Tuesday, October 30, 2012

CƠ HỌC LƯỢNG TỬ

TTđTD - Tìm hiểu cơ học lượng tử, môn khoa học hiện đại giúp chúng ta có công cụ tiếp cận đến với Đạo Phật và tôn giáo khác cũng như đời sống tâm linh nhanh hơn.
Max Planck, cha đẻ của lý thuyết lượng tử.
Cơ học lượng tử là một trong những lý thuyết cơ bản của vật lý học. Cơ học lượng tử là phần mở rộng và bổ sung của cơ học Newton (còn gọi là cơ học cổ điển). Nó là cơ sở của rất nhiều các chuyên ngành khác của vật lý và hóa học như vật lý chất rắn, hóa lượng tử, vật lý hạt. Khái niệm lượng tử để chỉ một số đại lượng vật lý như năng lượng (xem Hình 1) không liên tục mà rời rạc.


Cơ học lượng tử là một lý thuyết cơ học, nghiên cứu về chuyển động và các đại lượng vật lý liên quan đến chuyển động như năng lượng và xung lượng, của các vật thể nhỏ bé, ở đó lưỡng tính sóng hạt được thể hiện rõ. Lưỡng tính sóng hạt được giả định là tính chất cơ bản của vật chất, chính vì thế cơ học lượng tử được coi là cơ bản hơn cơ học Newton vì nó cho phép mô tả chính xác và đúng đắn rất nhiều các hiện tượng vật lý mà cơ học Newton không thể giải thích được. Các hiện tượng này bao gồm các hiện tượng ở quy mô nguyên tử hay nhỏ hơn (hạ nguyên tử). Cơ học Newton không thể lý giải tại sao các nguyên tử lại có thể bền vững đến thế, hoặc không thể giải thích được một số hiện tượng vĩ mô như siêu dẫn, siêu chảy. Các tiên đoán của cơ học lượng tử chưa bao giờ bị thực nghiệm chứng minh là sai sau một thế kỷ. Cơ học lượng tử là sự kết hợp chặt chẽ của ít nhất ba loại hiện tượng mà cơ học cổ điển không tính đến, đó là: (1) việc lượng tử hóa (rời rạc hóa) một số đại lượng vật lý, (2) lưỡng tính sóng hạt, và (3) vướng lượng tử. Trong các trường hợp nhất định, cácđịnh luật của cơ học lượng tử chính là các định luật của cơ học cổ điển ở mức độ chính xác cao hơn. Việc cơ học lượng tử rút về cơ học cổ điển được biết với cái tên nguyên lý tương ứng.

Cơ học lượng tử được kết hợp với thuyết tương đối để tạo nên cơ học lượng tử tương đối tính, đối lập với cơ học lượng tử phi tương đối tính khi không tính đến tính tương đối của chuyển động.[cần dẫn nguồn] Ta dùng khái niệm cơ học lượng tử để chỉ cả hai loại trên. Cơ học lượng tử đồng nghĩa với vật lý lượng tử. Tuy nhiên vẫn có nhiều nhà khoa học coi cơ học lượng tử có ý nghĩa như cơ học lượng tử phi tương đối tính, mà như thế thì nó hẹp hơn vật lý lượng tử.

Một số nhà vật lý tin rằng cơ học lượng tử cho ta một mô tả chính xác thế giới vật lý với hầu hết các điều kiện khác nhau. Dường như là cơ học lượng tử không còn đúng ở lân cận các hố đen hoặc khi xem xét vũ trụ như một toàn thể. Ở phạm vi này thì cơ học lượng tử lại mâu thuẫn với lý thuyết tương đối rộng, một lý thuyết về hấp dẫn. Câu hỏi về sự tương thích giữa cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu rất sôi nổi.

Cơ học lượng tử được hình thành vào nửa đầu thế kỷ 20 do Max Planck, Albert Einstein, Niels Bohr, Werner Heisenberg, Erwin Schrödinger, Max Born, John von Neumann, Paul Dirac, Wolfgang Pauli và một số người khác tạo nên. Một số vấn đề cơ bản của lý thuyết này vẫn được nghiên cứu cho đến ngày nay.

Mô tả lý thuyết

Hình 1: Hàm sóng của một điện tử của nguyên tử

Có nhiều phương pháp toán học mô tả cơ học lượng tử, chúng tương đương với nhau. Một trong những phương pháp được dùng nhiều nhất đó là lý thuyết biến đổi, do Paul Dirac phát minh ra nhằm thống nhất và khái quát hóa hai phương pháp toán học trước đó là cơ học ma trận (của Werner Heisenberg) và cơ học sóng (của Erwin Schrödinger).

Theo các phương pháp toán học mô tả cơ học lượng tử này thì trạng thái lượng tử của một hệ lượng tử sẽ cho thông tin về xác suất của các tính chất, hay còn gọi là các đại lượng quan sát (đôi khi gọi tắt là quan sát), có thể đo được. Các quan sát có thể là năng lượng, vị trí, động lượng (xung lượng), và mô men động lượng... Các quan sát có thể là liên tục (ví dụ vị trí của các hạt) hoặc rời rạc (ví dụ năng lượng của điện tử trong nguyên tử hydrogen).

Nói chung, cơ học lượng tử không cho ra các quan sát có giá trị xác định. Thay vào đó, nó tiên đoán một phân bố xác suất, tức là, xác suất để thu được một kết quả khả dĩ từ một phép đo nhất định. Các xác suất này phụ thuộc vào trạng thái lượng tử ngay tại lúc tiến hành phép đo. Tuy nhiên vẫn có một số các trạng thái nhất định liên quan đến một giá trị xác định của một quan sát cụ thể. Các trạng thái đó được biết với cái tên là hàm riêng, hay còn gọi là trạng thái riêng của quan sát đó.

Ví dụ, chúng ta hãy xét một hạt tự do, trạng thái lượng tử của nó có thể biểu diễn bằng một sóng có hình dạng bất kỳ và có thể lan truyền trong toàn bộ không gian, được gọi là hàm sóng. Vị trí và xung lượng của hạt là hai đại lượng quan sát. Trạng thái riêng của vị trí là một hàm sóng có giá trị rất lớn tại vị trí x và bằng không tại tất cả các vị trí khác x. Chúng ta tiến hành đo vị trí của một hàm sóng như vậy, chúng ta sẽ thu được kết quả tìm thấy hạt tại x với xác suất 100%. Mặt khác, trạng thái riêng của xung lượng lại có dạng một sóng phẳng. Bước sóng của nó là h/p, trong đó h là hằng số Planck và plà xung lượng ở trạng thái riêng đó.

Thông thường, một hệ sẽ không ở trong trạng thái riêng của bất kỳ quan sát nào mà chúng ta đang quan tâm. Tuy nhiên, nếu chúng ta đo một quan sát, hàm sóng sẽ ngay lập tức trở thành một trạng thái riêng của quan sát đó. Việc này được gọi là sự suy sập hàm sóng. Nếu ta biết hàm sóng tại một thời điểm trước khi đo đạc thì chúng ta có thể tính được xác suất suy sập vào mỗi trạng thái riêng khả dĩ. Ví dụ, hạt tự do được đề cập ở trên thường có một hàm sóng ở dạng một bó sóng có tâm là một vị trí ở x0 nào đó, chứ không phải là trạng thái riêng của vị trí hay xung lượng. Khi ta đo vị trí của hạt, chúng ta không thể tiên đoán một cách chính xác kết quả mà chúng ta sẽ thu được. Kết quả thu được có thể, chứ không chắc chắn, nằm gần X0 mà ở đó, biên độ hàm sóng là lớn. Sau khi thực hiện phép đo xong, kết quả thu được là x, hàm sóng suy sập vào trạng thái riêng của vị trí nằm tại x.

