TÁC PHẨM VĂN HỌC VƯỢT THỜI GIAN CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT
Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ.
Trầm trầm không gian mới rung đường tơ.
Vương vấn heo may hoa yến mong chờ.
Trầm trầm không gian mới rung đường tơ.
Vương vấn heo may hoa yến mong chờ.
Ôi tiếng cầm ca, thu đến bao giờ….
Nếu bạn là người yêu thích âm nhạc, chắc chắn bạn sẽ biết nhạc phẩm tiền chiến nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao: đó là nhạc phẩm Trương Chi. Mở đầu cho bản nhạc là một giai điệu huyền ảo, đài các với lời hát giàu chất thơ; không thể không chép ra đây để bạn đọc thưởng thức những tứ thơ đầu tiên đầy mộng của nhạc phẩm này:
Một chiều xưa, trăng nước chưa thành thơ
Trầm trầm không gian, mới rung đường tơ
Vương vấn heo may, hoa yến mong chờ
Ôi ! Tiếng cầm ca, thu đến bao giờ… (*)
Trầm trầm không gian, mới rung đường tơ
Vương vấn heo may, hoa yến mong chờ
Ôi ! Tiếng cầm ca, thu đến bao giờ… (*)
Thơ và nhạc là những rung cảm vi diệu của tâm hồn. Nếu bạn được nghe những giai điệu mở đầu của nhạc phẩm “Trương Chi” với lời ca diễn cảm trong một trạng thái hoàn toàn thư giãn, bạn sẽ thấy sự huyền ảo của thơ nhạc như hòa quyện vào nhau, nâng hồn người ra khỏi mọi sự vướng bận của trần gian. Nhạc phẩm nổi tiếng này của Văn Cao đã lấy cảm hứng từ “Chuyện tình Trương Chi” - một tác phẩm văn học vượt thời gian của người Lạc Việt thời Hùng Vương.
Thời đại Hùng Vương có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử các quốc gia của nhân loại kể từ khi có loài người, bằng một nửa thời gian lịch sử hình thành các dân tộc trên thế giới. Những giá trị của nền văn minh lâu đời đó dù tan nát theo những diễn biến lịch sử. Nhưng những mảnh vụn còn lại, mặc dù chưa được phục chế hoàn hảo cũng đủ làm cho trí tuệ hiện đại của nhân loại phải kinh ngạc. Trong lịch sử văn minh nhân loại, có lẽ ít thấy một quốc gia nào sử dụng khái niệm văn hiến để nói về đất nước 5000 năm, kể từ thời Hùng Vương thứ I (2879 trước CN – theo chính sử). Bởi vì, bắt đầu từ thời Hùng Vương, nền văn hóa của đất nước này đã hướng con người tới sự hòa nhập trong tình yêu của con người đầy nhân bản. Những truyền thuyết, huyền thoại của nền văn học nghệ thuật thời Hùng dù còn lại rất ít, đều chứng tỏ điều đó. Đó là: Mỵ Châu – Trọng Thủy, Thạch Sanh, chuyện tình Trương Chi và rải rác trong những truyền thuyết lịch sử khác.
Bắt đầu từ chuyện tình Trương Chi, nguồn cảm hứng cho nhạc phẩm Trương Chi của nhạc sĩ Văn Cao.
