Nhà văn Sơn Tùng đã đi qua một hành trình văn hóa để sống bình yên trong một đại dương đau khổ. Ông đã vượt lên trên đại dương đau khổ để đi đến biển cả yên bình, nhờ Thiền.
Nhà văn Sơn Tùng nổi tiếng với tác phẩm Búp sen xanh. Ông đã vượt lên thương tật để sống lại nhờ Thiền.
Ông kể:
- Tôi là thương binh được xếp hạng nặng nhất vĩnh viễn, ở chiến trận về, đi lại không được. Mỗi người khi gặp tình huống trở ngại trong đời sống, vượt qua được, là người thông minh. Tôi không biết có thuộc loại người thông minh ấy không? Nhưng tôi đã bị số phận đẩy ngã, lại tự mình đứng dậy, bám vịn vào tình yêu thương mà bước đi từng bước…
Năm 1965 đến đầu 1967, chiến tranh chống Mỹ lan rộng ra miền Bắc. Tôi dẫn đầu đoàn nhà báo: Tâm Tâm, Lưu Quang Huyền, Mạnh Chuẩn, Khải Hoàn, Phạm Hậu, họa sĩ Ái Nhi vào tận Nam bộ. Đầu năm 1967 vượt rừng Trường Sơn, vượt bom gầm, đạn réo, sốt rét, đói khát, thú rừng, mưa nguồn, chớp bể…
Năm 1968 chúng tôi vào đến đồng bằng Nam bộ, giáp sông Vàm Cỏ Đông, lập tờ tin Thanh Niên, thuộc Hội Liên hiệp Thanh Niên Giải Phóng. Cơ quan ở trong rừng, thuốc độc da cam rải rung cây, chúng tôi phải chuyển chỗ liên tục.
Tôi bị thương tháng 4-1971, ở tuổi bốn mươi ba. Sau cuộc càn “móc câu, mỏ vẹt” lớn nhất, địch mở trận càn mới đánh vào căn cứ của ta. Tôi nhớ lúc chuẩn bị ra số báo đặc biệt kỷ niệm thành lập đoàn Thanh niên cách mạng miền Nam. Máy bay trực thăng gầm rú, sục sạo trên đầu, bắn tứ tung, dưới hầm họa sĩ Ái Nhi làm makét, Sơn Tùng ngồi viết xã luận. Là người phụ trách, tôi ngồi hầm không yên, phải bò lên trinh thám xem bộ binh của chúng có vào không. Vừa nhoi lên thì trực thăng bắn trúng hầm, mình gục xuống… tỉnh lại, tràn lan man cảm giác đau đớn toàn thân… lơ mơ nghe tiếng người lao xao như từ cõi xa xăm vọng về… rồi có tiếng gọi thân thương, ấm áp… tôi mở mắt nhìn thấy Sáu Phong băng bó vết thương cho tôi (sau này là Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết). Tiếng gọi yêu thương ấm tình người, tình đồng đội của Sáu Phong truyền sức sống cho tôi. Sáu Phong là sinh viên Toán giỏi nổi tiếng Sài Gòn. Anh xuống đường tham gia phong trào sinh viên Sài Gòn – Huế, sau lên R. Tôi yêu mến chàng thư sinh da trắng, hào hoa, ăn nói nhỏ nhẹ nho nhã, phụ trách Văn phòng cơ quan tôi. Sáu Phong chu đáo, tận tình, hết lòng chăm lo cho những người thiệt thòi, bữa cơm, ai về chậm, ai đau ốm được anh dành phần thịt nạc…
Tôi được khiêng cáng về bệnh viện miền Nam, bác sĩ Bích Nga chăm chữa cho tôi, tình cảm như người nhà. Tôi bị mười bốn mảnh đạn găm khắp người, liệt toàn thân, bảy mảnh trên đầu, trong đó hai mảnh còn găm sát cạnh não không thể nào gắp ra được, vết thương sọ não, vết thương từ chẩm đầu, cái chết cận kề, may mà được cấp cứu kịp thời. Ơn cứu mạng của đồng bào Nam bộ tôi không bao giờ quên. Tôi được đưa ra Bắc, đồng đội khiêng cáng dọc Trường Sơn, từ tháng 11-1971 đến tháng 4-1972 mới về tới Hà Nội.
Bệnh viện 108 đầy những binh nặng. Tôi liệt nằm bất động, tay phải bị co gấp ngang ngực, tay trái còn ba ngón, cái đau quằn quại, bỏng rát hành hạ tôi từng giây. Có ai đó muốn bác sĩ cắt hạch giao cảm để cứu tôi khỏi những cơn đau.