Các hàm sóng có thể thay đổi theo thời gian. Phương trình mô tả sự thay đổi của hàm sóng theo thời gian là phương trình Schrödinger, đóng vai trò giống như định luật thứ hai của Newton trong cơ học cổ điển. Phương trình Schrödinger áp dụng cho hạt tự do của chúng ta sẽ tiên đoán tâm của bó sóng chuyển động trong không gian với vận tốc không đổi, giống như một hạt cổ điển chuyển động khi không có lực nào tác dụng lên nó. Tuy nhiên, bó sóng sẽ trải rộng ra theo thời gian, điều này có nghĩa là vị trí của hạt sẽ trở nên bất định và ảnh hưởng đến trạng thái riêng của vị trí làm cho nó biến thành các bó sóng rộng hơn không phải là các trạng thái riêng của vị trí nữa.

Một số hàm sóng tạo ra các phân bố xác suất không đổi theo thời gian. Rất nhiều hệ mà khi xem xét bằng cơ học cổ điển thì được coi là "động" nhưng lại được mô tả bằng hàm sóng "tĩnh". Ví dụ một điện tử trong một nguyên tử không bị kích thích được coi một cách cổ điển là chuyển động trên một quỹ đạo hình tròn xung quanh hạt nhân nguyên tử, trong khi đó thì cơ học lượng tử lại mô tả điện tử này bằng một đám mây xác suất đối xứng cầu tĩnh xung quanh hạt nhân (Hình 1).

Sự thay đổi của hàm sóng theo thời gian có tính nhân quả, theo nghĩa, với một hàm sóng tại một thời điểm ban đầu có thể cho một tiên đoán xác định hàm sóng sẽ như thế nào tại bất kỳ thời điểm tiếp theo. Trong phép đo lượng tử, sự thay đổi của một hàm sóng thành một hàm sóng khác không xác định và không thể đoán trước được, điều đó có nghĩa sự thay đổi đó là ngẫu nhiên.

Bản chất xác suất của cơ học lượng tử nảy sinh từ việc thực hiện phép đo: vật thể tương tác với máy đo, và hàm sóng tương ứng sẽ bị vướng. Kết quả là vật thể cần đo không còn tồn tại như một thực thể độc lập nữa. Điều này sẽ làm cho kết quả thu được trong tương lai có một độ bất định nào đó. Đến đây, người ta có thể nghĩ rằng nếu chuẩn bị các máy đo thì những bất định đó có thể chỉ là những dữ liệu chưa biết. Nhưng vấn đề là ta không thể biết được các dữ liệu đó vì máy đo không thể vừa dùng để đo tính chất vật thể, vừa tự biết ảnh hưởng của nó đến vật thể đó cùng một lúc.

Do đó, có vấn đề về nguyên tắc, chứ không phải về thực tiễn, có một độ bất định có mặt trong các tiên đoán xác suất. Đây là một trong những ý tưởng khó hiểu nhất về bản chất của một hệ lượng tử. Đó từng là trung tâm của của tranh luận Bohr-Einstein, trong đó, họ nghĩ tìm cách làm sáng tỏ các nguyên lý cơ bản này bằng các thí nghiệm tư duy.

Có một vài cách giải thích cơ học lượng tử phủ nhận sự "suy sập hàm sóng" bằng cách thay đổi khái niệm về những thành phần thiết lập nên các "phép đo" trong cơ học lượng tử (xem thêm giải thích trạng thái tương đối).

Các hiệu ứng của cơ học lượng tử

Như đã nhắc ở trên, có một vài lớp hiện tượng xuất hiện trong cơ học lượng tử mà không có sự tương tự với cơ học cổ điển. Chúng được gọi là "hiệu ứng lượng tử".

Loại thứ nhất của hiệu ứng lượng tử đó là lượng tử hóa các đại lượng vật lý nhất định. Trong ví dụ về hạt mà ta đã xem xét, cả vị trí và xung lượng đều là các quan sát liên tục. Tuy nhiên nếu ta giới hạn hạt đó trong một vùng không gian để hình thành bài toán hạt trong hố thế thì các quan sát đó sẽ trở nên rời rạc. Những quan sát như vậy được gọi là bị lượng tử hóa và nó có vai trò quan trọng trong các hệ vật lý. Ví dụ về các quan sát bị lượng tử hóa bao gồm mô men xung lượng, năng lượng toàn phần của hệ liên kết, và năng lượng mà một sóng điện từ với một tần số đã cho.

Một hiệu ứng nữa là nguyên lý bất định đó là hiện tượng mà các phép đo liên tiếp của hai hay nhiều hơn hai quan sát có thể có các giới hạn cơ bản về độ chính xác. Trong ví dụ về hạt tự do, chúng ta không thể tìm thấy hàm sóng là trạng thái riêng của cả vị trí và xung lượng. Hiệu ứng này có nghĩa là không thể đo đồng thời vị trí và xung lượng với độ chính xác bất kỳ, ngay cả về mặt nguyên tắc: vì khi độ chính xác về vị trí tăng lên thì độ chính xác về xung lượng giảm đi và ngược lại. Các quan sát chịu tác động của nguyên lý này (gồm có xung lượng và vị trí, năng lượng và thời gian) là các biến giao hoán trong vật lý cổ điển.

Hiệu ứng tiếp theo là lưỡng tính sóng hạt. Dưới một số điều kiện thực nghiệm nhất định, các vật thể vi mô như là các nguyên tử hoặc các điện tử có thể hành xử như các "hạt" trong thí nghiệm tán xạ hoặc có thể hành xử như các "sóng" trong thí nghiệm giao thoa. Nhưng chúng ta chỉ có thể quan sát một trong hai tính chất trên vào một thời điểm mà thôi.

Các bài toán chưa có lời giải trong vật lý trong giới hạn tương ứng của cơ học lượng tử: liệu có lời giải thích nào về cơ học lượng tử đúng đắn hơn hay không? Làm thế nào mà các mô tả lượng tử về thực tại gồm các vấn đề như là chồng chất trạng thái hoặcsuy sập hàm sóng có thể tái tạo lại thực tại mà chúng ta nhận biết

Hiệu ứng nữa là vướng lượng tử. Trong một số trường hợp, hàm sóng của một hệ được tạo thành từ nhiều hạt mà không thể phân tách thành các hàm sóng độc lập cho mỗi hạt. Trong trường hợp đó, người ta nói các hạt bị "vướng" với nhau. Nếu cơ học lượng tử đúng thì các hạt có thể thể hiện các tính chất khác thường và đặc biệt. Ví dụ, khi tiến hành một phép đo trên một hạt thì nhờ suy sập của hàm sóng toàn phần mà có thể tạo ra các hiệu ứng tức thời với các hạt khác thậm chí ngay cả khi chúng ở xa nhau.

Hiệu ứng đó có vẻ như mâu thuẫn với lý thuyết tương đối hẹp vì theo thuyết tương đối hẹp, không có gì có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Nhưng ở đây không có sự truyền thông tin nên không yêu cầu phải di chuyển một thực thể vật lý tức thời giữa hai hạt. Hiệu ứng ở đây có nghĩa là, sau khi nghiên cứu các thực thể bị vướng với nhau, hai người nghiên cứu có thể so sánh dữ liệu của họ và thu được các mối tương quan mà các hạt có.

