt nam tôi từng đến, không nơi nào gây cảm động và làm tươi mới tâm hồn tôi bằng hồ Ba Bể tuyệt vời hôm ấy. Hôm đó, chúng tôi đi quay một phim karaoke với hình ảnh đẹp của Việt nam, bất ngờ có sáu phụ nữ trong trang phục truyền thống của người Tày đang chèo thuyền trên hồ phẳng lặng gần nơi chúng tôi quay. Mừng quá, chúng tôi mời hai người làm mẫu cho chúng tôi. Không ngần ngại, bất chấp nắng mưa và đạo diễn yêu cầu quay lui quay tới, hai phụ nữ này vẫn cố cười thật tươi để có hình ảnh đẹp nhất cho chúng tôi.
Bây giờ dù đã trở lại hồ Ba Bể nhiều lần kể từ khi chụp tấm ảnh này, thật khó có thể thấy lại hình ảnh người Tày mặc trang phục truyền thống ở đây, nhưng hình ảnh hai phụ nữ luôn cười và rộng lượng cứ mãi trong tâm trí tôi. Và do đó, tôi thấy Việt Nam đẹp nhất từ nơi này.
Nick Gray (Anh) đã sống ở Hà Nội tám năm, nói tiếng Việt rất sõi. Từ một giáo viên dạy Tiếng Anh, Nick chuyển sang chụp ảnh nội thất, kinh doanh, quảng cáo. Ảnh của Nick được in trong nhiều sách lịch và tạp chí.
Chữ S yêu dấu
Lần đầu tiên về miền Tây thăm Châu Đốc, tôi đã thấy được cảnh đẹp của mùa lúa Tà Pạ vùng Tri Tôn cách Châu Đốc 20km. Ngồi ngắm cảnh từ trên đồi núi, tôi ngây ngất trước một cánh đồng mênh mông lúa vàng, xanh nhiều lớp. Sau 5-10 phút, tôi thấy một cây xanh lớn và một đường đê rất ấn tượng, vẽ lên hình chữ S của nước Việt Nam yêu dấu. Và những người mẹ tảo tần với đòn gánh trĩu nặng hai vai lặng lẽ đi trên cánh đồng lúa đã gợi trong tôi thật nhiều cảm xúc.
Peter Phạm sang Mỹ định cư khi còn nhỏ. Hai năm qua, Phạm chuyển về Tp. HCM hoạt động nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Ảnh của Phạm chuyên về phong cảnh bình dị của Việt Nam - những hình ảnh mà như anh nói là "tôi không có tuổi thơ với nó nên tôi đang tìm lại tuổi thơ của mình ở đất nước của mình".
Lúc vui đùa
Ở Sapa, khi không đi học, những em bé Mông phụ bố mẹ đi bán những món quà truyền thống làm bằng tay như bóp, ví hoặc những hàng lưu niệm làm từ nguyên liệu kiếm được trong rừng. Khi không có khách, các em vui chơi bằng cách tổ chức những trò chơi dân gian khá thú vị như hình tôi chụp ở quán nước ven đường này. Những trò chơi ô quan, nhảy dây, lò cò rất hấp dẫn tôi bởi dù có khác biệt về văn hóa, lịch sử cũng như ngôn ngữ, tuổi thơ của chúng tôi cũng trải qua những giây phút như thế.
Đến Việt Nam, tôi khám phá một số thành phố lớn nhưng nơi tôi thích thú nhất là Sa Pa. Tôi một mình di chuyển từ Sài Gòn ồn ào, náo nhiệt ra Hà Nội, lên vùng cao nguyên đầy sương mù Sa Pa. Và khi đến đây, tôi có ấn tượng thú vị về một vùng đất đầy sắc màu văn hóa. Giá như bản sắc văn hóa nơi đây cứ được giữ mãi, đừng phai theo tháng ngày...