Vì là một tác phẩm văn học, nên chuyện tình Trương Chi khác với truyền thuyết lịch sử là không có sự hiện diện của vua Hùng. Nhưng người Việt gốc Văn Lang vẫn nhận ra dấu ấn của tổ tiên qua người con gái diễm hằng với thiên thu: đó là Mỵ Nương con quan tể tướng. May thay! Nếu không phải là Mỵ Nương, mà là một thiên thần thì câu chuyện đã nhạt nhòa với thời gian, còn đâu chất lãng mạn của tình yêu con người trong áng văn chương trác tuyệt, vượt thời gian đến tận bây giờ và mãi mãi về sau…
Câu chuyện kể rằng:
Ngày xưa, có một chàng trai đánh cá nghèo, mồ côi cha mẹ tên là Trương Chi. Anh rất xấu xí, nhưng thổi sáo rất hay. Đêm đêm anh thường đem sáo ra thổi. Bến sông anh đậu thuyền ngay gần dinh quan tể tướng, nên tiếng sáo của anh vang vọng đến dinh của ngài. Quan tể tướng có một người con gái tên là Mỵ Nương đã đến tuổi lấy chồng rất xinh đẹp. Mỗi khi Trương Chi thổi sáo, nàng lại ra cửa sổ phòng mình hướng về phía sông để được nghe tiếng sáo của chàng và nàng đã say mê tiếng sáo ấy.
Rồi có một thời gian, Trương Chi ốm bệnh, Mỵ Nương không
còn được nghe tiếng sáo của chàng. Nàng buồn bã tưởng nhớ tiếng sáo đến tương tư, rồi phát bệnh. Quan tể tướng hỏi nguyên nhân, biết chuyện, ông cho mời Trương Chi đến để thổi sáo cho nàng nghe.
Được nghe lại tiếng sáo, Mỵ Nương khỏi bệnh. Nhưng vừa nhìn thấy Trương Chi, nàng đã quay mặt đi vì chàng quá xấu. Còn Trương Chi lại đem lòng yêu Mỵ Nương, sau khi được gặp nàng.
Biết không thể gần nhau, Trương Chi buồn bã bệnh chết.
Trải bao năm tháng chôn vùi dưới đất, thân xác đã tiêu tan. Nhưng trái tim Trương Chi kết thành một khối ngọc đỏ thắm như thách thức với thiên thu, thủy chung chờ đợi. Về sau có người tình cờ tìm được khối ngọc này, tiện thành một bộ đồ trà và đem dâng quan tể tướng.
Trong một tiệc yến có Mỵ Nương cùng dự, quan tể tướng sai lấy bình trà quí ra dùng. Nhưng khi rót nước vào, Mỵ Nương chợt thấy trong chén trà của mình hình bóng con thuyền của Trương Chi và tiếng sáo ngày xưa vọng về. Công chúa khóc, nước mắt nhỏ vào trong chén và chén trà tan đi trong tay nàng.
Giọt lệ của Mỵ Nương không phải chỉ nhỏ vào chén trà khiến mối tình u uẩn của Trương Chi tan đi trong tình yêu của thiên thần. Cùng với trái tim ngọc đá của Trương Chi, giọt lệ từ cảm xúc trong tâm hồn Mỵ Nương đã rơi vào tận cõi thiên thu, đưa tình yêu đôi lứa đến đỉnh cao nhất của sự hòa nhập tâm hồn.
Mỵ Nương – nàng công chúa diễm hằng – bước vào không gian của tuổi buồn trinh nữ. Tâm hồn trong trắng của nàng chưa một lần rung lên với nhạc khúc tình yêu. Nhưng nàng lại tìm được sự đồng cảm trong tiếng sáo chơi vơi, đong đầy chất u buồn nhân thế của Trương Chi… đã đến trong nàng không biết tự bao giờ…
Qua hơn 2000 năm thăng trầm của lịch sử, bao lời thơ nét nhạc đã rung động vì cảm xúc với câu chuyện tình Trương Chi. Nhưng, có lẽ không ai miêu tả tâm hồn trinh trắng như cả một trời thơ với những rung cảm đầu đời của nàng công chúa diễm hằng, hay hơn nhạc khúc của Văn Cao.