Công thức toán học

Trong các công thức toán học rất chặt chẽ của cơ học lượng do Paul Dirac và John von Neumann phát triển, các trạng thái khả dĩ của một hệ cơ học lượng tử được biểu diễn bằng các véc tơ đơn vị (còn gọi là các véc tơ trạng thái) được thể hiện bằng các hàm số phức trong không gian Hilbert (còn gọi là không gian trạng thái). Bản chất của không gian Hilbert này lại phụ thuộc vào hệ lượng tử. Ví dụ, không gian trạng thái của vị trí và xung lượng là không gian của các hàm bình phương khả tích, trong khi đó không gian trạng thái của các spin và điện tử cô lập chỉ là tích của hai mặt phẳng phức. Mỗi quan sát được biểu diễn bằng một toán tử tuyến tính Hermitxác định (hay một toán tử tự hợp) tác động lên không gian trạng thái. Mỗi trạng thái riêng của một quan sát tương ứng với một véc tơ riêng (còn gọi là hàm riêng) của toán tử, và một giá trị riêng (còn gọi là trị riêng) tương ứng với giá trị của quan sát trong trạng thái riêng đó. Nếu phổ của toán tử là rời rạc thì quan sát chỉ có thể có được các giá trị riêng rời rạc.

Sự thay đổi theo thời gian của hệ lượng tử được mô tử bằng phương trình Schrodinger, trong phương trình này, toán tử Hamiltontương ứng với năng lượng toàn phần của hệ gây nên sự biến đổi theo thời gian.

Tích vô hướng giữa hai véc tơ trạng thái là một số phức được gọi là biên độ xác suất. Trong một phép đo, xác suất mà một hệ suy sập từ một trạng thái ban đầu đã cho vào một trạng thái riêng đặc biệt nào đó bằng bình phương của giá trị tuyệt đối của biên độ xác suất giữa trạng thái đầu và cuối. Kết quả khả dĩ của phép đo là giá trị riêng của toán tử đều là các số thực (chính vì trị riêng phải là thực mà người ta phải chọn toán tử Hermit). Chúng ta có thể tìm thấy phân bố xác suất của một quan sát trong một trạng thái đã cho bằng việc xác định sự tách phổ của toán tử tương ứng. Nguyên lý bất định Heisenberg được biểu diễn bằng các toán tử tương ứng với các quan sát nhất định không giao hoán với nhau.

Phương trình Schrodinger tác động lên toàn bộ biên độ xác suất chứ không chỉ ảnh hưởng đến giá trị tuyệt đối của nó. Nếu giá trị tuyệt đối của biên độ xác suất mang các thông tin về xác suất, thì pha của nó mang các thông tin về giao thoa giữa các trạng thái lượng tử. Điều này làm tăng tính chất sóng của trạng thái lượng tử.

Thực ra, nghiệm giải tích của phương trình Schrödinger chỉ có thể thu được từ một số rất ít các Hamilton như trường hợp của cácdao động tử điều hòa lượng tử và nguyên tử hydrogen là các đại diện quan trọng nhất. Thậm chí, ngay cả nguyên tử helium chỉ gồm hai điện tử mà cũng không thể giải bằng giải tích được. Chính vì thế mà người ta dùng một vài phép gần đúng để giải các bài toán phức tạp hơn một điện tử. Ví dụ như lý thuyết nhiễu loạn dùng nghiệm của các bài toán đối của các hệ lượng tử đơn giản sau đó thêm vào nghiệm đó một số hạng bổ chính do sự có mặt của một toán tử phụ, được coi như nhiễu loạn gây ra. Một phương pháp khác được gọi là phương trình chuyển động bán cổ điển được áp dụng cho các hệ vật lý mà cơ học cổ điển chỉ tạo ra một sai khác rất nhỏ so với cơ học cổ điển. Phương pháp này rất quan trọng trong hỗn loạn lượng tử.

Một phương pháp toán học thay thế cơ học lượng tử là công thức tích phân lộ trình Feynman, trong đó, biên độ cơ học lượng tử được coi là tổng theo tất cả các lịch sử giữa trạng thái đầu và cuối; nó tương được với nguyên lý tác dụng tối thiểu trong cơ học cổ điển.

Mối liên hệ với các lý thuyết khoa học khác

Các nguyên tắc cơ bản của cơ học lượng tử rất khái quát. Chúng phát biểu rằng không gian trạng thái của hệ là không gian Hilbert và các quan sát là các toán tử Hermit tác dụng lên không gian đó. Nhưng chúng không nói với chúng ta là không gian Hilbert nào và toán tử nào. Chúng ta cần phải chọn các thông số đó cho phù hợp để mô tả định lượng hệ lượng tử. Một hướng dẫn quan trọng cho việc lựa chọn này đó là nguyên lý tương ứng, nguyên lý này phát biểu rằng các tiên đoán của cơ học lượng tử sẽ rút về các tiên đoán của cơ học cổ điển khi hệ trở lên lớn. "giới hạn hệ lớn" này được coi là "cổ điển" hay "giới hạn tương ứng". Do đó, ta có thể bắt đầu bằng một mô hình cổ điển với một hệ nào đó và cố gắng tiến đoán một mô hình lượng tử mà trong giới hạn tương ứng, mô hình lượng tử đó sẽ rút về mô hình cổ điển.

Ban đầu, khi thiết lập cơ học cổ điển, nó được áp dụng cho các mô hình mà giới hạn tương ứng là cơ học cổ điển phi tương đối tính. Ví dụ mô hình dao động tử điều hòa lượng tử sử dụng biểu thức phi tương đối tính tường minh cho động năng của dao động tử, và nó là phiên bản lượng tử của dao động tử điều hòa cổ điển.

Các cố gắng ban đầu để kết hợp cơ học lượng tử với lý thuyết tương đối hẹp là thay thế phương trình Schrödinger bằng một phương trình hiệp biến như là phương trình Klein-Gordon hoặc là phương trình Dirac. Khi các lý thuyết này thành công trong việc giải thích các kết quả thực nghiệm thì chúng lại có vẻ như bỏ qua quá trình sinh và hủy tương đối tính của các hạt. Lý thuyết lượng tử tương đối tính đầy đủ phải cần đến lý thuyết trường lượng tử. Lý thuyết này áp dụng lượng tử hóa cho trường chứ không chỉ cho một tập hợp cố định gồm các hạt (được gọi là lượng tử hóa lần thứ hai để so sánh với lượng tử hóa lần thứ nhất là lượng tử hóa dành cho các hạt). Lý thuyết trường lượng tử hoàn thành đầu tiên là điện động lực học lượng tử, nó mô tả đầy đủ tương tác điện từ.

Ít khi người ta phải dùng toàn bộ lý thuyết trường lượng tử để mô tả các hệ điện từ. Một phương pháp đơn giản hơn được người ta áp dụng từ khi khởi đầu của cơ học lượng tử, đó là coi các hạt tích điện như là các thực thể cơ học lượng tử chỉ bị tác dụng bởi trường điện từ cổ điển. Ví dụ, mô hình lượng tử cơ bản về nguyên tử hydrogen mô tả điện trường của nguyên tử hydrogen sử dụng thế năng Coulomb 1/r cổ điển. Phương pháp "bán cổ điển" này bị vô hiệu hóa khi thăng giáng lượng tử trong trường điện tử đóng vai trò quan trọng như là sự phát xạ quang tử từ các hạt tích điện.

Lý thuyết trường lượng tử cho lực tương tác mạnh và lực tương tác yếu đã được phát triển và gọi là sắc động lực học lượng tử. Lý thuyết mô tả tương tác của các hạt hạ hạt nhân như là các quark và gluon. Lực tương tác yếu và lực điện từ đã được thống nhất và lý thuyết lượng tử mô tả hai lực đó được gọi là lý thuyết điện-yếu.