Tạ ơn Trời Đất, bác sĩ đã không làm như vậy. Nếu tôi không còn biết cảm, biết đau nữa thì tôi làm sao mà viết được? Dần dà, thân thể tôi được vá víu thành sẹo. Nhưng tôi bị mất trí nhớ. Họ đưa sách quốc ngữ, tôi không đọc được. Nhìn trang giấy không thấy chữ, giấy trắng, đầu mình cũng trắng. Tôi bị lên cơn co giật thần kinh, đùng một cái, ngã vật xuống. Mỗi lần ngã xuống, được nâng đứng lên, tôi hệ thống lại dần, cảm nhận dần dần sự sống…
Một đêm, tôi mơ có tiếng ai hát ca dao. Tiếng hát hệt lời ru của mẹ thuở nào, thì thầm dịu ngọt tận đáy sâu hồn mình: “Ngày đi trúc chửa mọc măng/ Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre/ Ngày đi lúa chửa chia vè/ Ngày về lúa đã đỏ hoe ngoài đồng/ Ngày đi em chửa có chồng/ Ngày về em đã con bồng con mang…”
Cảm thức về thời gian sống lại. Nỗi nhớ trở về. Tôi nhớ mẹ, đêm đêm thầm gọi lời ru mẹ về. Linh hồn mẹ từ hư vô cảm thấu. Mẹ vỗ về tôi như ngày xưa bé bỏng: “Con ơi! Không ai thương con bằng cơm cháo. Ăn đi. Ăn cho có cái hơi hồ. Đấy là ngọc hồ nuôi dưỡng thân ta con ạ”.
Tiếng mẹ đâu đây năn nỉ, dỗ dành, tôi gắng húp từng thìa nước cháo do người thân bón chăm, thấy người tỉnh dần, hơi ấm như từ hỗn mang truyền cho tôi sức sống. Tôi thèm được tự tay cầm bát cơm ăn, nhưng tay không cầm nổi. Tôi đau vật vã, bỗng lời mẹ an ủi xa xôi vọng về: “Con đừng nghĩ đến đau, nó sẽ hết đau”. Khi tôi ngã vì co giật, mẹ nhủ thầm thì: “Con ơi! Đứng dậy, ngã thì tự đứng dậy, có sao đâu”.
Linh hồn mẹ đã cứu tôi. Mẹ tôi mất 1964, khi tôi mới ba mươi sáu tuổi. Nhưng tôi tin linh hồn mẹ còn mãi. Mỗi khi nỗi đau ập đến tôi thường gọi mẹ.
Họ đưa tôi đi Trung Quốc chữa bệnh vì là cán bộ cao cấp. Được nằm trên đống thuốc và sự chăm sóc tận tình, song tôi cảm nhận có cái gì không ổn. Một hôm tôi nhận ra họ tiêm thuốc gì đó mà tay phải tôi đang co, bỗng duỗi thẳng ra, nhưng trí nhớ lại lờ mờ, chuẩn bị biến mất. Lòng tôi bồi hồi, cảm thương thời gian sẽ mất, không gian sẽ mất, tình yêu và nỗi đau cũng sẽ mất…
Tôi tự hỏi mình sống làm gì nếu thân thể lành lặn mà tâm hồn què quặt? Tôi sống làm gì với cái xác không hồn lơ ngơ đi giữa cuộc đời? Tôi sống làm gì với phần xác thịt chỉ biết ăn thật nhiều, uống thật nhiều, đòi hỏi vật chất và lạc thú thân xác thật nhiều?
Tôi yêu nghề cầm bút. Tôi từng trù tính chỉ làm công chức đến năm mươi tuổi rồi về hưu để được tự do viết, nay đứt gánh giữa đường sao?
Tôi thầm thét lên: “Ta thà chịu để thân tàn tật, chứ không thể để mất trí nhớ, hủy hoại tâm hồn. Phải chạy ngay khỏi đây thôi. Không thể giao phó sự sống còn của mình cho người khác, dù họ là thầy thuốc.”
Bao đêm dài trằn trọc, tôi quyết định xin về nước khi mới điều trị được ba tháng, mà bệnh của tôi cần phải nằm ở đây ba năm. Các bác sĩ Trung Quốc ngạc nhiên. Họ làm sao hiểu được ý nghĩ và linh cảm của tôi. Họ làm sao cứu nổi linh hồn tôi.
Bác sĩ Hà Nội thương cảm, tiếp tục cho tôi đi Đông Đức chữa. Tôi từ chối. Tôi nghĩ các vết thương hằn sâu trong tôi, hai mảnh đạn nằm trong bộ não của tôi, hệ thần kinh bị tổn thương của tôi, nếu cứ chữa kiểu nằm dài trong các bệnh viện, dù là viện thiên đường của Đông Đức hay Bắc Kinh cũng không ổn. Mình phải tự cứu mình thôi.
Tôi xin ra viện, nhờ anh bạn làm một cái chòi sáu mét vuông sau nhà anh ở 105 phố Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội. Nhà của tôi ở Hà Nội trước khi đi chiến trường, nay về đã bị người ta chiếm mất. Tôi ngồi lỳ trong chòi đọc sách và tập Thiền, tự xoa bóp chân tay.