Eric Liao là giám đốc sáng tạo của một công ty thiết kế tại Singapore. Eric có sở thích đi khám phá những vùng đất, văn hóa trên thế giới nơi anh tìm thấy sự hiền hòa, đặc trưng và trên tất cả là những nụ cười thân thiện.
Người bán hàng
Hôm đó, tôi bị lạc lối trong những con phố nhỏ Hà Nội. Tôi đã đánh liều hỏi đường một người phụ nữ bán quán bún trong ngõ nhỏ ấy. Cô ấy đang bận túi bụi với việc múc từng tô bún cho khách, người đợi ăn ngồi xung quanh luôn hối thúc cô, thế nhưng cô vẫn bỏ bát bún xuống, chỉ tay hướng dẫn đường cho tôi. Cô cười vui vẻ và mọi người xung quanh cũng cười vui vẻ. Tôi cảm thấy lòng lâng lâng.
Tôi có đọc đâu đó cho rằng món ăn vỉa hè ở Việt Nam rất thú vị. Và khi đến đây, tôi lại phát hiện thêm một điều mới mẻ nữa. Món ăn vỉa hè ở Việt Nam không chỉ thú vị vì sự phong phú của gia vị mà còn nhờ sự thân thiện của con người. Đúng vậy, món ăn ngon khi xung quanh ta có sự chân tình.
Thiery Beyne (Pháp) đã chụp ảnh Việt Nam 15 năm. "Với cái nhìn của người châu Âu, tôi tìm kiếm vẻ đẹp đích thực đã không còn nữa trên đất nước chúng tôi. Việt Nam là một gam màu sắc và những sắc thái kỳ diệu, tôi đã luôn vui mừng và tiếp tục chụp ảnh không mệt mỏi về đất nước tuyệt đẹp này, và cũng là đất nước của vợ tôi" - Thiery nói.
Vệt thời gian
Chiếc xe hơi cũ trên con phố Hàng Ngang nổi tiếng của Hà Nội. Những nét hòa quyện giữa cũ và mới luôn đem lại cho tôi những cảm xúc đẹp. Tôi trân trọng những gì đi qua nhưng cũng hướng về tương lai. Hà Nội nghìn năm đẹp và duyên dáng như làn sương mù buổi sáng bên hồ Hoàn Kiếm và trải ra xung quanh, trùm lên những con đường rợp bóng cây, những phố xá đông đúc, những côn trình, hồ, công viên. Với hàng chục ngôi chùa, đình, miếu ẩn mình, với những quán ăn bên hè phố tìm lại được hương vị xưa kia, thành phố này xứng đáng để bất kỳ ai dành thời gian khám phá những kho báu trong yên lặng, an bình và quên đi âm thanh ầm ĩ, tiếng loa phóng thanh, tiếng động cơ xe máy có ở khắp nơi.
Tôi đã có không biết bao nhiêu lần cuốc bộ và đi xe gắn máy dọc ngang thành phố đang không ngừng mở rộng này. Nhưng phố cổ Hà Nội luôn ở sâu trong trái tim tôi.
Nicolas Cornet (Pháp) đến Việt Nam từ năm 1987. Từ 22 năm nay, ông đã dành phần lớn thời gian làm việc của mình giữa châu Âu và châu Á, xuất bản nhiều cuốn sách về Việt Nam như Vietnam - editions du Chêne 2004, Vietnam - a sense of place... Năm 2010, ông đã cuộc triển lãm ảnh tại Hà Nội mang tên "Hà Nội - thành phố trong nghệ thuật".
Trường Tiền
Khi tôi đang đi bộ trên cầu Trường Tiền (Huế) chiếc xích lô này chạy ngang và các em nhỏ reo lên "Hello". Tôi cũng gặp cảnh này, nụ cười này, lời chào này ở khắp Việt Nam, nhưng nơi tôi đi qua. Chiếc xe bánh bao do người phụ nữ lớn tuổi đẩy trên cầu cũng gợi cho tôi một điều thú vị: thức ăn tuyệt vời của Việt Nam, dù thưởng thức trên vỉa hè".