Rất khó có thể xây dựng các mô hình lượng tử về hấp dẫn, lực cơ bản còn lại duy nhất mà chưa được thống nhất với các lực còn lại. Các phép gần đúng bán cổ điển có thể được sử dụng và dẫn đến tiên đoán về bức xạ Hawking. Tuy nhiên, công thức của một lý thuyết hấp dẫn lượng tử hoàn thiện lại bị cản trở bởi sự không tương thích giữa lý thuyết tương đối rộng (lý thuyết về hấp dẫn chính xác nhất hiện nay) với một số giả thuyết cơ bản của lý thuyết lượng tử. Việc giải quyết sự không tương thích này là một nhánh của vật lý mà đang được nghiên cứu rất sôi nổi hiện nay. Một số lý thuyết như lý thuyết dây là một trong những ứng cử viên khả dĩ cho lý thuyết hấp dẫn lượng tử của tương lai.

Ứng dụng của cơ học lượng tử

Cơ học lượng tử đã đạt được các thành công vang dội trong việc giải thích rất nhiều các đặc điểm của thế giới chúng ta. Tất cả các tính chất riêng biệt của các hạt vi mô tạo nên tất cả các dạng vật chất đó là điện tử, proton, neutron,... chỉ có thể được mô tả bằng cơ học lượng tử.

Cơ học lượng tử còn quan trọng trong việc tìm hiểu các nguyên tử riêng biệt kết hợp với nhau để tạo nên các chất như thế nào. Việc áp dụng cơ học lượng tử vào hóa học được gọi là hóa học lượng tử. Cơ học lượng tử có thể cho phép nhìn sâu vào các quá trình liên kết hóa học bằng việc cho biết các phân tử ở các trạng thái có lợi về năng lượng như thế nào so với các trạng thái thái và làm sao mà chúng khác nhau. Phần lớn các tính toán được thực hiện trong hóa học tính toán dựa trên cơ học lượng tử.

Rất nhiều các công nghệ hiện đại sử dụng các thiết bị có kích thước mà ở đó hiệu ứng lượng tử rất quan trọng. Ví dụ như là laser,transistor, hiển vi điện tử, và chụp cộng hưởng từ hạt nhân. Nghiên cứu về chất bán dẫn dẫn đến việc phát minh ra các đi-ốt vàtransistor, đó là những linh kiện điện tử không thể thiếu trong xạ hội hiện đại.

Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm kiếm các phương pháp để can thiệp vào các trạng thái lượng tử. Một trong những cố gắng đó làmật mã lượng tử cho phép truyền thông tin một cách an toàn. Mục đích xa hơn là phát triển các máy tính lượng tử, có thể thực hiện các tính toán nhanh hơn các máy tính hiện này rất nhiều lần. Một lĩnh vực khác đó là viễn tải lượng tử có thể cho phép truyền các trạng thái lượng tử đến những khoảng cách bất kỳ.

Hệ quả triết học của cơ học lượng tử

Ngay từ đầu, các kết quả ngược với cảm nhận con người bình thường của cơ học lượng tử đã gây ra rất nhiều các cuộc tranh luậntriết học và nhiều cách giải thích khác nhau về cơ học lượng tử. Ngay cả các vấn đề cơ bản như là các quy tắc Max Born liên quan đến biên độ xác suất và phân bố xác suất cũng phải mất đến hàng thập kỷ mới được thừa nhận.

Giải thích Copenhagen, chủ yếu là do Niels Bohr đưa ra, là cách giải thích mẫu mực về cơ học lượng tử từ khi lý thuyết này được đưa ra lần đầu tiên. Theo cách giải thích của trường phái này thì bản chất xác suất của các tiên đoán của cơ học lượng tử không thể được giải thích dựa trên một số lý thuyết tất định, và không chỉ đơn giản phản ánh kiến thức hữu hạn của chúng ta. Cơ học lượng tử cho các kết quả có tính xác suất vì vũ trụ mà chúng ta đang thấy mang tính xác suất chứ không phải là mang tính tất định.

Bản thân Albert Einstein, một trong những người sáng lập lý thuyết lượng tử, cũng không thích tính bất định trong các phép đo vật lý. Ông bảo vệ ý tưởng cho rằng có một lý thuyết biến số ẩn cục bộ nằm đằng sau cơ học lượng tử và hệ quả là lý thuyết hiện tại chưa phải là hoàn thiện. Ông đưa ra nhiều phản đề đối với lý thuyết lượng tử, trong số đó thì nghịch lý EPR (nghịch lý do Albert Einstein,Boris Podolsky, và Nathan Rosen đưa ra) là nổi tiếng nhất. John Bell cho rằng nghịch lý EPR dẫn đến các sự sai khác có thể được kiểm nghiệm bằng thực nghiệm giữa cơ học lượng tử và lý thuyết biến số ẩn cục bộ. Thí nghiệm đã được tiến hành và khẳng định cơ học lượng tử là đúng và thế giới thực tại không thể được mô tả bằng các biến số ẩn. Tuy nhiên, việc tồn tại các kẽ hở Bell trong các thí nghiệm này có nghĩa là câu hỏi vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng.

Cách giải thích đa thế giới của Hugh Everett được đưa ra vào năm 1956 cho rằng tất cả các xác suất mô tả bởi cơ học lượng tử xuất hiện trong rất nhiều thế giới khác nhau, cùng tồn tại song song và độc lập với nhau. Trong khi đa thế giới là tất định thì chúng ta nhận được các tính chất bất định cho bởi các xác suất bởi vì chúng ta chỉ quan sát được thế giới mà chúng ta tồn tại mà thôi.

Giải thích Bohm, do David Bohm đưa ra, đã thừa nhận sự tồn tại của các hàm sóng phổ quát, phi cục bộ. Hàm sóng này cho phép các hạt ở xa nhau có thể tương tác tức thời với nhau. Dựa trên cách giải thích này Bohm lý luận rằng bản chất sâu xa nhất của thực tạivật lý không phải là tập hợp các vật thể rời rạc như chúng ta thấy mà là một thực thể thống nhất năng động, không thể phân chia, và bất diệt. Tuy nhiên cách giải thích của Bohm không được phổ biến trong giới vật lý vì nó được coi là không tinh tế.

Lịch sử cơ học lượng tử

Năm 1900, Max Planck đưa ra ý tưởng là năng lượng phát xạ bị lượng tử hóa để giải thích về sự phụ thuộc của năng lượng phát xạ vào tần số của một vật đen. Năm 1905, Einstein giải thích hiệu ứng quang điện dựa trên ý tưởng lượng tử của Plank nhưng ông cho rằng năng lượng không chỉ phát xạ mà còn hấp thụ theo những lượng tử mà ông gọi là quang tử. Năm 1913, Bohr giải thích quang phổ vạchcủa nguyên tử hydrogen lại bằng giả thuyết lượng tử. Năm 1924 Louis de Broglie đưa ra lý thuyết của ông về sóng vật chất.

Các lý thuyết trên, mặc dù thành công trong giải thích một số thí nghiệm nhưng vẫn bị giới hạn ở tínhhiện tượng luận: chúng không được chứng minh một cách chặt chẽ về tính lượng tử. Tất cả các lý thuyết đó được gọi là lý thuyết lượng tử cổ điển.

Thuật ngữ "vật lý lượng tử" lần đầu tiên được dùng trong bài Planck's Universe in Light of Modern Physics của Johnston (Vũ trụ của Planck dưới ánh sáng của vật lý hiện đại).

Cơ học lượng tử hiện đại được ra đời năm 1925, khi Heisenberg phát triển cơ học ma trận vàSchrödinger sáng tạo ra cơ học sóng và phương trình Schrödinger. Sau đó, Schrödinger chứng minh rằng hai cách tiếp cận trên là tương đương.

