Thế hệ chúng tôi còn nhỏ lại sống ở miền Nam không có điều kiện để được gặp Bác Hồ.
Vào đầu tháng 12 năm 1986, tôi may mắn được diện kiến chú Vũ Kỳ - người thư kí của Bác. Chuẩn bị kết thúc học kì, Thầy chủ nhiệm muốn lớp được nghe Chú kể chuyện về Bác. Năm đó, tôi là lớp trưởng được thầy chủ nhiệm mời cùng đi gặp chú Vũ Kỳ đặt vấn đề trên. Đúng 8 giờ, thầy trò có mặt tại phòng làm việc của Chú cạnh nhà sàn Bác. Vì có hẹn, nên Chú đón chúng tôi ngay.
Tôi là khách lạ nên Thầy chủ nhiệm giới thiệu. Nghe xong, chú ân cần hỏi thăm tôi về gia đình, về quê hương Bình Thuận... Sau khi thầy chủ nhiệm nêu lí do cuộc gặp, Chú vui mừng, nhận lời ngay. Xem lịch làm việc, Chú hẹn lớp chúng tôi sáng 9 giờ thứ bảy tuần sau cũng tại đây, Chú sẽ dành 1 giờ nói chuyện về Bác. Cảm ơn Chú, chúng tôi tạm biệt.
Tuần sau đúng hẹn, chúng tôi đến trước 30 phút. Lúc này, Chú đang tiếp một nhà báo Mỹ cũng sắp xong. Như đã có sự chuẩn bị, anh phụ trách văn phòng mời chúng tôi vào phòng chờ. 15 phút sau, Chú đến.
Chú muốn kể cho chúng tôi nhiều về Bác. Nhưng thời gian có hạn, Chú kể về việc Bác viết Di chúc. Năm sau, tháng 5 năm 1989, nhân dịp kỉ niệm 99 năm ngày sinh Bác Hồ, Nhà xuất bản Sự thật mới xuất bản cuốn sách Bác Hồ viết Di chúc, hồi kí của Chú (do Thế Kỷ ghi).
Đối với tôi, tôi nhớ nhất hai sự kiện mà Chú kể: Một, là sự kiện ngày 15 tháng 2 năm 1965, Bác về "thăm" Nguyễn Trãi ở Côn Sơn; hai, là Bác nói về "Việc riêng".
Chú kể:
Năm ấy, Bác về Côn Lôn "thăm" Nguyễn Trãi. Người nghỉ trưa ở đây và đọc rất kỉ văn bia trong đền thờ Nguyễn Trãi. Trong bước ngoặc lịch sử của dân tộc, Người tìm đến Nguyễn Trãi đâu phải là chuyện ngẫu nhiên. Cách nhau 5 thế kỷ (1380-1890) mà sao có sự trùng hợp kì lạ: Hai nhà chính trị và quân sự kiệt xuất, hai nhà thơ, hai nhân cách lớn, bao trùm lên tất cả là sự gặp nhau ở lòng tin tuyệt đối vào sức mạnh to lớn của nhân dân. Người nói: "Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân" cũng chính là người mở đầu Bình Ngô Đại Cáo: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Hôm nay, hẹn gặp vĩ nhân ở thời đại mới với chân lí:
"Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".
Tôi có cảm nhận Bác Hồ có lẽ là hiện thân của Nguyễn Trãi(?)! Hai vĩ nhân có nhiều điểm giống nhau, giống nhau lớn nhất là tấm lòng tha thiết đối với hạnh phúc của nhân dân, chỉ khác là hai vĩ nhân sinh ra ở hai thời điểm lịch sử khác.
Chú kể tiếp: Bác viết "về việc riêng" hai lần: lần năm 1965 và lần năm 1968. Lần năm 1968 nhân dịp mừng sinh nhật 78 tuổi, Bác viết kỉ hơn:
" Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là "hoả táng". Tôi mong rằng cách "hoả táng" sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện thì "điện táng" càng tốt hơn.
Tro thì chia làm ba phần 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng vài cây làm kỉ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão".
Suốt cuộc đời Bác đã vì hạnh phúc con người, đến lúc sắp ra đi, Bác vẫn chỉ nghĩ đến con người: Tiết kiệm thì giờ và vàng bạc cho nhân dân, không màng danh vọng, không ham bia đá tượng đồng. Khi sống, Bác chỉ ở căn nhà sàn đơn sơ, khi qua đời, Bác chỉ đề nghị xây trên mộ Người: "ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẽ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi".
Tôi nghĩ Bác Hồ là một nhà hiền triết phương Đông: thấu rõ những việc cần làm trong tương lai. Nhiều việc Bác nêu gần gũi, thiết thực nhưng vô cùng trọng đại. Một số việc Bác đề nghị đã trên 40 năm rồi, chúng ta chưa thực hiện được...
Mong rằng, thế hệ sau những người anh minh hơn sẽ thực hiện trọn vẹn những lời Di chúc của Bác.