Một chiều xưa, trăng nước chưa thành thơ
Trầm trầm không gian, mới rung đường tơ
Vương vấn heo may, hoa yến mong chờ
Ôi ! Tiếng cầm ca, thu đến bao giờ…(*)
Vì là một tác phẩm văn học, nên chuyện tình Trương Chi khác với truyền thuyết lịch sử là không có sự hiện diện của vua Hùng. Nhưng người Việt gốc Văn Lang vẫn nhận ra dấu ấn của tổ tiên qua người con gái diễm hằng với thiên thu: đó là Mỵ Nương con quan tể tướng. May thay! Nếu không phải là Mỵ Nương, mà là một thiên thần thì câu chuyện đã nhạt nhòa với thời gian, còn đâu chất lãng mạn của tình yêu con người trong áng văn chương trác tuyệt, vượt thời gian đến tận bây giờ và mãi mãi về sau…
Câu chuyện kể rằng:
Ngày xưa, có một chàng trai đánh cá nghèo, mồ côi cha mẹ tên là Trương Chi. Anh rất xấu xí, nhưng thổi sáo rất hay. Đêm đêm anh thường đem sáo ra thổi. Bến sông anh đậu thuyền ngay gần dinh quan tể tướng, nên tiếng sáo của anh vang vọng đến dinh của ngài. Quan tể tướng có một người con gái tên là Mỵ Nương đã đến tuổi lấy chồng rất xinh đẹp. Mỗi khi Trương Chi thổi sáo, nàng lại ra cửa sổ phòng mình hướng về phía sông để được nghe tiếng sáo của chàng và nàng đã say mê tiếng sáo ấy.
Rồi có một thời gian, Trương Chi ốm bệnh, Mỵ Nương không
còn được nghe tiếng sáo của chàng. Nàng buồn bã tưởng nhớ tiếng sáo đến tương tư, rồi phát bệnh. Quan tể tướng hỏi nguyên nhân, biết chuyện, ông cho mời Trương Chi đến để thổi sáo cho nàng nghe.
Được nghe lại tiếng sáo, Mỵ Nương khỏi bệnh. Nhưng vừa nhìn thấy Trương Chi, nàng đã quay mặt đi vì chàng quá xấu. Còn Trương Chi lại đem lòng yêu Mỵ Nương, sau khi được gặp nàng.
Biết không thể gần nhau, Trương Chi buồn bã bệnh chết.
Trải bao năm tháng chôn vùi dưới đất, thân xác đã tiêu tan. Nhưng trái tim Trương Chi kết thành một khối ngọc đỏ thắm như thách thức với thiên thu, thủy chung chờ đợi. Về sau có người tình cờ tìm được khối ngọc này, tiện thành một bộ đồ trà và đem dâng quan tể tướng.
Trong một tiệc yến có Mỵ Nương cùng dự, quan tể tướng sai lấy bình trà quí ra dùng. Nhưng khi rót nước vào, Mỵ Nương chợt thấy trong chén trà của mình hình bóng con thuyền của Trương Chi và tiếng sáo ngày xưa vọng về. Công chúa khóc, nước mắt nhỏ vào trong chén và chén trà tan đi trong tay nàng.
Giọt lệ của Mỵ Nương không phải chỉ nhỏ vào chén trà khiến mối tình u uẩn của Trương Chi tan đi trong tình yêu của thiên thần. Cùng với trái tim ngọc đá của Trương Chi, giọt lệ từ cảm xúc trong tâm hồn Mỵ Nương đã rơi vào tận cõi thiên thu, đưa tình yêu đôi lứa đến đỉnh cao nhất của sự hòa nhập tâm hồn.
Mỵ Nương – nàng công chúa diễm hằng – bước vào không gian của tuổi buồn trinh nữ. Tâm hồn trong trắng của nàng chưa một lần rung lên với nhạc khúc tình yêu. Nhưng nàng lại tìm được sự đồng cảm trong tiếng sáo chơi vơi, đong đầy chất u buồn nhân thế của Trương Chi… đã đến trong nàng không biết tự bao giờ…
Qua hơn 2000 năm thăng trầm của lịch sử, bao lời thơ nét nhạc đã rung động vì cảm xúc với câu chuyện tình Trương Chi. Nhưng, có lẽ không ai miêu tả tâm hồn trinh trắng như cả một trời thơ với những rung cảm đầu đời của nàng công chúa diễm hằng, hay hơn nhạc khúc của Văn Cao.
