Tuesday, November 20, 2012

CON MẮT PHƯƠNG ĐÔNG: Cái không có gì lại là tất cả

Trong triết học Đông phương, người ta xuất phát từ một cái mang tính trống không như cái trống không của não bộ. Cái này gọi là vô cực. Thanh nam châm có hai cực: cực dương và cực âm. Còn ở đây quan niệm vũ trụ ban đầu như thế...chẳng có cực nào cả.

Một cái trống không, đâu đâu cũng như nhau. Nhưng cái trống không sinh ra một cái khác gọi là Thái cực. Thái cực lại có âm và dương. Âm dương tuy mâu thuẫn nhau nhưng không loại trừ nhau. Trong âm có dương và trong dương có âm. Âm dương bổ sung và thống nhất nhau. Điều này có trái với lôgic hình thức: những cái mâu thuẫn loại trừ nhau. Tại sao trong triết học Đông phương có điểm mâu thuẫn với lôgic hình thức? Nó là như thế này... Chẳng hạn dương là chồng và âm là vợ. Họ bổ sung cho nhau chứ? Nếu không phải thế mà loại trừ nhau thì còn gì là gia đình? Và nhân loại cũng sẽ không tồn tại.

Theo qua điểm Đông phương: Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái...từ đó sinh ra muôn vật. Và tất cả đều do Vô cực tạo ra. Cũng theo Lão Tử, sở dĩ cái nhà dùng được, vì nó có cái trống không bên trong, cái chén dùng được vì cũng trống rỗng bên trong để đựng nước. Còn cái Vô cực, Ông phát biểu:

Có một cái gì đó không xác định
Tồn tại trước cả Đất và Trời,
Một cái gì vô hình yên lặng,
Không suy suyển, độc lập, 
Luôn luôn chuyển động không mệt mỏi,
Có khả năng trở thành người mẹ của Vũ trụ,
Không biết tên nó, tôi gọi là Đạo...

Trang Tử cũng nói: "Nhà Minh triết theo dõi một vạn năm và nhìn lại như tại một thời điểm duy nhất". Nhà Minh triết đã nhìn bằng cái trống không nói trên. Cũng có vài câu chuyện xưa, trong đó người ta nhắc đến chữ trống không với ý nghĩa lớn lao: Tề Thiên Đại Thánh gọi là Tôn Ngộ Không; còn người bạn đầy tài năng của nhà vua hóa hổ Từ Đạo Hạnh cũng mang cái tên là Nguyễn Minh Không.

Hoàng Lạc

No comments:

Post a Comment

Popular Posts