Từ xưa, khoa phong thủy đã hiểu rõ mối tương quan giữa địa linh và nhân kiệt, mối tương quan giữa con người với môi trường chung quanh cũng như các tương tác về tâm - sinh - lý giữa sinh vật này với sinh vật khác. Nhờ quan sát thực nghiệm về tâm - sinh - lý và các biến thái của nó, khoa phong thủy đã nắm vững sự quan hệ của siêu vật lý giữa mồ mả tổ tiên với số mệnh của con cháu... Cha ông ta đã từng nói: "Người ta giàu vì mồ, vì mả, không ai giàu vì kẻ cả bát cơm".
Trải qua hàng ngàn năm, khoa phong thủy đã có những đóng góp lớn lao. Việc dời đô về Thăng Long của vua Lý Thái Tổ đã góp phần làm cho dân tộc ta, đất nước ta hơn một ngàn năm vững bền. Chỉ cần một lời chỉ dẫn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân,” mà Chúa Nguyễn Hoàng đã dựng nên đế nghiệp.
Trải qua hàng ngàn năm, khoa phong thủy đã có những đóng góp lớn lao. Việc dời đô về Thăng Long của vua Lý Thái Tổ đã góp phần làm cho dân tộc ta, đất nước ta hơn một ngàn năm vững bền. Chỉ cần một lời chỉ dẫn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân,” mà Chúa Nguyễn Hoàng đã dựng nên đế nghiệp.
Đất kết “ bút nghiêng” làng Hành Thiện |
Trên thế giới có nhiều vùng đất "địa linh" như thế. Đất "Minh châu cận hải" ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ là một ví dụ. Đây là nơi sản sinh 8 vị tổng thống Hoa Kỳ lừng danh thế giới (George Washington, Thomas Jefferson, Thomas Jefferson, James Monroe, William Henry Harrison, John Tyler, Zachary Taylor, Thomas Woodrow Wilson), chẳng những ảnh hưởng đến sự lập quốc của nước Mỹ mà còn ảnh hưởng đến cuộc diện của thế giới nữa.
Bản đồ Hồ Drummond |
Hồ Drummond tròn như một điều thần bí |
Một số thông tin tham khảo:
a. Những trường hợp không tốt
1. Mộ chôn gần cây cổ thụ, để rễ cây đâm vào hài cốt: Con cháu bị mổ xẻ, bại liệt, đui mù, câm điếc, giảm thọ.
2. Mộ chôn gần đường cao tốc, đường xe lửa, bến tàu, hay nhà máy công nghiệp nặng, làm nhiễu động âm phần: Con cháu gian xảo, buôn gian bán lận, cờ bạc, hút sách.
3. Mộ chôn chỗ quanh năm ngập nước phèn, hay sình lầy: Con cháu bị bịnh phì mập, phù thủng, đau thận, đau lưng, hư răng hay mục răng.
4. Triệt địa là đào ao nuôi cá, khai mương nước, làm đường xe lửa, xây xa lộ trên đầu mộ, long mạch bị cắt đứt: Con cháu chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.
5. Mộ chôn ở diên địa (đất có pha quặng chì), bị phá khí thái cực, gây điên đảo âm dương: Con cháu có người bất phân phái tính, bán nam, bán nữ, đồng tính luyến ái.
6. Quan quách mà đóng đinh sắt, thép hay chôn theo vàng bạc, châu báu: Con cháu điên khùng, ung thư.
7. Quan tài bằng đá hay kim khí: Con cháu ngỗ nghịch, dâm đãng, giang hồ, tâm thần loạn trí, phạm pháp.
8. Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm, sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. Khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến: Con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.
9. Bia mộ để dưới chân: Con cháu ngu đần, vất vả cơ hàn (Hầu hết các nghĩa địa ở Mỹ đều để bia trên đầu, như Rose Hill, Peek family,Westminster Memorial Park, Chúa Chiên Lành...).
10. Dùng quế, trầm, tro, củi tẩm liệm: Con cháu bị bệnh lở lói, phung cùi, xấu xí.
11. Dùng lụa tơ tằm để tẩm liệm hài cốt, bỏ nhiều giấy vàng bạc có bột kim khí: Con cháu hay trở thành đồng cô cốt cậu, chồng con lận đận.
12. Bỏ hột xoàn hay vàng vào miệng người chết để phạn hàm: đời sau tuyệt tự, không con trai nối dõi.
12. Bỏ hột xoàn hay vàng vào miệng người chết để phạn hàm: đời sau tuyệt tự, không con trai nối dõi.
13. Long hổ giao nhau. Núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường: Loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau. (Như ngôi mộ nhà Trần kết phát 200 năm, nhưng gia tộc ruột thịt lấy nhau, vì sợ mất ngôi!).
14. Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao: Con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.
15. Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc (Nhiều ngôi mộ nằm ở tầng trên mà lại kết thủy đầy nước trong veo, trong khi mộ ở tầng dưới không kết tốt, lại thấy khô ran).
16. Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng (Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm. Nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết).