Heisenberg đưa ra nguyên lý bất định vào năm 1927 và giải thích Copenhagen cũng hình thành vào cùng thời gian đó. Bắt đầu vào năm1927, Paul Dirac thống nhất lý thuyết tương đối hẹp với cơ học lượng tử. Ông cũng là người tiên phong sử dụng lý thuyết toán tử, trong đó có ký hiệu Bra-ket rất hiệu quả trong các tính toán như được mô tả trong cuốn sách nổi tiếng của ông xuất bản năm 1930. Cũng vào khoảng thời gian này John von Neumann đã đưa ra cơ sở toán học chặt chẽ cho cơ học lượng tử như là một lý thuyết về các toán tử tuyến tính trong không gian Hilbert. Nó được trình bày trong cuốn sách cũng nổi tiếng của ông xuất bản năm 1932. Các lý thuyết này cùng với các nghiên cứu khác từ thời kỳ hình thành cho đến nay vẫn đứng vững và ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Lĩnh vực hóa học lượng tử được phát triển của những người tiên phong là Walter Heitler và Fritz London. Họ đã công bố các nghiên cứu về liên kết hóa trị của phân tử hydrogen vào năm 1927. Sau đó, hóa học lượng tử được phát triển rất mạnh trong đó có Linus Pauling.

Đầu năm 1927, các cố gắng nhằm áp dụng cơ học lượng tử vào các lĩnh vực khác như là các hạt đơn lẻ dẫn đến sự ra đời của lý thuyết trường lượng tử. Những người đi đầu trong lĩnh vực này là Paul Dirac, Wolfgang Pauli, Victor Weisskopf và Pascaul Jordan. Lĩnh vực này cực thịnh trong lý thuyết điện động lực học lượng tử do Richard Feynman, Freeman Dyson, Julian Schwinger và Sin-Itiro Tomonaga phát triển cvào những năm 1940. Điện động lực học lượng tử là lý thuyết lượng tử về điện tử, phản điện tử và điện từ trường và đóng vai trò quan trọng trong các lý thuyết trường lượng tử sau này.

Hugh Everett đưa ra giải thích đa thế giới vào năm 1956.

Lý thuyết sắc động lực học lượng tử được hình thành vào đầu những năm 1960. Lý thuyết này do Politzer, Gross và Wilzcek đưa ra vào năm 1975. Dựa trên các công trình tiên phong của Schwinger, Peter Higgs, Goldstone và những người khác, Sheldon Lee Glashow, Steven Weinberg và Abdus Salam đã độc lập với nhau chứng minh rằng lực tương tác yếu và sắc động lực học lượng tử có thể kết hợp thành một lực điện-yếu duy nhất.

TTđTD - Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ LÀ AI?

Đức Phật A Di Đà
TTđTD - Ngày nay với việc phát minh ra máy vi tính, con người đã chứng minh một cách rõ ràng rằng những hiện tượng ảo trên màn hình vi tính như : hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chữ viết v.v… chỉ là trùng trùng duyên khởi của điện tử (electron) quy về hai trạng thái của dòng điện, có dòng điện chạy qua (số 1), không có dòng điện chạy qua (số 0), từ đó hình thành kỹ thuật số theo hệ thống nhị phân, và phát triển thành công nghệ thông tin với vô số ứng dụng như hiện nay.

Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học.

Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc  Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với. Nam mô A Di Đà Phật ( 阿 彌 陀 , chú ý chữ phải đọc là mô chứ không phải vô) là Hán dịch từ tiếng Phạn Namah Amitabhàya buddhàya  có nghĩa là quy y Đức Phật A Di Đà.

A Di Đà (zh. 阿彌陀) là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn: amitābhaamitāyus. Amitābha dịch nghĩa là “vô lượng quang” – “ánh sáng vô lượng”; amitāyus có nghĩa là “vô lượng thọ” – “thọ mệnh vô lượng”.

A Di Đà được thế gian hình tượng hóa thành vị Phật của thế giới Tây phương cực lạc, nơi chỉ có vui mà không có khổ.

Vô lượng quang biểu hiện ý nghĩa không gian vô tận, cùng khắp không gian. Vô lượng thọ biểu hiện thời gian vô cùng, thời gian không giới hạn. Các ý nghĩa này là muốn hiển thị Tâm linh bất nhị của Đạo Phật. Bất nhị cũng không phải là một, mà là không có số lượng. Cùng khắp không gian, cùng khắp thời gian và không có số lượng, đó mới là ý nghĩa thực sự của danh xưng A-Di Đà tức là vô lượng quang, vô lượng thọ. Cùng khắp không gian, cùng khắp thời gian, không có số lượng cũng có nghĩa là không có không gian, không có thời gian, không có số lượng, đó là vì Tâm như hư không vô sở hữu hay Phật tánh bất nhị, bất biến, bất sinh bất diệt, cũng có nghĩa là Niết Bàn (Nirvana).

Phật (Buddhàya) không phải là một vị thần linh, mà chỉ là một người giác ngộ, tự mình thân chứng bản tâm bất nhị là bản thể của vũ trụ vạn vật. Kinh điển Phật giáo nói rằng khi Đức Phật Thích Ca ngộ đạo dưới gốc cây bồ đề, thì các thần thông, là những thuộc tính vốn có của tâm giác ngộ, hiện ra đầy đủ, nên:  Về mặt không gian Ngài nhìn thấy suốt cả Tam thiên đại thiên thế giới, còn gọi là Tam giới tức là Ba cõi thế giới, bao gồm Dục giới [欲 界 sa.(tiếng sanskrit) kāmaloka,  thế giới mà chúng ta đang sống]; Sắc giới [色界, sa. rūpaloka thế giới cõi trời nơi chúng sinh có thọ mạng lâu dài hơn cõi thế gian]  và Vô Sắc giới [無色界, sa. arūpaloka, thế giới nơi chúng sinh không còn thân thể vật chất mà chỉ còn tinh thần, ý thức]. Về mặt thời gian, Ngài nhìn thấy suốt cả quá khứ vị lai không có bắt đầu, không có kết thúc. Về mặt số lượng, Ngài nhìn thấy vô lượng vô biên thế giới, vật thể, chúng sinh, không phân biệt lớn nhỏ, từ vũ trụ bao la đến thế giới vi mô của những vật thể cực kỳ nhỏ bé mà ngày xưa không có danh từ diễn tả, nên tạm gọi là vi trần (hạt bụi nhỏ). Thật ra Ngài nhìn thấy cả thế giới hạ nguyên tử ( Sub Atomic) thấy cả những vật thể như hạt quark, electron, neutrino. Cái thấy đó vô cùng siêu việt, Ngài nhận ra cả những khoảnh khắc thời gian cực ngắn gọi là sát-na nhiều lần nhỏ hơn một giây đồng hồ (second). Đó gọi là chánh biến tri, biết cùng khắp không gian thời gian. Vì sao cái biết lại tuyệt đối như vậy ? Bởi vì Thích Ca chính là Tâm bất nhị, chính là Tam giới. Bộ Kinh Thành Duy Thức Luận (成唯識論 ) của ngài Huyền Trang dịch, đã tổng kết : “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” Tức là cái vũ trụ tưởng đâu là ở bên ngoài, độc lập khách quan, cũng chỉ là biến hiện của Tâm mà thôi. Cái tâm linh giác ngộ đó, mọi chúng sinh đều có  sẵn, và không hề thua kém chút nào so với Phật Thích Ca, bởi vì đều chung một Tâm bất nhị, nhưng vì mê muội chạy theo thế giới vật chất nhỏ bé tầm thường, chúng không “ngộ” được mà thôi, và vì không giác ngộ nên chúng trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi đầy đau khổ. Đức Phật thấu hiểu tính chất trống rỗng của nguyên tử vật chất, một điều mà phải đến cuối thế kỷ 20, nghĩa là 25 thế kỷ sau thời Đức Phật, những nhà bác học hàng đầu của nhân loại mới hiểu, khi họ khám phá ra hạt quark với đặc tính lạ lùng.