Một chiều xưa, trăng nước chưa thành thơ
Trầm trầm không gian, mới rung đường tơ
Vương vấn heo may, hoa yến mong chờ
Ôi ! Tiếng cầm ca, thu đến bao giờ…(*)
Tiếng sáo Trương Chi trầm buồn theo sóng nước, chơi vơi như cuộc đời bất hạnh của chàng. Chàng mồ côi cả cha lẫn mẹ, lại có một ngoại hình xấu xí bọc một kiếp nghèo. Nhưng thiên nhiên lại ban cho chàng cây sáo với tài năng tuyệt kỹ. Tiếng sáo của chàng an ủi cho chính lòng chàng. Trương Chi biết đâu trong lầu son gác tía bên sông lại có một tuyệt thế giai nhân, đang say đắm thả hồn theo tiếng sáo của chàng.
Ngay từ những đoạn mở đầu của câu chuyện tình, chất lãng mạn đã ngập tràn trong âm thanh vi diệu của tiếng sáo Trương Chi. Tiếng sáo ấy chơi vơi, xao xuyến rồi lắng chìm trong tâm hồn trinh nữ của Mỵ Nương. Giá trị nghệ thuật là dung môi để hai tâm hồn đồng cảm tìm đến nhau, rồi tan trong đó. Thời gian trôi đi, đã bao lần Mỵ Nương đến bên “song thu hé đợi đàn”(*) của chàng đánh cá nghèo? Tiếng sáo từ đâu vọng tới làm say đắm tâm hồn trinh nữ, Mỵ Nương có biết hay chăng? Đó là anh chàng si tình, hàng đêm đến bên lầu buông tiếng sáo tỏ tình với nàng, hay vọng lại từ chiếc thuyền lẻ loi bên sông của chàng Trương Chi nghèo khó? Nàng quay mặt đi khi gặp Trương Chi, phải chăng khi gặp người nghệ sĩ tài hoa mới vỡ lẽ chỉ là một chàng đánh cá nghèo rớt mồng tơi, nên đã phũ phàng? Nét buồn trong nhạc phẩm Trương Chi của Văn Cao “Trách ai khinh nghèo quên nhau”, phải chăng đó là nỗi lòng của riêng ông với tình yêu thông tục của thế nhân đã đến rồi đi trong cuộc đời, hơn là một nhận xét thực về sự từ hôn của Mỵ Nương?
Mỵ Nương – con gái quan tể tướng – mà phải sợ lấy một người nghèo ư? May thay! Công chúa Tiên Dung, người con gái ở tột đỉnh giàu sang lấy một anh chàng nghèo rớt mùng tơi, “cái khố không có mà mang” đã thanh minh cho nàng. Từ chân trời góc biển bên kia lục địa Á – Âu sau đó 2000 năm, đại văn hào Victor Hugo cũng không nỡ gán ghép khiên cưỡng mà cho cô gái Bôhêmiêng xinh đẹp lấy chàng Cadimodo gù, đã viết nên tác phẩm lãng mạn nổi tiếng thế giới và là niềm tự hào của nền văn học Pháp; đó là tác phẩm “Nhà thờ Đức Bà ở Paris”. Từ chối hợp hôn với một người đàn ông xấu xí tật nguyền, đó là quyền thiêng liêng của người phụ nữ; quyền của thiên chức làm mẹ mà thượng đế ban cho mỗi người nữ ở trần gian; để đảm bảo sự di truyền của giống nòi. Dù cho Mỵ Nương tìm thấy ở Trương Chi một sự hòa nhập tâm hồn, nhưng chàng quá xấu… không ai có thể trách nàng!