Tôi nhớ lại ngày xưa ở làng Hoa Lũy, xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An, mẹ dắt tôi đến trường, thầy Phan Khắc Khoan đã dạy chúng tôi những bài tập võ cổ truyền. Tôi đọc sách dưỡng sinh của cụ Nguyễn Văn Hưởng, các sách Thiền, Phật, cụ Nguyễn Khắc Viện dạy tôi tập Thiền và võ quyền…
Tôi tự hiểu sức mình, chỗ nào đau, chỗ nào xơ cứng tôi biết, tự tổng hợp các phương pháp và tự rút ra cách tập của riêng mình. Tôi tập thở, nhận năng lượng của đất trời, điều khí lên đầu, xuống chân, tay, phủ tạng… Tôi lấy bàn tay lành vỗ cho tay yếu, vỗ những vết đau khắp toàn thân. Dần dần hơi ấm làm thông những mao mạch li ti, các tế bào được nuôi dưỡng và sống lại. Tôi luôn bị ám ảnh về sự mất trí nên khổ luyện rèn trí não. Tôi luyện đọc sách. Mới đầu đọc lại ca dao, thơ, truyện Kiều, Lục Vân Tiên… sau đọc dần các loại sách nghiên cứu của các học giả Đông Tây kim cổ, đọc Kinh Dịch, Khổng Tử, Lão Tử, triết học phương Đông…
Một anh thương binh biết mình tàn nhưng không muốn trở thành kẻ bị xã hội cho là phế, thì phải tự mình cứu mình. Luyện trí nhưng còn phải luyện tâm nữa. Tôi nằm trên giường bệnh buồn đau, khổ cực, cô đơn, nhớ mẹ…
Lời mẹ lại về: “Con à, chớ giận. Dỗi thì được, nhưng không được giận. Giận thì sinh oán, sinh thù. Khi người ta gây oán cho mình, mình nhận làm nạn nhân, đừng đánh trả lại”.
Mỗi khi đau khổ quá, tôi phải ngồi Thiền, tự xua đi, tự nhủ thầm: “Bất đắc dĩ làm nạn nhân, không bao giờ là kẻ sát nhân. Lấy ân trả oán. Đó là đạo lý làm người. Đời không làm được ân thì đừng gây oán. Không làm phúc cho ai thì đừng gây họa…”
Nhờ cách luyện tâm như thế, nên suốt mấy chục năm qua tôi ở căn phòng mười sáu mét vuông này, do một người đi miền Nam thông cảm bán rẻ cho, hằng ngày nghe đủ mọi âm thanh hỗn độn, chát chúa, mà tôi không bị chói tai, nhức óc vì những thứ đó.
Tôi đã sống lại từ cái chết. Tôi yêu quí từng thời khắc tôi được làm người. Không để cho cái ác, cái xấu, cái vớ vẩn ngoài đời, đánh gục ngã. Tôi đi tìm cuộc sống của riêng tôi. Tự tính tử vi, Kinh Dịch, tự nghiệm đời mình. Tôi sống với cái đẹp mà tôi từng đam mê, đó là cầm bút. Năm 1973, tôi ngồi trên chòi, hai tay co rúm không cầm được bút. Tôi đọc sách. Khi sức lực khá dần, tôi quyết định gieo chữ. Ký ức sống dậy thanh bình như tia nắng ban mai. Tôi viết “Nhớ nguồn” kể về những con người đẹp tôi gặp ở chiến truờng. Tôi phải lấy dây buộc bút vào giữa ngón tay cái mà viết, khi đau quá thì đọc cho anh em ghi. Gần chục năm khổ luyện, năm 1981 tôi duỗi được tay phải.
Từ đó đến nay tôi đã viết hơn hai chục tác phẩm giữa những cơn đau thể xác và nỗi đau tinh thần. Nhưng cây bút chữa lành những vết đau. Tác phẩm của tôi sẽ nói hộ tôi rằng tôi đau như thế nào? Tôi thương như thế nào? Tôi yêu như thế nào? Tôi đã vượt lên cái chết và nỗi đau của thế kỷ XX, của dân tộc, giống nòi Việt Nam và của cả nhân loại như thế nào?...
Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trong lần đến thăm nhà văn Sơn Tùng
Tạ ơn Tinh hoa văn hóa Phật giáo phương Đông, văn hóa Việt Nam – Hà Nội, đã truyền cho con người Việt phương pháp tu tâm, luyện trí để tự chữa lành nỗi đau tâm thể. Nhà văn Sơn Tùng trò chuyện với tôi về Thiền:
Mấy chục năm qua tôi đã Thiền để tự chống lại bệnh tật, vượt qua tàn phế chừng nào hay chừng ấy. Buổi tối tôi ngủ sớm, khoảng hai giờ sáng ngồi dậy Thiền, ngồi trong tư thế kiết già, bán kiết già, có khi ngồi độc trụ. Tôi nhắm mắt, điều hòa hơi thở và chìm dần trong không gian, thấy trong đầu mình cả một vùng vũ trụ, mênh mông thoáng rộng, sáng dần màu vàng đỏ, tỏa vòng tròn nở ra trên trán. Đấy là linh hồn mình. Một chấm sáng nhỏ tinh khiết, vĩnh hằng đang giao hòa cùng đại vũ trụ, nhận năng lượng, tình yêu thương, sức mạnh, sự tinh khiết, cái đẹp, cái thiện… của tâm linh tối cao, linh hồn tối cao. Trong trạng thái ấy, cơn đau qua đi, nỗi buồn qua đi, mọi tham muốn, sân si cũng tan biến, chỉ còn linh hồn mình kết nối cùng vũ trụ. Tinh khiết. Vĩnh hằng. Tôi tin có một thế giới tâm linh. Mình ngồi thiền, nghĩ đến Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật hiện về, hào quang tỏa quanh, nghĩ đến mẹ cha, mẹ cha mình về, như ngày xưa mẹ bảo: “Con ơi! Có thần trên hai vai, chớ có làm điều ác với ai, chớ có lấy cắp của ai cái gì.”