Tôi chụp tấm ảnh này với một sự khám phá mới, một sự khẳng định thì đúng hơn về xứ sở mà tôi đã gắn bó được mấy năm: cầu Trường Tiền chứ không phải Tràng Tiền như tôi (và nhiều người) từng nhầm lẫn.
Peter Tuckings (Úc) là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp cho các tạp chí lớn như Conde Nast, Travel+Leisure, insight Guides (Anh), Discovery (Hong Kong). Nhiều năm qua, Peter đã đi khắp Đông Nam Á để chụp ảnh. Và ông đang có ý định cưới một cô gái Việt Nam để ở đây mãi mãi.
Nụ hôn buổi sớm
Buổi sáng nọ, trên chợ nổi gần Long Xuyên (An Giang), chiếc thuyền chở một người đàn ông và một phụ nữ lướt tới ghé một thuyền bán thức ăn sáng. Giữa tiếng ồn ào của tàu bè qua lại, người đàn ông gọi tôi ơi ới: "Hello, hello". Khi tôi giơ máy ảnh lên, anh liền khoác tay qua ôm cổ người phụ nữ và hôn chụt một cái. Người phụ nữ ngại ngùng, có lẽ lần đầu tiên cô ấy được hôn giữa chốn đông người nên đỏ mặt, chỉ biết cười. Tôi yêu giây phút này, tôi thích những người Việt nam chân chất như vậy. Tôi ít thấy người Việt hôn nhau ở nơi đông người, nhưng như vậy không có nghĩa họ không thể hiện tình yêu.
Những người đồng bằng sông Cửu Long tôi gặp đều chân chất, phóng khoáng. Đặc biệt là những người đàn ông miền sông nước gặp tôi lúc nào cũng sẵn sàng mời một ly như thể đã quen nhau từ rất lâu.
Morgan Ommer là tay máy tự do ở Hồng Kong (Trung Quốc), cộng tác viên của nhiều tạp chí lớn như Time, Vogue, Travel&Leisure. Ommer đã sang Việt Nam từ năm 1994. Năm 2010, Ommer dùng thuyền đi khắp đồng bằng sông Cửu Long để chụp ảnh.
TTđTD - Theo Tuổi Trẻ
Mặt hồ Ba Bể
Trong tất cả nơi chốn ở Việt nam tôi từng đến, không nơi nào gây cảm động và làm tươi mới tâm hồn tôi bằng hồ Ba Bể tuyệt vời hôm ấy. Hôm đó, chúng tôi đi quay một phim karaoke với hình ảnh đẹp của Việt nam, bất ngờ có sáu phụ nữ trong trang phục truyền thống của người Tày đang chèo thuyền trên hồ phẳng lặng gần nơi chúng tôi quay. Mừng quá, chúng tôi mời hai người làm mẫu cho chúng tôi. Không ngần ngại, bất chấp nắng mưa và đạo diễn yêu cầu quay lui quay tới, hai phụ nữ này vẫn cố cười thật tươi để có hình ảnh đẹp nhất cho chúng tôi.
Bây giờ dù đã trở lại hồ Ba Bể nhiều lần kể từ khi chụp tấm ảnh này, thật khó có thể thấy lại hình ảnh người Tày mặc trang phục truyền thống ở đây, nhưng hình ảnh hai phụ nữ luôn cười và rộng lượng cứ mãi trong tâm trí tôi. Và do đó, tôi thấy Việt Nam đẹp nhất từ nơi này.
Nick Gray (Anh) đã sống ở Hà Nội tám năm, nói tiếng Việt rất sõi. Từ một giáo viên dạy Tiếng Anh, Nick chuyển sang chụp ảnh nội thất, kinh doanh, quảng cáo. Ảnh của Nick được in trong nhiều sách lịch và tạp chí.
