Từ bao đời nay, trong các làng thôn, ngõ phố, trong các đền đài nghi lễ lên đồng vẫn là một nghi lễ tín ngưỡng được nhiều người thành tâm thực hiện. Nhiều nơi, dù điện đài không trang hoàng lộng lẫy, dù không có được các cung văn đàn ngọt hát hay, đồ dâng cúng cũng rất sơ sài, nhưng với sự thành tâm, một cuộc lên đồng vẫn được thực hiện, và những người dân lam lũ vẫn trong một thoáng chốc đã được hưởng cảm xúc tiên giới một cách đủ đầy.
Theo quan niệm dân gian, vũ trụ gồm tứ phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thuỷ phủ (miền sông nước). Mỗi một miền này có một nữ thần cai quản, thay quyền tạo hóa quản cai nhân gian. Các vị nữ thần đó là Mẫu Cửu Thiên cai quản miền trời, Địa Mẫu cai quản miền đất, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi, và Mẫu Thoải cai quản miền sông nước.
Từ bao đời nhân dân đã sống trong sự chở che của các Mẫu. Tôn vinh các Mẫu, người dân thờ phụng Mẫu ở khắp nơi, bất kể là thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi. Thờ Mẫu trở thành một nét văn hóa giàu giá trị nhân văn và độc đáo trong văn hóa Việt. Và điệu hát chầu văn cùng nghi lễ lên đồng là một sự thể hiện niềm tôn kính đó đối với các Mẫu.
Lên đồng là hình thức ca múa nhạc tín ngưỡng dân gian của Việt Nam có mục đích tôn vinh thần thánh và tạo cảm xúc, theo niềm tin tín ngưỡng, giúp con người giao tiếp với thần linh. Hiện chưa có các tài liệu khẳng định thời điểm ra đời của lên đồng - hầu bóng. Tài liệu khảo cổ duy nhất hiện biết và đáng tin cậy, với niên đại được xác định là thế kỷ XVIII, là bức chạm gỗ một cảnh lên đồng ở đình Cô Mễ, tỉnh Bắc Ninh. Tuy vậy, các nhà khoa học đều khá thống nhất cho rằng lên đồng - hầu bóng ra đời vào khoảng thế kỷ XVI, gắn với sự hiển thế / giáng sinh của Liễu Hạnh - vị nữ thần duy nhất trong Tứ Bất Tử của thần điện Việt. Dân gian còn hòa đồng Liễu Hạnh vào với Cửu Thiên Thánh Mẫu. Câu chuyện bà Liễu Hạnh giáng sinh và hoạ thơ với Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan ở Lạng Sơn và Hồ Tây cho thấy sự manh nha của việc giáng bút rất phổ biến ở thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Thư mời dự "Lên Đồng - bảo tàng sống của Văn hóa Việt" ngày 23.2.2011
Hát chầu văn lên đồng là hát lên các bài văn bài thơ có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Tuỳ thuộc tính cách của vị thần mà nội dung lời thơ, tiết tấu giai điệu âm nhạc, điệu múa được trình diễn. Trong sự phấn khích của niềm tin và sự cộng cảm, cùng các chất men kích thích của trầu, rượu, thuốc lá, trong ánh sáng lung linh của đèn nến và mùi hương trầm thơm ngát của không gian huyền ảo, cuộc gặp gỡ của con người và các Thánh mẫu được bắt đầu. Các Mẫu giáng về, nghe lời ca tụng của các đệ tử, nghe thơ, nhạc, và nghe cả những lời thỉnh nguyện của họ. Thánh Mẫu hoan hỉ ban tài phát lộc cho “bách gia trăm họ”, và mọi người đón nhận lộc thánh với niềm hân hoan vô bờ. Tất cả mọi người đều hướng về Thánh Mẫu và thầm mong được phù hộ.
Một buổi hát chầu văn có thể được coi là cuộc hội nhập của Thi ca, Âm nhạc, Vũ đạo và Hội hoạ mang đậm phong cách dân gian thuần Việt.
Về Thi ca: Các bài thơ để hát trong lên đồng bên cạnh các thể thơ tiếp thu từ văn học cổ Trung Hoa như phú, thơ luật, là những bài sử dụng lối thơ dân gian rất quen thuộc như: lục bát, song thất lục bát, hát nói. Các bài thơ này có lời văn chau chuốt, đẹp đẽ, ca ngợi vẻ đẹp nơi tiên giới, uy linh của các vị thần tự thân đã rất ý vị và giầu nhạc tính. Các bài thơ này, khi được hát lên, theo các làn điệu khác nhau (khoảng vài trăm làn điệu), thì mang lại một xúc cảm gấp bội.