Tôi Thiền để tự chữa vết thương tái phát bằng cách điều khí đến chỗ đau. Có lần vết thương chảy máu xuống cổ áo mà tôi không biết đau. Máu lại khô. Tôi hiểu được tại sao các đạo nhân tự thiêu mà không đau đớn, vì họ đã Thiền tới cao siêu, kiềm chế được cái đau thể xác. Tôi kiên nhẫn điều khí, xoa vỗ, mười một năm, cánh tay phải co lên ngực, nay duỗi được, vung lên hạ xuống bình thường, bàn tay mềm, quay cầm được. Tôi điều khí lên vùng chẩm, vùng não còn găm hai mảnh đạn, kiềm chế đau và kiềm chế những cơn kích động thần kinh, đập phá, cơn ngã bất thần. Trước đây, mỗi khi nghe tiếng sét, tiếng người ầm ĩ, tiếng bát đũa, xoong chảo xô đập là tôi ngã, và lên cơn kích động thần kinh. Nhờ thiền, từ năm 1988 đến nay, tôi không hề bị các thứ tiếng inh tai, nhức óc ấy quật ngã…
-------------------------------
Nhà văn Sơn Tùng đã đi qua một hành trình văn hóa để sống bình yên trong một đại dương đau khổ. Ông đã vượt lên trên đại dương đau khổ để đi đến biển cả yên bình, nhờ Thiền. Mục đích tối cao của Thiền định là giải thoát sinh tử luân hồi. Ta thực hành Thiền dù chưa giải thoát thì cũng huấn luyện được tâm thức, làm cho nó thích nghi và hữu dụng trong đời sống thường nhật. Tâm là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc, mà cũng là chìa khóa để mở cánh cửa đau khổ. Một bên là thế giới vật chất rắc rối nhiều khổ đau, bạo lực, giả dối. Còn bên kia với thế giới tinh thần tinh khiết và sức mạnh tâm linh.
Bạn là ai? Bạn có muốn thiền không? Hãy đến Chiếu văn Sơn Tùng trong ngõ nhỏ Văn Chương, Hà Nội, gặp gỡ nhà văn, bạn sẽ ngẫm sâu hơn về văn hóa tinh thần và thực hành Thiền để đạt được trạng thái văn hóa tinh thần, sống trọn một kiếp hữu hạn bình yên. Ngày nay, Thiền đã được nhiều người trên thế giới (bất luận tôn giáo nào), cảm nhận được lợi ích do Thiền mang lại trong từng thời khắc sống. Tôi mừng vì các bạn sinh viên Hạnh, Hằng, Mai, Giang… sau khi nghe giảng về Thiền Trúc Lâm Yên Tử của tôi đã trả bài bằng một tài liệu nói về Lợi ích của sự hành Thiền mà các bạn tìm được trên mạng:
“Nếu quí vị là người bận rộn, thiền có thể giúp quí vị tránh khỏi sự căng thẳng và cảm nhận được sự thoải mái. Nếu quí vị là người lo âu, thiền có thể giúp quí vị an lạc và làm cho nội tâm thanh tịnh. Nếu quí vị có vấn đề nan giải, thiền có thể giúp quí vị phát huy sự can đảm và sức mạnh để đối phó cũng như khắc phục chúng… Nếu quí vị là người trẻ tuổi đang ở giữa ngã tư cuộc đời, và không biết đi con đường nào, thiền có thể định hướng đúng. Nếu quí vị là người lớn tuổi sống cuộc đời buồn tủi, thiền có thể mang lại cho quí vị một nhận thức thâm sâu về cuộc đời, dần dần sự nhận thức này sẽ làm vơi đi niềm đau khổ và tăng trưởng niềm vui trong cuộc sống… Nếu quí vị đau khổ vì những điều mất thăng bằng nào đó như là hụt hẫng tinh thần và tâm thức nhiều lo âu, thiền có thể xây dựng và trang bị lại lực lượng thân tâm vững chắc, đặc biệt là để phục hồi sức khỏe và những vấn đề căng thẳng của tinh thần. Nếu quí vị là người có tâm linh yếu ớt, thiền có thể củng cố tâm linh để làm gia tăng sự can đảm và khắc phục những yếu hèn trong tâm của quí vị. Nếu quí vị là người thông minh, thiền sẽ mang lại cho quí vị trí tuệ cao cả. Khi ấy quí vị sẽ nhận chân các giá trị một cách dễ dàng, không còn cảm nhận chúng như trước đây nữa”.
Thiền là cách ta học và thực hành văn hóa tinh thần, để sống làm người lương thiện, bình an, yêu thương. Học văn hóa là học cách sống làm người. Cách sống đó bạn sẽ dễ dàng tìm thấy ở chính cuộc sống của những con người biết vượt lên đại dương đau khổ của thế giới vật chất này nhờ Thiền như nhà văn Sơn Tùng.