Tình yêu nam nữ không có sự hòa nhập xác thân nơi trần thế thì không có chất lứa đôi. Nhưng tác gia thời Hùng cũng như đại văn hào Victor Hugo đã tài tình tạo ra một hình tượng xấu xí của chàng trai, để khéo léo từ chối một sự hòa nhập thân xác đầy nhân tính; tình yêu đôi lứa trong tác phẩm chỉ còn lại phần tâm hồn. Đó là điều kiện để những thiên tài đưa chất lãng mạn đến sự rung cảm tế vi nhất trong tình yêu của con người. Với cõi tâm linh, ước mơ và sáng tạo là không giới hạn.
Trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris”, trái tim cô gái Bohêmieng chưa hề rung cảm trước mối tình của Cadimodo – đã đến với nàng bằng tình yêu tự nhiên đẹp nhất ở con người. Kết thúc câu chuyện, Cadimodo ôm xác người yêu cùng chết trong hầm mộ.
Nhưng trong câu chuyện tình Trương Chi, sự lãng mạn đã thăng hoa đến mức tận cùng của tình yêu đôi lứa. Tiếng sáo của Trương Chi đâu phải chỉ có mình Mỵ Nương nghe được. Nhưng ai rung cảm được tiếng nhạc lòng của Trương Chi bằng Mỵ Nương? Phải chi Trương Chi là Bá Nha, Mỵ Nương là Tử Kỳ thì chỉ đập cây đàn là xong. Nhưng Trương Chi không thể đập cây sáo rồi ra đi như Bá Nha. Vì ở Bá Nha chỉ là sự đồng điệu về nghệ thuật, không có người thưởng thức thì đàn ai nghe. Còn Trương Chi, ngoài sự đồng điệu về nghệ thuật; thanh âm tiếng sáo chính là thanh âm của tâm hồn chàng; khi ngoại hình xấu xí trong con mắt thế nhân, không phải là con người đích thực trong chàng. Rung động với tiếng sáo của Trương Chi, chính là sự hòa nhập với tâm hồn Trương Chi. Nhưng oái oăm thay, người hiểu được lòng chàng và hòa nhập với tâm hồn chàng qua tiếng sáo lại là một giai nhân. Cho dù quyền quý cao sang, cha nàng với quyền uy tể tướng, có thừa khả năng để đưa chàng đánh cá nghèo thành một người có đầy thế lực. Nhưng quyền uy tể tướng, làm sao vượt được quyền năng của tạo hóa đã ghi dấu ấn trên thân hình xấu xí của chàng?
Nàng từ chối hòa nhập xác thân với nụ hôn trần thế. Đó là quyền của đời con gái, đây chính là một trong những tình tiết giàu chất nhân tính của chuyện tình Trương chi, có nét tương ứng trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris” của Victor Huygo. Nhưng trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris” thì cô gái xinh đẹp người Bôhêmiêng đã chết, để hai người cùng chết bên nhau với tình yêu say đắm của Cadimodo. Còn ở chuyện tình Trương Chi thì chàng nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh đã chết. Chàng chết, vì đã mất đi một nửa linh hồn khi chợt thấy ở trong sự rung cảm của Mỵ Nương với cõi lòng chàng. Chàng chết, vì không thể đem lại hạnh phúc cho nàng với một ngoại hình xấu xí. Câu chuyện tình đến đây cũng đủ chất lãng mạn và cao thượng, hơn hẳn so với nhiều câu chuyện tình nổi tiếng cổ kim.
Nhưng nếu chỉ có thế thì vẫn chưa thể xứng đáng với tầm vóc của một thời đại có nền văn hiến lâu nhất, so với các quốc gia trong lịch sử văn minh nhân loại.
