Cũng vậy, khu rừng nào có an lạc và giải thoát thì Tăng chúng tìm về nương tựa. Điều này lý giải cho việc có khá nhiều “khu rừng” hiện nay bên ngoài nguy nga, tráng lệ, sung mãn vật chất nhưng thiếu vắng chư Tăng bởi không kiến tạo được chất liệu an tịnh, giải thoát.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
Chư Tỷ kheo, Ta sẽ giảng pháp môn về khu rừng. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ.
Tỷ kheo sống tại khu rừng nào mà các niệm chưa được an trú không được an trú; tâm chưa được định tĩnh không được định tĩnh; các lậu hoặc chưa được đoạn trừ không được đoạn trừ; vô thượng an ổn chưa chứng đạt không được chứng đạt và y phục, đồ ăn, sàng tọa, thuốc men kiếm được một cách khó khăn. Tỷ kheo phải từ bỏ khu rừng ấy bất kể ngày hay đêm.
Tỷ kheo sống tại khu rừng nào mà các niệm chư được an trú, không được an trú; ….(như trên) và y phục, đồ ăn, sàng tọa, thuốc men kiếm được một cách dễ dàng. Tỷ kheo phải từ bỏ khu rừng ấy.
Tỷ kheo sống tại khu rừng nào mà các niệm chưa được an trú được an trú; tâm tư chưa được định tĩnh được định tĩnh; các lậu hoặc chưa được đoạn trừ được đoạn trừ; vô thượng an ổn chưa chứng đạt được chứng đạt và y phục, đồ ăn, sàng tọa, thuốc men kiếm được một cách khó khăn. Tỷ kheo phải ở lại khu rừng ấy.
Tỷ kheo sống tại khu rừng nào mà các niệm chưa được an trú được an trú;…..(như trên) và y phục, đồ ăn, sàng tọa, thuốc men kiếm được một cách dễ dàng. Tỷ kheo phải ở lại khu rừng ấy đến trọn đời.
(ĐTKVN, Trung Bộ I, kinh Khu Rừng [lược], số 17, VNCPHVN ấn hành 1992, tr.239)
LỜI BÀN:
Thời Thế Tôn còn tại thế, các Tỷ kheo đa phần sống du hành. Với hành trang chủ yếu là ba y một bát, khất thực để nuôi thân, luôn di chuyển từ nơi này đến nơi khác là đặc trưng của đời sống xuất gia. Cũng có lúc vị Tỷ kheo sống ở tinh xá hoặc nhà của thí chủ nhưng chủ yếu vẫn là các khu rừng bên ngoài những làng mạc, phố xá.
Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, nếu khu rừng nào mà không cải thiện được đời sống tâm linh, không thăng tiến về định tuệ thì dù cho nơi ấy có đời sống sung túc cũng phải từ bỏ ngay lập tức. Ngược lại, khu rừng nào mà nơi ấy sự tu tập ngày càng tiến bộ, dẫu đời sống khó khăn thì cũng nên ở lại, nếu đủ duyên thì có thể ở lại đến trọn đời.
Ngay nay, chư Tỷ kheo không còn ở rừng và du hành nữa mà thường ở cố định trong những già lam song kinh nghiệm về bốn khu rừng vẫn còn liên hệ mật thiết đến đời sống xuất gia. Do đó, nếu một Tỷ kheo không cảm nhận được sự tiến bộ tâm linh thì có quyền rời bỏ trụ xứ để tìm một nơi ở khác thích hợp.
Vì thế, những vị có trách nhiệm lãnh đạo các chùa viện ngoài việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống vật chất cần đặc biệt quan tâm đến sự thăng hoa tâm linh của đại chúng. Sự ổn định và phát triển về phương diện vật chất tuy cần nhưng cần nhất vẫn là sự tiến bộ tinh thần.
Đất lành chim đậu. Cũng vậy, khu rừng nào có an lạc và giải thoát thì Tăng chúng tìm về nương tựa. Điều này lý giải cho việc có khá nhiều “khu rừng” hiện nay bên ngoài nguy nga, tráng lệ, sung mãn vật chất nhưng thiếu vắng chư Tăng bởi không kiến tạo được chất liệu an tịnh, giải thoát.