THÙY MINH
http://truongsinhhocds.com/site/
Nguồn: www.sangdaotrongdoi.vn
Nhà văn Sơn Tùng nổi tiếng với tác phẩm Búp sen xanh. Ông đã vượt lên thương tật để sống lại nhờ Thiền.
Ông kể:
- Tôi là thương binh được xếp hạng nặng nhất vĩnh viễn, ở chiến trận về, đi lại không được. Mỗi người khi gặp tình huống trở ngại trong đời sống, vượt qua được, là người thông minh. Tôi không biết có thuộc loại người thông minh ấy không? Nhưng tôi đã bị số phận đẩy ngã, lại tự mình đứng dậy, bám vịn vào tình yêu thương mà bước đi từng bước…
Năm 1965 đến đầu 1967, chiến tranh chống Mỹ lan rộng ra miền Bắc. Tôi dẫn đầu đoàn nhà báo: Tâm Tâm, Lưu Quang Huyền, Mạnh Chuẩn, Khải Hoàn, Phạm Hậu, họa sĩ Ái Nhi vào tận Nam bộ. Đầu năm 1967 vượt rừng Trường Sơn, vượt bom gầm, đạn réo, sốt rét, đói khát, thú rừng, mưa nguồn, chớp bể…
Năm 1968 chúng tôi vào đến đồng bằng Nam bộ, giáp sông Vàm Cỏ Đông, lập tờ tin Thanh Niên, thuộc Hội Liên hiệp Thanh Niên Giải Phóng. Cơ quan ở trong rừng, thuốc độc da cam rải rung cây, chúng tôi phải chuyển chỗ liên tục.
Tôi bị thương tháng 4-1971, ở tuổi bốn mươi ba. Sau cuộc càn “móc câu, mỏ vẹt” lớn nhất, địch mở trận càn mới đánh vào căn cứ của ta. Tôi nhớ lúc chuẩn bị ra số báo đặc biệt kỷ niệm thành lập đoàn Thanh niên cách mạng miền Nam. Máy bay trực thăng gầm rú, sục sạo trên đầu, bắn tứ tung, dưới hầm họa sĩ Ái Nhi làm makét, Sơn Tùng ngồi viết xã luận. Là người phụ trách, tôi ngồi hầm không yên, phải bò lên trinh thám xem bộ binh của chúng có vào không. Vừa nhoi lên thì trực thăng bắn trúng hầm, mình gục xuống… tỉnh lại, tràn lan man cảm giác đau đớn toàn thân… lơ mơ nghe tiếng người lao xao như từ cõi xa xăm vọng về… rồi có tiếng gọi thân thương, ấm áp… tôi mở mắt nhìn thấy Sáu Phong băng bó vết thương cho tôi (sau này là Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết). Tiếng gọi yêu thương ấm tình người, tình đồng đội của Sáu Phong truyền sức sống cho tôi. Sáu Phong là sinh viên Toán giỏi nổi tiếng Sài Gòn. Anh xuống đường tham gia phong trào sinh viên Sài Gòn – Huế, sau lên R. Tôi yêu mến chàng thư sinh da trắng, hào hoa, ăn nói nhỏ nhẹ nho nhã, phụ trách Văn phòng cơ quan tôi. Sáu Phong chu đáo, tận tình, hết lòng chăm lo cho những người thiệt thòi, bữa cơm, ai về chậm, ai đau ốm được anh dành phần thịt nạc…
Tôi được khiêng cáng về bệnh viện miền Nam, bác sĩ Bích Nga chăm chữa cho tôi, tình cảm như người nhà. Tôi bị mười bốn mảnh đạn găm khắp người, liệt toàn thân, bảy mảnh trên đầu, trong đó hai mảnh còn găm sát cạnh não không thể nào gắp ra được, vết thương sọ não, vết thương từ chẩm đầu, cái chết cận kề, may mà được cấp cứu kịp thời. Ơn cứu mạng của đồng bào Nam bộ tôi không bao giờ quên. Tôi được đưa ra Bắc, đồng đội khiêng cáng dọc Trường Sơn, từ tháng 11-1971 đến tháng 4-1972 mới về tới Hà Nội.
Bệnh viện 108 đầy những binh nặng. Tôi liệt nằm bất động, tay phải bị co gấp ngang ngực, tay trái còn ba ngón, cái đau quằn quại, bỏng rát hành hạ tôi từng giây. Có ai đó muốn bác sĩ cắt hạch giao cảm để cứu tôi khỏi những cơn đau.