Một hạt quark đơn lẻ không tồn tại, phải 3 hạt quark hợp lại mới thành lập được hạt proton hoặc hạt neutron, đây là 2 thành phần của hạt nhân nguyên tử. Rồi các điện tử (electron) xoay quanh hạt nhân tạo thành nguyên tử vật chất, rồi các nguyên tử của 4 loại nguyên tố C, H, O, N  tạo thành các phân tử hữu cơ, từ đó hình thành sinh vật và con người. Nhưng quark và electron cũng như tất cả mọi hạt cơ bản khác (subatomic particles) cũng chỉ là hạt ảo. Do đó cái vũ trụ hình thành từ hạt ảo chỉ có trong tâm tưởng chứ không phải sự thật khách quan ở bên ngoài. Chính vì Đức Phật hiểu bản chất trống rỗng của nguyên tử, Ngài mới đưa ra thuyết triết học tánh không Śūnyatā (Emptiness) của vạn vật. Tại sao từ bản chất là không lại xuất hiện thế giới, vũ trụ, vạn vật ? Đó là do trùng trùng duyên khởi, sự kết hợp có điều kiện mà hạt nhân đầu tiên lại không thể khẳng định, chẳng hạn một hạt quark thì không tồn tại, nhưng 3 hạt quark hợp lại thì xuất hiện hạt proton hoặc hạt neutron, để rồi từ đó hình thành nguyên tử và vạn vật. Đức Phật tạm đưa ra thuyết “thập nhị nhân duyên” để giải thích sự hình thành của vật chất và sinh vật trong đó có con người. Ngày nay với việc phát minh ra máy vi tính, con người đã chứng minh một cách rõ ràng rằng những hiện tượng ảo trên màn hình vi tính như : hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chữ viết v.v… chỉ là trùng trùng duyên khởi của điện tử (electron) quy về hai trạng thái của dòng điện, có dòng điện chạy qua (số 1), không có dòng điện chạy qua (số 0), từ đó hình thành kỹ thuật số theo hệ thống nhị phân, và phát triển thành công nghệ thông tin với vô số ứng dụng như hiện nay.

Trở lại với thế giới đời thường, Đức Phật thấy rằng tất cả sơn hà đại địa, nhà cửa lâu đài, vạn vật, con người đều chỉ là nhân duyên (sự kết hợp có điều kiện) của cái không (trống rỗng không là gì cả, cái hư không vô sở hữu (không phải là sự thật tuyệt đối). Chỉ có cái bản tâm bất nhị, bất biến, bất sinh bất diệt, vô ngã (không phân biệt ta và người), vô lượng (không có số lượng), tuyệt đối ( vô phân biệt, không có các cặp phạm trù mâu thuẫn) mới đích thực là mình, tất cả chúng sinh đều có chung một tâm đó. Vì thế Ngài nói rằng : tất cả chúng sinh đều là Phật đã thành (chứ không phải sẽ thành) bởi vì cái bản tâm đó đã sẵn có (trước khi vũ trụ được thành lập) chỉ cần buông bỏ cái tâm nhỏ hẹp, mê muội, chấp trước (không phải là mình thật) để hòa nhập vào cái tâm vô lượng quang, vô lượng thọ (tức A Di Đà), cái đó còn gọi là Niết Bàn 涅槃, sa. nirvāṇa tức là bất sinh bất diệt hay là không còn sinh diệt (diệt tận 滅盡).

Những kiến giải của Đức Phật về thế giới đã được các nhà khoa học hàng đầu thế giới hiện nay thừa nhận. Kể sơ như sau :

Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922)  nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập thì trừu tượng- tức không phải vật thật).

Heisenberg, (1901-1976 nhà vật lý lý thuyết người Đức người phát minh ra nguyên lý bất định _không thể đồng thời xác định vị trí và vận tốc hay động lượng của một hạt, ví dụ electron) nói: “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật)

Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism”  (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).

Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại)

Stephen Hawking (nhà toán học và vật lý người Anh, hiện mang chức danh Giáo sư Lucasian tức giáo sư Toán học của Đại học Cambridge, chỉ những nhà khoa học xuất sắc như Isaac Newton hay Paul Dirac mới có chức danh này) và Neil Turok (sinh năm 1958 tại Johannesburg, South Africa, Giáo sư Vật Lý của Đại học Princeton, Giám đốc Viện Perimeter về Vật Lý lý thuyết) nói : “The quantum world is one of virtual particles continually fluctuating in and out of existence, even in a vacuum, of superstrings vibrating and twisting in ten or eleven dimensions, most of which are ‘rolled up’ and invisible, of a reality in which gravitation, spacetime and matter are or were merged in one ‘instanton” (Thế giới lượng tử là thế giới của các hạt ảo không ngừng dao động qua lại giữa hiên hữu và cả hư không, của siêu dây rung động và biến dạng trong 10 hoặc 11 chiều kích_ phần lớn những chiều kích ấy bị cuốn lên và vô hình_của một thực tại trong đó lực hấp dẫn, thời không, và vật chất, được hoặc đã được kết hợp lại trong ‘hiện tiền’ ).

Thế giới lượng tử (quantum world) là thế giới nào? Đó cũng chính là thế giới vật chất, sinh học và tâm lý mà chúng ta đang sống chứ chẳng phải thế giới nào khác. Vấn đề không gian, thời gian, số lượng là không có thật, cũng được hiện tượng rối lượng tử chứng minh một cách rõ ràng, cụ thể và chắc chắn.

Hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement) mới được khoa học chứng thực gần đây là thực nghiệm tiêu biểu xác nhận tính tương đối của không gian, thời gian và số lượng, tức là cả ba đại lượng trên đều không độc lập tồn tại. Hiện tượng rối lượng tử là hiện tượng các hạt cơ bản như photon, electron, proton, neutron, và kể cả nguyên tử, có thể xuất hiện đồng thời tại hai hoặc nhiều vị trí khác nhau, khiến người quan sát không thể xác định chúng là một hạt cùng lúc ở nhiều vị trí, hay là nhiều hạt giống hệt nhau ở tại các vị trí khác nhau. Nhưng điều quan trọng là nếu có sự biến đổi của một hạt ở vị trí này thì tất cả các vị trí khác đều biến đối y hệt, tức thời, bất kể khoảng cách bao xa. Nicolas Gisin, nhà vật lý của Đại học Geneve phát biểu : “điều thú vị ở đây là tự nhiên có thể tạo ra các sự kiện cùng xuất hiện ở nhiều địa điểm”

Năm 2002, nhà vật lý Australia gốc Trung Quốc Ping Koy Lam cùng cộng sự tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra (ANU) đã thực hiện thành công thí nghiệm chuyển thông tin theo nguyên lý hoàn toàn mới dựa trên “tương tác ma quỷ” (spooky action at a distance) tức hiện tượng rối lượng tử, của các quang tử (photon). Đúng vào lúc một chùm laser chứa những dữ liệu thông tin nhất định bị huỷ tại một vị trí trong phòng thí nghiệm, thì nhóm của Lam đã thấy xuất hiện một chùm laser khác giống hệt như thế tại một vị trí khác cách vị trí ban đầu 1 mét. Mặc dù chùm sáng không hề chuyển động từ điểm này đến điểm kia nhưng vì hai chùm sáng giống hệt nhau nên người quan sát có cảm tưởng rằng, chùm sáng đã được di chuyển tức thời, từ điểm này đến điểm kia.