Chữ S yêu dấu
Tấm hình gây ấn tượng mạnh về đất nước - con người Việt Nam. |
Peter Phạm sang Mỹ định cư khi còn nhỏ. Hai năm qua, Phạm chuyển về Tp. HCM hoạt động nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Ảnh của Phạm chuyên về phong cảnh bình dị của Việt Nam - những hình ảnh mà như anh nói là "tôi không có tuổi thơ với nó nên tôi đang tìm lại tuổi thơ của mình ở đất nước của mình".
Lúc vui đùa
Ở Sapa, khi không đi học, những em bé Mông phụ bố mẹ đi bán những món quà truyền thống làm bằng tay như bóp, ví hoặc những hàng lưu niệm làm từ nguyên liệu kiếm được trong rừng. Khi không có khách, các em vui chơi bằng cách tổ chức những trò chơi dân gian khá thú vị như hình tôi chụp ở quán nước ven đường này. Những trò chơi ô quan, nhảy dây, lò cò rất hấp dẫn tôi bởi dù có khác biệt về văn hóa, lịch sử cũng như ngôn ngữ, tuổi thơ của chúng tôi cũng trải qua những giây phút như thế.
Đến Việt Nam, tôi khám phá một số thành phố lớn nhưng nơi tôi thích thú nhất là Sa Pa. Tôi một mình di chuyển từ Sài Gòn ồn ào, náo nhiệt ra Hà Nội, lên vùng cao nguyên đầy sương mù Sa Pa. Và khi đến đây, tôi có ấn tượng thú vị về một vùng đất đầy sắc màu văn hóa. Giá như bản sắc văn hóa nơi đây cứ được giữ mãi, đừng phai theo tháng ngày...
Eric Liao là giám đốc sáng tạo của một công ty thiết kế tại Singapore. Eric có sở thích đi khám phá những vùng đất, văn hóa trên thế giới nơi anh tìm thấy sự hiền hòa, đặc trưng và trên tất cả là những nụ cười thân thiện.
Người bán hàng
Hôm đó, tôi bị lạc lối trong những con phố nhỏ Hà Nội. Tôi đã đánh liều hỏi đường một người phụ nữ bán quán bún trong ngõ nhỏ ấy. Cô ấy đang bận túi bụi với việc múc từng tô bún cho khách, người đợi ăn ngồi xung quanh luôn hối thúc cô, thế nhưng cô vẫn bỏ bát bún xuống, chỉ tay hướng dẫn đường cho tôi. Cô cười vui vẻ và mọi người xung quanh cũng cười vui vẻ. Tôi cảm thấy lòng lâng lâng.
Tôi có đọc đâu đó cho rằng món ăn vỉa hè ở Việt Nam rất thú vị. Và khi đến đây, tôi lại phát hiện thêm một điều mới mẻ nữa. Món ăn vỉa hè ở Việt Nam không chỉ thú vị vì sự phong phú của gia vị mà còn nhờ sự thân thiện của con người. Đúng vậy, món ăn ngon khi xung quanh ta có sự chân tình.
Thiery Beyne (Pháp) đã chụp ảnh Việt Nam 15 năm. "Với cái nhìn của người châu Âu, tôi tìm kiếm vẻ đẹp đích thực đã không còn nữa trên đất nước chúng tôi. Việt Nam là một gam màu sắc và những sắc thái kỳ diệu, tôi đã luôn vui mừng và tiếp tục chụp ảnh không mệt mỏi về đất nước tuyệt đẹp này, và cũng là đất nước của vợ tôi" - Thiery nói.
Vệt thời gian
Chiếc xe hơi cũ trên con phố Hàng Ngang nổi tiếng của Hà Nội. Những nét hòa quyện giữa cũ và mới luôn đem lại cho tôi những cảm xúc đẹp. Tôi trân trọng những gì đi qua nhưng cũng hướng về tương lai. Hà Nội nghìn năm đẹp và duyên dáng như làn sương mù buổi sáng bên hồ Hoàn Kiếm và trải ra xung quanh, trùm lên những con đường rợp bóng cây, những phố xá đông đúc, những côn trình, hồ, công viên. Với hàng chục ngôi chùa, đình, miếu ẩn mình, với những quán ăn bên hè phố tìm lại được hương vị xưa kia, thành phố này xứng đáng để bất kỳ ai dành thời gian khám phá những kho báu trong yên lặng, an bình và quên đi âm thanh ầm ĩ, tiếng loa phóng thanh, tiếng động cơ xe máy có ở khắp nơi.