Tạ ơn Trời Đất, bác sĩ đã không làm như vậy. Nếu tôi không còn biết cảm, biết đau nữa thì tôi làm sao mà viết được? Dần dà, thân thể tôi được vá víu thành sẹo. Nhưng tôi bị mất trí nhớ. Họ đưa sách quốc ngữ, tôi không đọc được. Nhìn trang giấy không thấy chữ, giấy trắng, đầu mình cũng trắng. Tôi bị lên cơn co giật thần kinh, đùng một cái, ngã vật xuống. Mỗi lần ngã xuống, được nâng đứng lên, tôi hệ thống lại dần, cảm nhận dần dần sự sống…
Một đêm, tôi mơ có tiếng ai hát ca dao. Tiếng hát hệt lời ru của mẹ thuở nào, thì thầm dịu ngọt tận đáy sâu hồn mình: “Ngày đi trúc chửa mọc măng/ Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre/ Ngày đi lúa chửa chia vè/ Ngày về lúa đã đỏ hoe ngoài đồng/ Ngày đi em chửa có chồng/ Ngày về em đã con bồng con mang…”
Cảm thức về thời gian sống lại. Nỗi nhớ trở về. Tôi nhớ mẹ, đêm đêm thầm gọi lời ru mẹ về. Linh hồn mẹ từ hư vô cảm thấu. Mẹ vỗ về tôi như ngày xưa bé bỏng: “Con ơi! Không ai thương con bằng cơm cháo. Ăn đi. Ăn cho có cái hơi hồ. Đấy là ngọc hồ nuôi dưỡng thân ta con ạ”.
Tiếng mẹ đâu đây năn nỉ, dỗ dành, tôi gắng húp từng thìa nước cháo do người thân bón chăm, thấy người tỉnh dần, hơi ấm như từ hỗn mang truyền cho tôi sức sống. Tôi thèm được tự tay cầm bát cơm ăn, nhưng tay không cầm nổi. Tôi đau vật vã, bỗng lời mẹ an ủi xa xôi vọng về: “Con đừng nghĩ đến đau, nó sẽ hết đau”. Khi tôi ngã vì co giật, mẹ nhủ thầm thì: “Con ơi! Đứng dậy, ngã thì tự đứng dậy, có sao đâu”.
Linh hồn mẹ đã cứu tôi. Mẹ tôi mất 1964, khi tôi mới ba mươi sáu tuổi. Nhưng tôi tin linh hồn mẹ còn mãi. Mỗi khi nỗi đau ập đến tôi thường gọi mẹ.
Họ đưa tôi đi Trung Quốc chữa bệnh vì là cán bộ cao cấp. Được nằm trên đống thuốc và sự chăm sóc tận tình, song tôi cảm nhận có cái gì không ổn. Một hôm tôi nhận ra họ tiêm thuốc gì đó mà tay phải tôi đang co, bỗng duỗi thẳng ra, nhưng trí nhớ lại lờ mờ, chuẩn bị biến mất. Lòng tôi bồi hồi, cảm thương thời gian sẽ mất, không gian sẽ mất, tình yêu và nỗi đau cũng sẽ mất…
Tôi tự hỏi mình sống làm gì nếu thân thể lành lặn mà tâm hồn què quặt? Tôi sống làm gì với cái xác không hồn lơ ngơ đi giữa cuộc đời? Tôi sống làm gì với phần xác thịt chỉ biết ăn thật nhiều, uống thật nhiều, đòi hỏi vật chất và lạc thú thân xác thật nhiều?
Tôi yêu nghề cầm bút. Tôi từng trù tính chỉ làm công chức đến năm mươi tuổi rồi về hưu để được tự do viết, nay đứt gánh giữa đường sao?
Tôi thầm thét lên: “Ta thà chịu để thân tàn tật, chứ không thể để mất trí nhớ, hủy hoại tâm hồn. Phải chạy ngay khỏi đây thôi. Không thể giao phó sự sống còn của mình cho người khác, dù họ là thầy thuốc.”
Bao đêm dài trằn trọc, tôi quyết định xin về nước khi mới điều trị được ba tháng, mà bệnh của tôi cần phải nằm ở đây ba năm. Các bác sĩ Trung Quốc ngạc nhiên. Họ làm sao hiểu được ý nghĩ và linh cảm của tôi. Họ làm sao cứu nổi linh hồn tôi.
Bác sĩ Hà Nội thương cảm, tiếp tục cho tôi đi Đông Đức chữa. Tôi từ chối. Tôi nghĩ các vết thương hằn sâu trong tôi, hai mảnh đạn nằm trong bộ não của tôi, hệ thần kinh bị tổn thương của tôi, nếu cứ chữa kiểu nằm dài trong các bệnh viện, dù là viện thiên đường của Đông Đức hay Bắc Kinh cũng không ổn. Mình phải tự cứu mình thôi.
Tôi xin ra viện, nhờ anh bạn làm một cái chòi sáu mét vuông sau nhà anh ở 105 phố Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội. Nhà của tôi ở Hà Nội trước khi đi chiến trường, nay về đã bị người ta chiếm mất. Tôi ngồi lỳ trong chòi đọc sách và tập Thiền, tự xoa bóp chân tay.