Trong một thí nghiệm khác gần đây hơn, các nhà khoa học tại Geneve, Thụy Sĩ tạo ra những cặp photon hoặc các gói ánh sáng. Chúng được chia ra rồi truyền qua cáp quang được Swisscom cung cấp, đến hai trạm tại hai ngôi làng thuộc Thụy Sĩ cách nhau khoảng 11 dặm (18 kilômét). Các trạm khẳng định rằng từng cặp photon vẫn kết nối với nhau – bằng cách phân tích một photon, các nhà khoa học có thể dự đoán tính chất của photon kia. Hai photon đã tương tác với nhau một cách tức thời. Nếu cho rằng hai photon đã chuyển tín hiệu cho nhau thì tín hiệu đó phải di chuyển với tốc độ không tưởng, gấp hàng vạn, hàng triệu lần tốc độ ánh sáng.

Hiện tượng rối lượng tử xác định rõ ràng rằng không gian, thời gian và số lượng là không có thật, các đại lượng này chỉ phát sinh trong tâm thức của người quan sát khi có đủ điều kiện. Khoa học hiện đại hiểu rằng người quan sát có vai trò quan trọng trong việc hình thành các hiện tượng. Nhận thức này đối với giới khoa học là mới, nhưng đối với Phật giáo thì không mới vì đã được nói tới từ lâu trong kinh điển. Ngày nay chúng ta chẳng những giải ngộ được không gian, thời gian, số lượng là không có thật mà còn thực nghiệm được, nhờ vào thế giới ảo của điều khiển học (cybernetics) và internet. Chẳng hạn những dòng chữ này, bài viết này, có thể đến với các bạn ở bất cứ nơi nào trên thế giới, bất cứ lúc nào, không tùy thuộc vào vị trí mà bạn đang ngồi (nghĩa là khoảng cách không gian không có thật) miễn có đủ nhân duyên. Nhân duyên là bạn có một máy vi tính nối mạng hoặc một thiết bị cầm tay (laptop, netbook, smartphone, ipad hoặc máy tính bảng, có hỗ trợ wifi hoặc 3G). Bạn hoàn toàn có thể đọc bài viết, nghe audio, xem video. Tất cả vô ngại. Tuy nhiên, thực tế vẫn có thể trở ngại khi wifi hoặc 3G không đủ mạnh, hoặc thiết bị không hỗ trợ đầy đủ. Điều này cũng giống như chúng sinh bị vô minh, sở tri chướng che khuất, không diệu dụng được đầy đủ khả năng như Đức Phật, không phải vì khả năng kém hơn Đức Phật, chỉ vì bị quá nhiều che khuất.

Song bởi vì đa số chúng sinh không đủ lòng tin ở tự tâm của mình là Phật, là giác ngộ, vì đã nhiều đời nhiều kiếp sống trong mê lầm, giống như một kẻ bần cùng rách rưới, lê tấm thân nghèo khổ đi ăn mày, không biết, không tin rằng trong người mình có một viên ngọc như ý vô cùng quý giá, muốn gì được nấy, nên không thể đem ra dùng. Do đó Đức Phật mới bày ra tám vạn bốn ngàn pháp môn để thích ứng với từng loại căn cơ mê muội của chúng sinh, trong đó có pháp môn Niệm Phật còn gọi Tịnh Độ Tông (淨土宗 chữ 土 trường hợp này đọc là độ, không đọc là thổ) người tu cứ niệm Nam mô A Di Đà Phật để cầu vãng sinh về cõi giới Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà, cõi giới đó không còn sinh tử luân hồi, nên chúng sinh được an tâm tu hành cho đến giác ngộ. Thật ra đó chỉ là một thứ Hóa Thành Dụ (một tòa thành ảo giả lập để dẫn dắt người tu vào tạm trú vì đường đi quá xa) chứ không phải cứu cánh đích thực, bởi vì ngay danh xưng A Di Đà đã cho thấy chỗ đến là tâm giác ngộ cùng khắp không gian thời gian, A Di Đà không phải là ai xa lạ, chính là bản tâm của mỗi người.
Truyền Bình  
Nguồn: Duylucthien

Liễu nghĩa của “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

TTđTD - Một cây làm chẳng nên non,/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Có thể cải biên cho thời hiện đại như sau :
Một quắc (quark) làm chẳng nên nguyên (tử)
Ba quắc chụm lại nên thiên, địa, người.
Hơn 100 nguyên tố vật chất mà con người đã biết, cũng chỉ là kết cấu khác nhau của các loại hạt quark (6 loại trong đó tuyệt đại đa số vật chất trên địa cầu chỉ có 2 loại : quark up và quark down) và các loại hạt electron hoặc tương tự (3 loại : electron, muon và tau trong đó chỉ có electron là phổ biến).

Ngoài ra còn có hạt neutrino tuy không tham gia vào cấu tạo vật chất nhưng có mặt khắp vũ trụ, khối lượng của neutrino cực nhẹ chỉ bằng 1 phần tỉ của electron. Người ta chưa rõ chức năng của hạt neutrino trong vũ trụ, có người dự đoán đó là hạt mang thông tin, nếu giải mã được nó, con người sẽ hiểu rất nhiều về vũ trụ, cả quá khứ và tương lai.
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đó là một câu ca dao Việt Nam, có lẽ rất quen thuộc, ai cũng biết. Ai mà lại không biết cái câu này muốn nói lên ý nghĩa đoàn kết là sức mạnh (union fait la force). Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết, tức là có ý khuyên mình phải góp công, chung sức để cho việc chung mới được thành tựu. Ý nghĩa này nếu phải diễn giải bằng hình ảnh cụ thể là giống như chiếc đũa tre mà ta có thể bẻ nó gãy từng chiếc một, nhưng nếu phải bẻ một lúc ba chiếc đến một bó (đũa), thì ta sẽ thấy từ khó gãy đến không thể gãy.
Về nghĩa đen thì có vẻ không thuyết phục, vì 3 cây chụm lại cũng không thể thành hòn núi cao. Có người thắc mắc về nguyên do của việc chụm 3 cây thành hòn núi. Bởi vì dù có chiết tự theo chữ Hán thì 3 cây chụm lại cũng chỉ thành đám rừng rậm mà thôi chữ Sâm 森 do 3 chữ Mộc 木 nghĩa là cây hợp lại có nghĩa là rừng rậm). Nhưng có người cho rằng 3 cây là 3 nét đứng hợp lại thành chữ Sơn 山 nghĩa là núi. Như vậy có thể người sáng tạo ra câu ca dao này đã liên tưởng tới chữ Sơn. Hoặc giả người đó thấy nhiều cây mọc thành rừng trên núi nên làm ra câu ca dao này theo thể tỷ (so sánh đồng hóa cây trên núi với núi). Con số 3 chỉ có nghĩa là số nhiều để đối lại với số ít là 1. Hòn núi cao chỉ là tượng trưng cho sự hợp quần tạo nên sức mạnh, tạo nên mọi thành tựu.
Nhưng về mặt triết học, câu ca dao này lại có ý nghĩa vô cùng sâu xa mà có lẽ chính người sáng tạo ra nó cũng chưa biết tới. Hợp quần không phải chỉ tạo ra sức mạnh đoàn kết mà còn sáng tạo từ chỗ không có gì tới chỗ có tất cả.
Đây là ý nghĩa mới, chỉ được phát hiện vào cuối thế kỷ 20.
Trong thập niên 60 của thế kỷ 20, với sự hỗ trợ của các máy gia tốc cỡ lớn, các nhà khoa học đã khám phá hạt quark, là một loại hạt hạ nguyên tử cơ bản nhất, chính loại hạt này kết hợp với nhau, tạo ra hạt proton và hạt neutron của hạt nhân nguyên tử:
Ba hạt quark hợp lại thành hạt proton :



Ba hạt quark hình thành theo một cấu trúc khác thì thành hạt neutron :