Tôi đã có không biết bao nhiêu lần cuốc bộ và đi xe gắn máy dọc ngang thành phố đang không ngừng mở rộng này. Nhưng phố cổ Hà Nội luôn ở sâu trong trái tim tôi.
Nicolas Cornet (Pháp) đến Việt Nam từ năm 1987. Từ 22 năm nay, ông đã dành phần lớn thời gian làm việc của mình giữa châu Âu và châu Á, xuất bản nhiều cuốn sách về Việt Nam như Vietnam - editions du Chêne 2004, Vietnam - a sense of place... Năm 2010, ông đã cuộc triển lãm ảnh tại Hà Nội mang tên "Hà Nội - thành phố trong nghệ thuật".
Trường Tiền
Khi tôi đang đi bộ trên cầu Trường Tiền (Huế) chiếc xích lô này chạy ngang và các em nhỏ reo lên "Hello". Tôi cũng gặp cảnh này, nụ cười này, lời chào này ở khắp Việt Nam, nhưng nơi tôi đi qua. Chiếc xe bánh bao do người phụ nữ lớn tuổi đẩy trên cầu cũng gợi cho tôi một điều thú vị: thức ăn tuyệt vời của Việt Nam, dù thưởng thức trên vỉa hè".
Tôi chụp tấm ảnh này với một sự khám phá mới, một sự khẳng định thì đúng hơn về xứ sở mà tôi đã gắn bó được mấy năm: cầu Trường Tiền chứ không phải Tràng Tiền như tôi (và nhiều người) từng nhầm lẫn.
Peter Tuckings (Úc) là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp cho các tạp chí lớn như Conde Nast, Travel+Leisure, insight Guides (Anh), Discovery (Hong Kong). Nhiều năm qua, Peter đã đi khắp Đông Nam Á để chụp ảnh. Và ông đang có ý định cưới một cô gái Việt Nam để ở đây mãi mãi.
Nụ hôn buổi sớm
Buổi sáng nọ, trên chợ nổi gần Long Xuyên (An Giang), chiếc thuyền chở một người đàn ông và một phụ nữ lướt tới ghé một thuyền bán thức ăn sáng. Giữa tiếng ồn ào của tàu bè qua lại, người đàn ông gọi tôi ơi ới: "Hello, hello". Khi tôi giơ máy ảnh lên, anh liền khoác tay qua ôm cổ người phụ nữ và hôn chụt một cái. Người phụ nữ ngại ngùng, có lẽ lần đầu tiên cô ấy được hôn giữa chốn đông người nên đỏ mặt, chỉ biết cười. Tôi yêu giây phút này, tôi thích những người Việt nam chân chất như vậy. Tôi ít thấy người Việt hôn nhau ở nơi đông người, nhưng như vậy không có nghĩa họ không thể hiện tình yêu.
Những người đồng bằng sông Cửu Long tôi gặp đều chân chất, phóng khoáng. Đặc biệt là những người đàn ông miền sông nước gặp tôi lúc nào cũng sẵn sàng mời một ly như thể đã quen nhau từ rất lâu.
Morgan Ommer là tay máy tự do ở Hồng Kong (Trung Quốc), cộng tác viên của nhiều tạp chí lớn như Time, Vogue, Travel&Leisure. Ommer đã sang Việt Nam từ năm 1994. Năm 2010, Ommer dùng thuyền đi khắp đồng bằng sông Cửu Long để chụp ảnh.
TTđTD - Theo Tuổi Trẻ
No comments:
Post a Comment