Bình Thuận có nhiều lễ hội. Chúng ta tham quan một số lễ hội chính sau:
1. Lễ hội Dinh Thầy Thím
Hàng năm vào các ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch, khi gió bấc về, tại Dinh thầy Thím thị xã La Gi diễn ra lễ hội lớn nhân dịp giỗ Thầy - Thím. Lễ hội được dân địa phương tổ chức rất quy mô và hoàng tráng. Ngoài việc lễ cầu nguyện và cúng tế cho quốc thái, dân an còn có các hoạt động văn hóa - nghệ thuật dân gian đặc sắc...thu hút đông đảo du khách các nơi về tham gia.
2. Lễ hội Mbăng Katê
Vào tháng 8, 9 âm lịch, tại các lăng tẩm, đền miếu các gia đình đồng bào Chăm diễn ra lễ hội Mblăng Katê. Đây là lễ hội quan trọng và lớn nhất của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn. Mblăng Katê là lễ tết tưởng nhớ thần linh, các anh hùng, tổ tiên, các vị vua có công với nước đã được thần thánh hóa như Poklong Garai, Pôrômê...
Lễ hội cũng là dịp để nhân dân hành hương, tổ chức gặp mặt, thăm viếng và thờ phụng tổ tiên. Lễ thường có nghi thức dâng cúng, rước thần, đội mũ, mặc áo và tắm tượng. Sau nghi lễ, mọi người ngâm thơ, ca hát và tổ chức nhiều trò chơi giải trí khác.
3. Lễ hội Cầu Yên
Vào đầu tháng tháng giêng theo lịch Chăm, tức tháng 4 dương lịch, bà con Chăm Ba Ni tổ chức lễ hội truyền thống của mình. Người Chăm gọi là Raja Prông. Buổi lễ bắt đầu lúc chạng vạng tối. Mọi người làm lễ nguyện cầu cho những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Sau phần nghi lễ, là tổ chức các cuộc vui chơi văn nghệ.
4. Lễ hội Nghinh Ông
Vào các ngày 16, 17, 18 của tháng 6, 7 hoặc 8 âm lịch, tại các dinh (vạn) trong tỉnh đều tổ chức lễ hội Nghinh Ông. Đây là lễ hội tín ngưỡng của bà con ngư dân các vùng ven biển. Ngư dân làm lễ nguyện cầu ông Nam Hải giúp cho mưa thuận, gió hòa, vụ mùa bội thu...; tiếp đến, là lễ Nghinh Ông (đón cá).
Sau phần nghi lễ, tổ chức hát bộ, hát chèo, hò bá trạo và các hoạt động văn nghệ cùng với các trò chơi dân gian đặc sắc khác...
Hoàng Lạc
Ảnh: Internet
1. Lễ hội Dinh Thầy Thím
Hàng năm vào các ngày 15 và 16 tháng 9 âm lịch, khi gió bấc về, tại Dinh thầy Thím thị xã La Gi diễn ra lễ hội lớn nhân dịp giỗ Thầy - Thím. Lễ hội được dân địa phương tổ chức rất quy mô và hoàng tráng. Ngoài việc lễ cầu nguyện và cúng tế cho quốc thái, dân an còn có các hoạt động văn hóa - nghệ thuật dân gian đặc sắc...thu hút đông đảo du khách các nơi về tham gia.
2. Lễ hội Mbăng Katê
Vào tháng 8, 9 âm lịch, tại các lăng tẩm, đền miếu các gia đình đồng bào Chăm diễn ra lễ hội Mblăng Katê. Đây là lễ hội quan trọng và lớn nhất của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn. Mblăng Katê là lễ tết tưởng nhớ thần linh, các anh hùng, tổ tiên, các vị vua có công với nước đã được thần thánh hóa như Poklong Garai, Pôrômê...
Lễ hội cũng là dịp để nhân dân hành hương, tổ chức gặp mặt, thăm viếng và thờ phụng tổ tiên. Lễ thường có nghi thức dâng cúng, rước thần, đội mũ, mặc áo và tắm tượng. Sau nghi lễ, mọi người ngâm thơ, ca hát và tổ chức nhiều trò chơi giải trí khác.
3. Lễ hội Cầu Yên
Vào đầu tháng tháng giêng theo lịch Chăm, tức tháng 4 dương lịch, bà con Chăm Ba Ni tổ chức lễ hội truyền thống của mình. Người Chăm gọi là Raja Prông. Buổi lễ bắt đầu lúc chạng vạng tối. Mọi người làm lễ nguyện cầu cho những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Sau phần nghi lễ, là tổ chức các cuộc vui chơi văn nghệ.
4. Lễ hội Nghinh Ông
Vào các ngày 16, 17, 18 của tháng 6, 7 hoặc 8 âm lịch, tại các dinh (vạn) trong tỉnh đều tổ chức lễ hội Nghinh Ông. Đây là lễ hội tín ngưỡng của bà con ngư dân các vùng ven biển. Ngư dân làm lễ nguyện cầu ông Nam Hải giúp cho mưa thuận, gió hòa, vụ mùa bội thu...; tiếp đến, là lễ Nghinh Ông (đón cá).
Sau phần nghi lễ, tổ chức hát bộ, hát chèo, hò bá trạo và các hoạt động văn nghệ cùng với các trò chơi dân gian đặc sắc khác...
Hoàng Lạc
Ảnh: Internet
No comments:
Post a Comment