Về Âm nhạc: Nhạc khí chủ đạo của hát văn là đàn nguyệt, và bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống … Hình thành trên các lối ngâm truyền thống, có tiết tấu và cao độ rõ ràng phụ thuộc vào lời thơ, hát văn không những hình thành nên những liên khúc có khả năng thể hiện những nội dung lớn của huyền thoại một cách sinh động mà nó còn tiếp thu thâu nhập những nét đẹp của dân ca các miền để làm phong phú sự thể hiện của mình.
Về Vũ đạo: Múa trong lên đồng còn gọi là múa thiêng, thể hiện niềm kính trọng đối với các thánh mẫu và các vị thần linh. Múa thiêng lên đồng xây dựng các hình tượng thần linh và một tiên giới giữa cõi trần. Trong lên đồng, múa thiêng mang đầy đủ các hình thức thể hiện của ngôn ngữ múa như: múa tính cách (thể hiện rất rõ tính cách khá riêng biệt của từng vị thần linh), múa trang trí (chú trọng đến ngôn ngữ tạo hình, vươn lên đến cái đẹp), múa mô phỏng (cưỡi ngựa, ngã ngựa, chèo thuyền, quảy hàng), …
Về Hội hoạ: Nếu như ta đến một hội làng, ta sẽ thật phấn chấn khi gặp một không gian rực rỡ sắc màu của cờ phướn, trang phục, xe kiệu…thì ta sẽ còn ngạc nhiên hơn khi đến xem một buổi lên đồng. Lên đồng có bao nhiêu giá (thường lên mươi, mười lăm giá; nhưng nếu lên đầy đủ có thể lên tới hàng trăm giá), thì có bấy nhiêu trang phục và đi kèm với các trang phục này là các khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng nữa. Rồi đèn, nến, rồi lễ vật, và các trang trí nhiều khi tỏ rõ sự phô trương. Có lẽ vì thế mà các hội làng và các buổi lên đồng thường gây nhiều cảm hứng cho các họa sĩ.
“Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động. Người Việt đã triển lãm nền văn hóa Việt Nam cho người Việt và người nước ngoài. Những người tham gia hầu đồng chính là những người quản lý nhà bảo tàng, những người bảo vệ cho văn hóa Việt Nam. Việc làm của họ đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau của văn hóa Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhòa đi trong đời sống xã hội hàng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu”.
Chúng tôi xin mượn lời của GS.TS. Frank Proschan sĩ của Smithsonian institution Washington DC của Mỹ để kết thúc bài viết này.
Theo quan niệm dân gian, vũ trụ gồm tứ phủ: Thiên phủ (miền trời), Địa phủ (miền đất), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thuỷ phủ (miền sông nước). Mỗi một miền này có một nữ thần cai quản, thay quyền tạo hóa quản cai nhân gian. Các vị nữ thần đó là Mẫu Cửu Thiên cai quản miền trời, Địa Mẫu cai quản miền đất, Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi, và Mẫu Thoải cai quản miền sông nước.
Từ bao đời nhân dân đã sống trong sự chở che của các Mẫu. Tôn vinh các Mẫu, người dân thờ phụng Mẫu ở khắp nơi, bất kể là thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi. Thờ Mẫu trở thành một nét văn hóa giàu giá trị nhân văn và độc đáo trong văn hóa Việt. Và điệu hát chầu văn cùng nghi lễ lên đồng là một sự thể hiện niềm tôn kính đó đối với các Mẫu.