Tôi nhớ lại ngày xưa ở làng Hoa Lũy, xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An, mẹ dắt tôi đến trường, thầy Phan Khắc Khoan đã dạy chúng tôi những bài tập võ cổ truyền. Tôi đọc sách dưỡng sinh của cụ Nguyễn Văn Hưởng, các sách Thiền, Phật, cụ Nguyễn Khắc Viện dạy tôi tập Thiền và võ quyền…
Tôi tự hiểu sức mình, chỗ nào đau, chỗ nào xơ cứng tôi biết, tự tổng hợp các phương pháp và tự rút ra cách tập của riêng mình. Tôi tập thở, nhận năng lượng của đất trời, điều khí lên đầu, xuống chân, tay, phủ tạng… Tôi lấy bàn tay lành vỗ cho tay yếu, vỗ những vết đau khắp toàn thân. Dần dần hơi ấm làm thông những mao mạch li ti, các tế bào được nuôi dưỡng và sống lại. Tôi luôn bị ám ảnh về sự mất trí nên khổ luyện rèn trí não. Tôi luyện đọc sách. Mới đầu đọc lại ca dao, thơ, truyện Kiều, Lục Vân Tiên… sau đọc dần các loại sách nghiên cứu của các học giả Đông Tây kim cổ, đọc Kinh Dịch, Khổng Tử, Lão Tử, triết học phương Đông…
Một anh thương binh biết mình tàn nhưng không muốn trở thành kẻ bị xã hội cho là phế, thì phải tự mình cứu mình. Luyện trí nhưng còn phải luyện tâm nữa. Tôi nằm trên giường bệnh buồn đau, khổ cực, cô đơn, nhớ mẹ…
Lời mẹ lại về: “Con à, chớ giận. Dỗi thì được, nhưng không được giận. Giận thì sinh oán, sinh thù. Khi người ta gây oán cho mình, mình nhận làm nạn nhân, đừng đánh trả lại”.
Mỗi khi đau khổ quá, tôi phải ngồi Thiền, tự xua đi, tự nhủ thầm: “Bất đắc dĩ làm nạn nhân, không bao giờ là kẻ sát nhân. Lấy ân trả oán. Đó là đạo lý làm người. Đời không làm được ân thì đừng gây oán. Không làm phúc cho ai thì đừng gây họa…”
Nhờ cách luyện tâm như thế, nên suốt mấy chục năm qua tôi ở căn phòng mười sáu mét vuông này, do một người đi miền Nam thông cảm bán rẻ cho, hằng ngày nghe đủ mọi âm thanh hỗn độn, chát chúa, mà tôi không bị chói tai, nhức óc vì những thứ đó.
Tôi đã sống lại từ cái chết. Tôi yêu quí từng thời khắc tôi được làm người. Không để cho cái ác, cái xấu, cái vớ vẩn ngoài đời, đánh gục ngã. Tôi đi tìm cuộc sống của riêng tôi. Tự tính tử vi, Kinh Dịch, tự nghiệm đời mình. Tôi sống với cái đẹp mà tôi từng đam mê, đó là cầm bút. Năm 1973, tôi ngồi trên chòi, hai tay co rúm không cầm được bút. Tôi đọc sách. Khi sức lực khá dần, tôi quyết định gieo chữ. Ký ức sống dậy thanh bình như tia nắng ban mai. Tôi viết “Nhớ nguồn” kể về những con người đẹp tôi gặp ở chiến truờng. Tôi phải lấy dây buộc bút vào giữa ngón tay cái mà viết, khi đau quá thì đọc cho anh em ghi. Gần chục năm khổ luyện, năm 1981 tôi duỗi được tay phải.
Từ đó đến nay tôi đã viết hơn hai chục tác phẩm giữa những cơn đau thể xác và nỗi đau tinh thần. Nhưng cây bút chữa lành những vết đau. Tác phẩm của tôi sẽ nói hộ tôi rằng tôi đau như thế nào? Tôi thương như thế nào? Tôi yêu như thế nào? Tôi đã vượt lên cái chết và nỗi đau của thế kỷ XX, của dân tộc, giống nòi Việt Nam và của cả nhân loại như thế nào?...
Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trong lần đến thăm nhà văn Sơn Tùng
Tạ ơn Tinh hoa văn hóa Phật giáo phương Đông, văn hóa Việt Nam – Hà Nội, đã truyền cho con người Việt phương pháp tu tâm, luyện trí để tự chữa lành nỗi đau tâm thể. Nhà văn Sơn Tùng trò chuyện với tôi về Thiền:
Mấy chục năm qua tôi đã Thiền để tự chống lại bệnh tật, vượt qua tàn phế chừng nào hay chừng ấy. Buổi tối tôi ngủ sớm, khoảng hai giờ sáng ngồi dậy Thiền, ngồi trong tư thế kiết già, bán kiết già, có khi ngồi độc trụ. Tôi nhắm mắt, điều hòa hơi thở và chìm dần trong không gian, thấy trong đầu mình cả một vùng vũ trụ, mênh mông thoáng rộng, sáng dần màu vàng đỏ, tỏa vòng tròn nở ra trên trán. Đấy là linh hồn mình. Một chấm sáng nhỏ tinh khiết, vĩnh hằng đang giao hòa cùng đại vũ trụ, nhận năng lượng, tình yêu thương, sức mạnh, sự tinh khiết, cái đẹp, cái thiện… của tâm linh tối cao, linh hồn tối cao. Trong trạng thái ấy, cơn đau qua đi, nỗi buồn qua đi, mọi tham muốn, sân si cũng tan biến, chỉ còn linh hồn mình kết nối cùng vũ trụ. Tinh khiết. Vĩnh hằng. Tôi tin có một thế giới tâm linh. Mình ngồi thiền, nghĩ đến Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật hiện về, hào quang tỏa quanh, nghĩ đến mẹ cha, mẹ cha mình về, như ngày xưa mẹ bảo: “Con ơi! Có thần trên hai vai, chớ có làm điều ác với ai, chớ có lấy cắp của ai cái gì.”