Vào đầu tháng 12 năm 1986, tôi may mắn được diện kiến chú Vũ Kỳ - người thư kí của Bác. Chuẩn bị kết thúc học kì, Thầy chủ nhiệm muốn lớp được nghe Chú kể chuyện về Bác. Năm đó, tôi là lớp trưởng được thầy chủ nhiệm mời cùng đi gặp chú Vũ Kỳ đặt vấn đề trên. Đúng 8 giờ, thầy trò có mặt tại phòng làm việc của Chú cạnh nhà sàn Bác. Vì có hẹn, nên Chú đón chúng tôi ngay.
Tôi là khách lạ nên Thầy chủ nhiệm giới thiệu. Nghe xong, chú ân cần hỏi thăm tôi về gia đình, về quê hương Bình Thuận... Sau khi thầy chủ nhiệm nêu lí do cuộc gặp, Chú vui mừng, nhận lời ngay. Xem lịch làm việc, Chú hẹn lớp chúng tôi sáng 9 giờ thứ bảy tuần sau cũng tại đây, Chú sẽ dành 1 giờ nói chuyện về Bác. Cảm ơn Chú, chúng tôi tạm biệt.
Tuần sau đúng hẹn, chúng tôi đến trước 30 phút. Lúc này, Chú đang tiếp một nhà báo Mỹ cũng sắp xong. Như đã có sự chuẩn bị, anh phụ trách văn phòng mời chúng tôi vào phòng chờ. 15 phút sau, Chú đến.
Chú muốn kể cho chúng tôi nhiều về Bác. Nhưng thời gian có hạn, Chú kể về việc Bác viết Di chúc. Năm sau, tháng 5 năm 1989, nhân dịp kỉ niệm 99 năm ngày sinh Bác Hồ, Nhà xuất bản Sự thật mới xuất bản cuốn sách Bác Hồ viết Di chúc, hồi kí của Chú (do Thế Kỷ ghi).
Đối với tôi, tôi nhớ nhất hai sự kiện mà Chú kể: Một, là sự kiện ngày 15 tháng 2 năm 1965, Bác về "thăm" Nguyễn Trãi ở Côn Sơn; hai, là Bác nói về "Việc riêng".
Chú kể:
Năm ấy, Bác về Côn Lôn "thăm" Nguyễn Trãi. Người nghỉ trưa ở đây và đọc rất kỉ văn bia trong đền thờ Nguyễn Trãi. Trong bước ngoặc lịch sử của dân tộc, Người tìm đến Nguyễn Trãi đâu phải là chuyện ngẫu nhiên. Cách nhau 5 thế kỷ (1380-1890) mà sao có sự trùng hợp kì lạ: Hai nhà chính trị và quân sự kiệt xuất, hai nhà thơ, hai nhân cách lớn, bao trùm lên tất cả là sự gặp nhau ở lòng tin tuyệt đối vào sức mạnh to lớn của nhân dân. Người nói: "Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân" cũng chính là người mở đầu Bình Ngô Đại Cáo: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Hôm nay, hẹn gặp vĩ nhân ở thời đại mới với chân lí:
"Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".
Tôi có cảm nhận Bác Hồ có lẽ là hiện thân của Nguyễn Trãi(?)! Hai vĩ nhân có nhiều điểm giống nhau, giống nhau lớn nhất là tấm lòng tha thiết đối với hạnh phúc của nhân dân, chỉ khác là hai vĩ nhân sinh ra ở hai thời điểm lịch sử khác.
Chú kể tiếp: Bác viết "về việc riêng" hai lần: lần năm 1965 và lần năm 1968. Lần năm 1968 nhân dịp mừng sinh nhật 78 tuổi, Bác viết kỉ hơn:
" Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là "hoả táng". Tôi mong rằng cách "hoả táng" sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện thì "điện táng" càng tốt hơn.
Tro thì chia làm ba phần 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng vài cây làm kỉ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão".
Suốt cuộc đời Bác đã vì hạnh phúc con người, đến lúc sắp ra đi, Bác vẫn chỉ nghĩ đến con người: Tiết kiệm thì giờ và vàng bạc cho nhân dân, không màng danh vọng, không ham bia đá tượng đồng. Khi sống, Bác chỉ ở căn nhà sàn đơn sơ, khi qua đời, Bác chỉ đề nghị xây trên mộ Người: "ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẽ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi".
Tôi nghĩ Bác Hồ là một nhà hiền triết phương Đông: thấu rõ những việc cần làm trong tương lai. Nhiều việc Bác nêu gần gũi, thiết thực nhưng vô cùng trọng đại. Một số việc Bác đề nghị đã trên 40 năm rồi, chúng ta chưa thực hiện được...
Mong rằng, thế hệ sau những người anh minh hơn sẽ thực hiện trọn vẹn những lời Di chúc của Bác.
Xuân Vinh
Nguồn: vanhoavadulich.blogspot.com
Nguồn: vanhoavadulich.blogspot.com
No comments:
Post a Comment