Lên đồng là hình thức ca múa nhạc tín ngưỡng dân gian của Việt Nam có mục đích tôn vinh thần thánh và tạo cảm xúc, theo niềm tin tín ngưỡng, giúp con người giao tiếp với thần linh. Hiện chưa có các tài liệu khẳng định thời điểm ra đời của lên đồng - hầu bóng. Tài liệu khảo cổ duy nhất hiện biết và đáng tin cậy, với niên đại được xác định là thế kỷ XVIII, là bức chạm gỗ một cảnh lên đồng ở đình Cô Mễ, tỉnh Bắc Ninh. Tuy vậy, các nhà khoa học đều khá thống nhất cho rằng lên đồng - hầu bóng ra đời vào khoảng thế kỷ XVI, gắn với sự hiển thế / giáng sinh của Liễu Hạnh - vị nữ thần duy nhất trong Tứ Bất Tử của thần điện Việt. Dân gian còn hòa đồng Liễu Hạnh vào với Cửu Thiên Thánh Mẫu. Câu chuyện bà Liễu Hạnh giáng sinh và hoạ thơ với Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan ở Lạng Sơn và Hồ Tây cho thấy sự manh nha của việc giáng bút rất phổ biến ở thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Thư mời dự "Lên Đồng - bảo tàng sống của Văn hóa Việt" ngày 23.2.2011
Hát chầu văn lên đồng là hát lên các bài văn bài thơ có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Tuỳ thuộc tính cách của vị thần mà nội dung lời thơ, tiết tấu giai điệu âm nhạc, điệu múa được trình diễn. Trong sự phấn khích của niềm tin và sự cộng cảm, cùng các chất men kích thích của trầu, rượu, thuốc lá, trong ánh sáng lung linh của đèn nến và mùi hương trầm thơm ngát của không gian huyền ảo, cuộc gặp gỡ của con người và các Thánh mẫu được bắt đầu. Các Mẫu giáng về, nghe lời ca tụng của các đệ tử, nghe thơ, nhạc, và nghe cả những lời thỉnh nguyện của họ. Thánh Mẫu hoan hỉ ban tài phát lộc cho “bách gia trăm họ”, và mọi người đón nhận lộc thánh với niềm hân hoan vô bờ. Tất cả mọi người đều hướng về Thánh Mẫu và thầm mong được phù hộ.
Một buổi hát chầu văn có thể được coi là cuộc hội nhập của Thi ca, Âm nhạc, Vũ đạo và Hội hoạ mang đậm phong cách dân gian thuần Việt.
Về Thi ca: Các bài thơ để hát trong lên đồng bên cạnh các thể thơ tiếp thu từ văn học cổ Trung Hoa như phú, thơ luật, là những bài sử dụng lối thơ dân gian rất quen thuộc như: lục bát, song thất lục bát, hát nói. Các bài thơ này có lời văn chau chuốt, đẹp đẽ, ca ngợi vẻ đẹp nơi tiên giới, uy linh của các vị thần tự thân đã rất ý vị và giầu nhạc tính. Các bài thơ này, khi được hát lên, theo các làn điệu khác nhau (khoảng vài trăm làn điệu), thì mang lại một xúc cảm gấp bội.
Về Âm nhạc: Nhạc khí chủ đạo của hát văn là đàn nguyệt, và bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống … Hình thành trên các lối ngâm truyền thống, có tiết tấu và cao độ rõ ràng phụ thuộc vào lời thơ, hát văn không những hình thành nên những liên khúc có khả năng thể hiện những nội dung lớn của huyền thoại một cách sinh động mà nó còn tiếp thu thâu nhập những nét đẹp của dân ca các miền để làm phong phú sự thể hiện của mình.
Về Vũ đạo: Múa trong lên đồng còn gọi là múa thiêng, thể hiện niềm kính trọng đối với các thánh mẫu và các vị thần linh. Múa thiêng lên đồng xây dựng các hình tượng thần linh và một tiên giới giữa cõi trần. Trong lên đồng, múa thiêng mang đầy đủ các hình thức thể hiện của ngôn ngữ múa như: múa tính cách (thể hiện rất rõ tính cách khá riêng biệt của từng vị thần linh), múa trang trí (chú trọng đến ngôn ngữ tạo hình, vươn lên đến cái đẹp), múa mô phỏng (cưỡi ngựa, ngã ngựa, chèo thuyền, quảy hàng), …
Về Hội hoạ: Nếu như ta đến một hội làng, ta sẽ thật phấn chấn khi gặp một không gian rực rỡ sắc màu của cờ phướn, trang phục, xe kiệu…thì ta sẽ còn ngạc nhiên hơn khi đến xem một buổi lên đồng. Lên đồng có bao nhiêu giá (thường lên mươi, mười lăm giá; nhưng nếu lên đầy đủ có thể lên tới hàng trăm giá), thì có bấy nhiêu trang phục và đi kèm với các trang phục này là các khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng nữa. Rồi đèn, nến, rồi lễ vật, và các trang trí nhiều khi tỏ rõ sự phô trương. Có lẽ vì thế mà các hội làng và các buổi lên đồng thường gây nhiều cảm hứng cho các họa sĩ.
“Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động. Người Việt đã triển lãm nền văn hóa Việt Nam cho người Việt và người nước ngoài. Những người tham gia hầu đồng chính là những người quản lý nhà bảo tàng, những người bảo vệ cho văn hóa Việt Nam. Việc làm của họ đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau của văn hóa Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhòa đi trong đời sống xã hội hàng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu”.
Chúng tôi xin mượn lời của GS.TS. Frank Proschan sĩ của Smithsonian institution Washington DC của Mỹ để kết thúc bài viết này.
Nguyễn Xuân Diện
No comments:
Post a Comment