Tôi Thiền để tự chữa vết thương tái phát bằng cách điều khí đến chỗ đau. Có lần vết thương chảy máu xuống cổ áo mà tôi không biết đau. Máu lại khô. Tôi hiểu được tại sao các đạo nhân tự thiêu mà không đau đớn, vì họ đã Thiền tới cao siêu, kiềm chế được cái đau thể xác. Tôi kiên nhẫn điều khí, xoa vỗ, mười một năm, cánh tay phải co lên ngực, nay duỗi được, vung lên hạ xuống bình thường, bàn tay mềm, quay cầm được. Tôi điều khí lên vùng chẩm, vùng não còn găm hai mảnh đạn, kiềm chế đau và kiềm chế những cơn kích động thần kinh, đập phá, cơn ngã bất thần. Trước đây, mỗi khi nghe tiếng sét, tiếng người ầm ĩ, tiếng bát đũa, xoong chảo xô đập là tôi ngã, và lên cơn kích động thần kinh. Nhờ thiền, từ năm 1988 đến nay, tôi không hề bị các thứ tiếng inh tai, nhức óc ấy quật ngã…
-------------------------------
Nhà văn Sơn Tùng đã đi qua một hành trình văn hóa để sống bình yên trong một đại dương đau khổ. Ông đã vượt lên trên đại dương đau khổ để đi đến biển cả yên bình, nhờ Thiền. Mục đích tối cao của Thiền định là giải thoát sinh tử luân hồi. Ta thực hành Thiền dù chưa giải thoát thì cũng huấn luyện được tâm thức, làm cho nó thích nghi và hữu dụng trong đời sống thường nhật. Tâm là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc, mà cũng là chìa khóa để mở cánh cửa đau khổ. Một bên là thế giới vật chất rắc rối nhiều khổ đau, bạo lực, giả dối. Còn bên kia với thế giới tinh thần tinh khiết và sức mạnh tâm linh.
Bạn là ai? Bạn có muốn thiền không? Hãy đến Chiếu văn Sơn Tùng trong ngõ nhỏ Văn Chương, Hà Nội, gặp gỡ nhà văn, bạn sẽ ngẫm sâu hơn về văn hóa tinh thần và thực hành Thiền để đạt được trạng thái văn hóa tinh thần, sống trọn một kiếp hữu hạn bình yên. Ngày nay, Thiền đã được nhiều người trên thế giới (bất luận tôn giáo nào), cảm nhận được lợi ích do Thiền mang lại trong từng thời khắc sống. Tôi mừng vì các bạn sinh viên Hạnh, Hằng, Mai, Giang… sau khi nghe giảng về Thiền Trúc Lâm Yên Tử của tôi đã trả bài bằng một tài liệu nói về Lợi ích của sự hành Thiền mà các bạn tìm được trên mạng:
“Nếu quí vị là người bận rộn, thiền có thể giúp quí vị tránh khỏi sự căng thẳng và cảm nhận được sự thoải mái. Nếu quí vị là người lo âu, thiền có thể giúp quí vị an lạc và làm cho nội tâm thanh tịnh. Nếu quí vị có vấn đề nan giải, thiền có thể giúp quí vị phát huy sự can đảm và sức mạnh để đối phó cũng như khắc phục chúng… Nếu quí vị là người trẻ tuổi đang ở giữa ngã tư cuộc đời, và không biết đi con đường nào, thiền có thể định hướng đúng. Nếu quí vị là người lớn tuổi sống cuộc đời buồn tủi, thiền có thể mang lại cho quí vị một nhận thức thâm sâu về cuộc đời, dần dần sự nhận thức này sẽ làm vơi đi niềm đau khổ và tăng trưởng niềm vui trong cuộc sống… Nếu quí vị đau khổ vì những điều mất thăng bằng nào đó như là hụt hẫng tinh thần và tâm thức nhiều lo âu, thiền có thể xây dựng và trang bị lại lực lượng thân tâm vững chắc, đặc biệt là để phục hồi sức khỏe và những vấn đề căng thẳng của tinh thần. Nếu quí vị là người có tâm linh yếu ớt, thiền có thể củng cố tâm linh để làm gia tăng sự can đảm và khắc phục những yếu hèn trong tâm của quí vị. Nếu quí vị là người thông minh, thiền sẽ mang lại cho quí vị trí tuệ cao cả. Khi ấy quí vị sẽ nhận chân các giá trị một cách dễ dàng, không còn cảm nhận chúng như trước đây nữa”.
Thiền là cách ta học và thực hành văn hóa tinh thần, để sống làm người lương thiện, bình an, yêu thương. Học văn hóa là học cách sống làm người. Cách sống đó bạn sẽ dễ dàng tìm thấy ở chính cuộc sống của những con người biết vượt lên đại dương đau khổ của thế giới vật chất này nhờ Thiền như nhà văn Sơn Tùng.
THÙY MINH
http://truongsinhhocds.com/site/
Nguồn: www.sangdaotrongdoi.vn
No comments:
Post a Comment