Ở chuyện tình Trương Chi, chất lãng mạn đã được thăng hoa đến tận cùng, để ngàn đời sau – cho đến ngày tận thế – nhân loại sẽ không còn tạo dựng được một hình tượng hay hơn thế nữa. Cũng như tượng thần vệ nữ ở Milo, những điêu khắc gia đầy tài năng của nhân loại hiện nay, chưa ai lắp nổi cánh tay cho nàng. Đôi cánh tay trần thế, không thuộc về vẻ đẹp của thiên thần.
Chất lãng mạn trác tuyệt đưa chuyện tình Trương Chi vào cõi bất tử chính là ở đoạn cuối của câu chuyện.
Ngay từ những đoạn mở đầu của câu chuyện tình, chất lãng mạn đã ngập tràn trong âm thanh vi diệu của tiếng sáo Trương Chi. Tiếng sáo ấy chơi vơi, xao xuyến rồi lắng chìm trong tâm hồn trinh nữ của Mỵ Nương. Giá trị nghệ thuật là dung môi để hai tâm hồn đồng cảm tìm đến nhau, rồi tan trong đó. Thời gian trôi đi, đã bao lần Mỵ Nương đến bên “song thu hé đợi đàn”(*) của chàng đánh cá nghèo? Tiếng sáo từ đâu vọng tới làm say đắm tâm hồn trinh nữ, Mỵ Nương có biết hay chăng? Đó là anh chàng si tình, hàng đêm đến bên lầu buông tiếng sáo tỏ tình với nàng, hay vọng lại từ chiếc thuyền lẻ loi bên sông của chàng Trương Chi nghèo khó? Nàng quay mặt đi khi gặp Trương Chi, phải chăng khi gặp người nghệ sĩ tài hoa mới vỡ lẽ chỉ là một chàng đánh cá nghèo rớt mồng tơi, nên đã phũ phàng? Nét buồn trong nhạc phẩm Trương Chi của Văn Cao “Trách ai khinh nghèo quên nhau”, phải chăng đó là nỗi lòng của riêng ông với tình yêu thông tục của thế nhân đã đến rồi đi trong cuộc đời, hơn là một nhận xét thực về sự từ hôn của Mỵ Nương?
Mỵ Nương – con gái quan tể tướng – mà phải sợ lấy một người nghèo ư? May thay! Công chúa Tiên Dung, người con gái ở tột đỉnh giàu sang lấy một anh chàng nghèo rớt mùng tơi, “cái khố không có mà mang” đã thanh minh cho nàng. Từ chân trời góc biển bên kia lục địa Á – Âu sau đó 2000 năm, đại văn hào Victor Hugo cũng không nỡ gán ghép khiên cưỡng mà cho cô gái Bôhêmiêng xinh đẹp lấy chàng Cadimodo gù, đã viết nên tác phẩm lãng mạn nổi tiếng thế giới và là niềm tự hào của nền văn học Pháp; đó là tác phẩm “Nhà thờ Đức Bà ở Paris”. Từ chối hợp hôn với một người đàn ông xấu xí tật nguyền, đó là quyền thiêng liêng của người phụ nữ; quyền của thiên chức làm mẹ mà thượng đế ban cho mỗi người nữ ở trần gian; để đảm bảo sự di truyền của giống nòi. Dù cho Mỵ Nương tìm thấy ở Trương Chi một sự hòa nhập tâm hồn, nhưng chàng quá xấu… không ai có thể trách nàng!
Tình yêu nam nữ không có sự hòa nhập xác thân nơi trần thế thì không có chất lứa đôi. Nhưng tác gia thời Hùng cũng như đại văn hào Victor Hugo đã tài tình tạo ra một hình tượng xấu xí của chàng trai, để khéo léo từ chối một sự hòa nhập thân xác đầy nhân tính; tình yêu đôi lứa trong tác phẩm chỉ còn lại phần tâm hồn. Đó là điều kiện để những thiên tài đưa chất lãng mạn đến sự rung cảm tế vi nhất trong tình yêu của con người. Với cõi tâm linh, ước mơ và sáng tạo là không giới hạn.
Trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris”, trái tim cô gái Bohêmieng chưa hề rung cảm trước mối tình của Cadimodo – đã đến với nàng bằng tình yêu tự nhiên đẹp nhất ở con người. Kết thúc câu chuyện, Cadimodo ôm xác người yêu cùng chết trong hầm mộ.
Nhưng trong câu chuyện tình Trương Chi, sự lãng mạn đã thăng hoa đến mức tận cùng của tình yêu đôi lứa. Tiếng sáo của Trương Chi đâu phải chỉ có mình Mỵ Nương nghe được. Nhưng ai rung cảm được tiếng nhạc lòng của Trương Chi bằng Mỵ Nương? Phải chi Trương Chi là Bá Nha, Mỵ Nương là Tử Kỳ thì chỉ đập cây đàn là xong. Nhưng Trương Chi không thể đập cây sáo rồi ra đi như Bá Nha. Vì ở Bá Nha chỉ là sự đồng điệu về nghệ thuật, không có người thưởng thức thì đàn ai nghe. Còn Trương Chi, ngoài sự đồng điệu về nghệ thuật; thanh âm tiếng sáo chính là thanh âm của tâm hồn chàng; khi ngoại hình xấu xí trong con mắt thế nhân, không phải là con người đích thực trong chàng. Rung động với tiếng sáo của Trương Chi, chính là sự hòa nhập với tâm hồn Trương Chi. Nhưng oái oăm thay, người hiểu được lòng chàng và hòa nhập với tâm hồn chàng qua tiếng sáo lại là một giai nhân. Cho dù quyền quý cao sang, cha nàng với quyền uy tể tướng, có thừa khả năng để đưa chàng đánh cá nghèo thành một người có đầy thế lực. Nhưng quyền uy tể tướng, làm sao vượt được quyền năng của tạo hóa đã ghi dấu ấn trên thân hình xấu xí của chàng?
Nàng từ chối hòa nhập xác thân với nụ hôn trần thế. Đó là quyền của đời con gái, đây chính là một trong những tình tiết giàu chất nhân tính của chuyện tình Trương chi, có nét tương ứng trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris” của Victor Huygo. Nhưng trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris” thì cô gái xinh đẹp người Bôhêmiêng đã chết, để hai người cùng chết bên nhau với tình yêu say đắm của Cadimodo. Còn ở chuyện tình Trương Chi thì chàng nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh đã chết. Chàng chết, vì đã mất đi một nửa linh hồn khi chợt thấy ở trong sự rung cảm của Mỵ Nương với cõi lòng chàng. Chàng chết, vì không thể đem lại hạnh phúc cho nàng với một ngoại hình xấu xí. Câu chuyện tình đến đây cũng đủ chất lãng mạn và cao thượng, hơn hẳn so với nhiều câu chuyện tình nổi tiếng cổ kim.
Nhưng nếu chỉ có thế thì vẫn chưa thể xứng đáng với tầm vóc của một thời đại có nền văn hiến lâu nhất, so với các quốc gia trong lịch sử văn minh nhân loại.
Ở chuyện tình Trương Chi, chất lãng mạn đã được thăng hoa đến tận cùng, để ngàn đời sau – cho đến ngày tận thế – nhân loại sẽ không còn tạo dựng được một hình tượng hay hơn thế nữa. Cũng như tượng thần vệ nữ ở Milo, những điêu khắc gia đầy tài năng của nhân loại hiện nay, chưa ai lắp nổi cánh tay cho nàng. Đôi cánh tay trần thế, không thuộc về vẻ đẹp của thiên thần.
Chất lãng mạn trác tuyệt đưa chuyện tình Trương Chi vào cõi bất tử chính là ở đoạn cuối của câu chuyện.
Thiên Sứ
Nguồn: thiensulacviet.com
No comments:
Post a Comment