Quảng Tánh (Theo Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikaya)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
Chư Tỷ kheo, Ta sẽ giảng pháp môn về khu rừng. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ.
Tỷ kheo sống tại khu rừng nào mà các niệm chưa được an trú không được an trú; tâm chưa được định tĩnh không được định tĩnh; các lậu hoặc chưa được đoạn trừ không được đoạn trừ; vô thượng an ổn chưa chứng đạt không được chứng đạt và y phục, đồ ăn, sàng tọa, thuốc men kiếm được một cách khó khăn. Tỷ kheo phải từ bỏ khu rừng ấy bất kể ngày hay đêm.
Tỷ kheo sống tại khu rừng nào mà các niệm chư được an trú, không được an trú; ….(như trên) và y phục, đồ ăn, sàng tọa, thuốc men kiếm được một cách dễ dàng. Tỷ kheo phải từ bỏ khu rừng ấy.
Tỷ kheo sống tại khu rừng nào mà các niệm chưa được an trú được an trú; tâm tư chưa được định tĩnh được định tĩnh; các lậu hoặc chưa được đoạn trừ được đoạn trừ; vô thượng an ổn chưa chứng đạt được chứng đạt và y phục, đồ ăn, sàng tọa, thuốc men kiếm được một cách khó khăn. Tỷ kheo phải ở lại khu rừng ấy.
Tỷ kheo sống tại khu rừng nào mà các niệm chưa được an trú được an trú;…..(như trên) và y phục, đồ ăn, sàng tọa, thuốc men kiếm được một cách dễ dàng. Tỷ kheo phải ở lại khu rừng ấy đến trọn đời.
(ĐTKVN, Trung Bộ I, kinh Khu Rừng [lược], số 17, VNCPHVN ấn hành 1992, tr.239)
LỜI BÀN:
Thời Thế Tôn còn tại thế, các Tỷ kheo đa phần sống du hành. Với hành trang chủ yếu là ba y một bát, khất thực để nuôi thân, luôn di chuyển từ nơi này đến nơi khác là đặc trưng của đời sống xuất gia. Cũng có lúc vị Tỷ kheo sống ở tinh xá hoặc nhà của thí chủ nhưng chủ yếu vẫn là các khu rừng bên ngoài những làng mạc, phố xá.
Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, nếu khu rừng nào mà không cải thiện được đời sống tâm linh, không thăng tiến về định tuệ thì dù cho nơi ấy có đời sống sung túc cũng phải từ bỏ ngay lập tức. Ngược lại, khu rừng nào mà nơi ấy sự tu tập ngày càng tiến bộ, dẫu đời sống khó khăn thì cũng nên ở lại, nếu đủ duyên thì có thể ở lại đến trọn đời.
Ngay nay, chư Tỷ kheo không còn ở rừng và du hành nữa mà thường ở cố định trong những già lam song kinh nghiệm về bốn khu rừng vẫn còn liên hệ mật thiết đến đời sống xuất gia. Do đó, nếu một Tỷ kheo không cảm nhận được sự tiến bộ tâm linh thì có quyền rời bỏ trụ xứ để tìm một nơi ở khác thích hợp.
Vì thế, những vị có trách nhiệm lãnh đạo các chùa viện ngoài việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống vật chất cần đặc biệt quan tâm đến sự thăng hoa tâm linh của đại chúng. Sự ổn định và phát triển về phương diện vật chất tuy cần nhưng cần nhất vẫn là sự tiến bộ tinh thần.
Đất lành chim đậu. Cũng vậy, khu rừng nào có an lạc và giải thoát thì Tăng chúng tìm về nương tựa. Điều này lý giải cho việc có khá nhiều “khu rừng” hiện nay bên ngoài nguy nga, tráng lệ, sung mãn vật chất nhưng thiếu vắng chư Tăng bởi không kiến tạo được chất liệu an tịnh, giải thoát.
Quảng Tánh (Theo Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikaya)
Nguồn: Tongiaovadantoc.com
No comments:
Post a Comment