17. Xây mộ bằng đá ong, dùng tà thuật chôn theo người chết những tượng sa thạch, và an táng trên nọa địa hay thiết địa, (đất khô cứng vì có quặng kim khí): con cháu tàn ác dã man, chết vì gươm đao, súng đạn.
18. Hỏa thiêu rồi giữ lại hài cốt mà không chịu chôn cất: Con cháu đời sau là nạn nhân của chiến tranh và tai ương.
b. những trường hợp tốt
1. Phù địa: Là mạch đất chỗ chôn mộ ngày càng nổi lên cao, do thủy tụ làm cho đất nở trương ra (Khác với phù sa là đất bồi do hiện tượng xâm thực của cuồng lưu).
2. Đất xốp: Nhẹ và mịn màng gần ao hồ, sông, bể. Huyệt đào lên thấy đất đỏ mịn như tròng đỏ hột gà.
3. Mộ kết: Là một điểm trong long mạch có mật độ siêu vật chất cao nhất và động nhất; đồng thời có cảm trường siêu vật lý đi qua thường trực và cao diệu. Cảm trường siêu vật lý phân giải và làm tê liệt tà vật, tà khí, vi sinh vật hủ hóa, nên hài cốt không bị tiêu hủy và bề mặt sinh cơ còn tiếp tục sinh sản dưới một hình thức khác lạ của sinh vật hạ đẳng như là nấm mốc, mối đùn, thủy tụ.
- Nấm mốc: Làm di hài còn nguyên vẹn và bên ngoài được bao bọc bởi một mạng tơ trắng hay xanh, vàng, do ngoại bì biến thái.
- Kết mối: Là mối (termite) tập họp, tạo thành một lớp keo bảo vệ hài cốt kiên cố như xây xi măng.
- Kết thủy: Hay thủy tụ là hài cốt được một lớp nước trong bảo vệ qua nhiều chục năm như một thứ nước ướp xác. Nếu bốc mộ thì nước sẽ nhanh chóng hóa đục và hài cốt tức khắc ngã màu đen (Thầy phong thủy cho rằng mộ ông nội của tiến sĩ Lê Quý Đôn ở huyện Duyên Hà, tỉnh Thái Bình, kết thủy).
c. Tại sao phải mai táng?
Dù là địa táng như thường thấy ở Việt Nam, thiên táng là sét đánh, trời trồng, núi lở, đất sụp, không thiên di hài cốt được, thủy táng như thả xuống sông Ganges ở Ấn Độ, điểu táng là chia thành nhiều mảnh nhỏ cho chim ăn như ở Tây-Tạng, hay thiền táng như trường hợp hai nhà sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu... cũng đều cùng chung một mục đích: “Của THIÊN trả ĐỊA” để thân tứ đại (đất, nước, gió lửa) trả về với vũ trụ. Bởi vậy, đã thiêu thì phải rải xuống nước, hay đem chôn xuống đất mới đúng với qui luật tự nhiên, ngỏ hầu tránh cho con cháu đại họa bom đạn, hỏa hoạn, động đất về sau.
Đức Chúa Trời phán rằng: “Con người sinh ra bằng cát bụi, phải trở về với cát bụi mà thôi.” Còn theo cụ Nguyễn Du thì:
Trăm năm còn có gì đâu ?
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.
Kim sanh Thủy (Kim khí nấu chảy ra nước). Thủy sinh Mộc (Nước nuôi cây đâm chồi nẩy lộc). Mộc sinh Hỏa (Cây cháy phát ra lửa). Hỏa sinh Thổ (Lửa cháy tàn rụi ra tro đất). Cho nên, chưa “hạ Thổ” là sanh, trụ, hoại, diệt chưa hoàn tất. Nghĩa là người chết chưa đi hết hành trình sinh diệt! Thánh Gandi, người đã tranh đấu cho nền độc lập Ấn Độ, sau khi hỏa táng, một số ngân hàng đã lưu trữ tro cốt của Ngài. Mới đây, hậu duệ của Ngài đã đấu tranh đòi lại để rải nốt xuống bể. Những gia đình có thờ tro cốt trong nhà, con cháu thường bệnh hoạn, ly tán, bất hòa, tình duyên trắc trở. Người Hời, người Chàm hay khoét lổ, nhét xác chết vào một khúc cây, bịt kín 2 đầu rồi đem dựng vào góc nhà mà thờ (Chúng ta gọi là ma xó). Kết quả, dân tộc này đã bị diệt vong.
Người xưa nói : “Sống cái nhà, già cái mồ” là muốn khi chết được mồ yên, mả đẹp. Động mồ, động mả là điều đại kỵ. Cho nên, chỉ có xá lợi của Phật là một thứ ngọc rất quý, kết tinh bởi tinh, khí, thần mới đáng để chiêm bái thờ phượng mà thôi. Còn tro cốt của người phàm nào làm trái với quy luật tự nhiên, tự nó sẽ gây ra nhân quả có hại mà không ai có thể chối cải được.
TTđTD (tổng hợp)
Ảnh: Internet
No comments:
Post a Comment