Proton và neutron hợp lại thì thành hạt nhân nguyên tử. Ví dụ nguyên tử hydrogen, đó là nguyên tố nhẹ nhất, chỉ có 1 proton và 1 electron

Nguyên tử hydrogen
Nguyên tử helium cũng là một loại khí nhẹ, hạt nhân có 2 proton, 2 neutron và 2 electron



Nguyên tử helium
Kích thước của hạt quark vô cùng nhỏ, người ta không thể trực tiếp nhìn thấy được mặc dù đã phóng đại nguyên tử lên 64 tỷ lần.
Vật chất được cấu tạo bởi nguyên tử. Nhưng nguyên tử thực ra trống rỗng, nhân nguyên tử chỉ có kích thước bằng 1/10.000 (một phần mười ngàn) đường kính nguyên tử. Đường kính của một nguyên tử, chẳng hạn carbon, là 0,5nm (nanomét, 1nm = một phần tỉ mét) Mà nhân nguyên tử lại được cấu tạo bởi những hạt proton và neutron, các hạt này có kích thước 0,00000001 nm (một phần trăm triệu nanomét). Như vậy hạt proton nhỏ hơn nguyên tử 50 triệu lần. Còn hạt quark bên trong hạt proton thì nhỏ đến mức không thể đo được kích thước, không thể nhìn thấy được, chỉ cảm nhận một cách gián tiếp bằng cách đo sự tán xạ của chùm hạt electron khi bắn vào hạt proton. Sự tán xạ chứng tỏ rằng bên trong hạt proton có những phần tử vật chất khiến cho hạt electron bị lệch hướng (tán xạ) khi đụng phải, phần tử đó chính là hạt quark. Như thế, hạt quark nhỏ đến mức được coi như một chất điểm. Thế thì thử hỏi có bao nhiêu vật chất thực sự có trong một nguyên tử ?
Câu trả lời là rất ít, gần như không có. Cái thực sự chúng ta cảm nhận được chỉ là đám mây những hạt điện tử quay rất nhanh chung quanh nhân trong một nguyên tử trống rỗng tạo ra cảm giác là vật chất có thật, thậm chí rắn chắc, vô cùng kiên cố như sắt thép, kim cương. Thế nhưng đám mây electron tạo cảm giác đó lại do nhân nguyên tử quyết định mà thành phần chủ yếu của hạt nhân, cũng như của toàn bộ vật chất là do hạt quark quyết định. Hạt quark tuy nhỏ như thế nhưng lại là thành phần quyết định việc nguyên tử có tồn tại hay không. Hạt quark có đặc tính lạ lùng là không tồn tại riêng lẻ, một hạt quark thì không tồn tại, nhưng 3 hạt quark hợp lại thì thành hạt proton, hoặc hạt neutron để từ đó tạo thành nguyên tử vật chất rồi thành vũ trụ vạn vật.
Một sự vật đơn lẻ thì không thành cái gì cả, nó chỉ là con số không. Nhưng khi kết hợp nhiều cái đơn lẻ đó lại thì thành vũ trụ vạn vật. Đây chính là nguyên lý của nhân duyên hay duyên khởi, nó mang ý nghĩa to lớn sâu thẳm nhất, điều mà người sáng tạo ra câu ca dao trên có lẽ chưa hề nghĩ tới. Điều này đi xa hơn rất nhiều ý nghĩa đoàn kết tạo nên sức mạnh của bó đũa. Thuyết thập nhị nhân duyên của Phật giáo chính là hiển bày ý nghĩa này. Vật chất thật ra trống rỗng không có gì cả, vô thủy vô minh và nhất niệm vô minh đã tạo ra vũ trụ vạn vật qua quá trình 12 nhân duyên từ vô minh cho tới lão tử. Như vậy câu ca dao cổ xưa:
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Có thể cải biên cho thời hiện đại như sau :
Một quắc (quark) làm chẳng nên nguyên (tử)
Ba quắc chụm lại nên thiên, địa, người
Hơn 100 nguyên tố vật chất mà con người đã biết, cũng chỉ là kết cấu khác nhau của các loại hạt quark (6 loại trong đó tuyệt đại đa số vật chất trên địa cầu chỉ có 2 loại : quark up và quark down) và các loại hạt electron hoặc tương tự (3 loại : electron, muon và tau trong đó chỉ có electron là phổ biến). Ngoài ra còn có hạt neutrino tuy không tham gia vào cấu tạo vật chất nhưng có mặt khắp vũ trụ, khối lượng của neutrino cực nhẹ chỉ bằng 1 phần tỉ của electron. Người ta chưa rõ chức năng của hạt neutrino trong vũ trụ, có người dự đoán đó là hạt mang thông tin, nếu giải mã được nó, con người sẽ hiểu rất nhiều về vũ trụ, cả quá khứ và tương lai.
Có những điều huyền bí mà khoa học chưa thể hiểu được. Ví dụ ngày xưa, Phật giáo Trung Hoa có ghi nhận một vị sư người Ấn Độ, Ngài Trí Dược Tam Tạng 智药三藏 đã đến Quảng Châu Trung quốc bằng đường biển vào năm 502 đời Nam Bắc Triều (Quảng Châu thuộc Nam Triều 420-589), ban đầu ông đến chùa Pháp Tánh 法性寺 (chùa này do một vị tăng Ấn Độ khác là Cầu Na Bạt Đà La xây dựng trong thời Lưu Tống). Trên đường đến Ngũ Đài Sơn, ông đi qua suối Tào Khê, thấy nước suối rất trong lành, ngon ngọt, phong cảnh giống núi Bảo Lâm bên Thiên Trúc, ông bảo đệ tử rằng “170 năm sau khi tôi tịch diệt sẽ có một vị thánh tăng đến đây hoằng pháp, khai ngộ cho rất nhiều ngưòi”, thế nên ông đã đề nghị quan Thiều Châu Mục là Hầu Kính Trung xây dựng chùa. Hầu Kính Trung tâu lên Lương Võ Đế và được sắc chỉ cho phép xây dựng, năm 504 hoàn thành, Lương Võ Đế theo lời tâu, đặt tên chùa là Bảo Lâm Tự 宝林寺 (nay là chùa Nam Hoa cách Thiều Quan 25 km về phía đông nam, tên Nam Hoa Thiền Tự 南华禅寺 do Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận 赵匡胤 đặt sau khi đã trùng tu vào năm Khai Bảo nguyên niên 968). Về sau quả đúng như vậy, sư Huệ Năng (638-713), Tổ thứ sáu của Thiền Tông Trung Quốc, vào năm Nghi Phụng nguyên niên 676, đời Đường Cao Tông, đã đến chùa Pháp Tánh (nay là chùa Quang Hiếu 光孝 ) gặp hai ông tăng đang tranh luận không dứt về việc gió động hay phướn động, ngài nói rằng “chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, tâm của các ông tự động”, năm sau 677, Huệ Năng đến chùa Bảo Lâm trụ trì, đại hoằng dương Thiền tông trong 37 năm, ông và các đệ tử về sau đã khai ngộ cho hơn 5000 người kiến tánh. Khi Huệ Năng viên tịch, đã để lại thân xác bất hoại của mình để làm tin cho đời sau, trải qua 1300 năm, đến nay nhục thân đó vẫn còn gần như nguyên vẹn, chỉ bị hư hỏng chút ít do sự phá hoại của con người, hiện nay được thờ tại chùa Nam Hoa, 25 km về phía đông nam thành phố Thiều Quan 韶关, cách Mã Đôi trấn 马坝镇 4km về phía nam, bên bờ suối Tào Khê 曹溪, . Thiều Quan (Shaoguan) cách Quảng Châu (Guangzhou) 220 km về phía bắc.



Phải chăng vị sư chùa Bảo Lâm là Trí Dược Tam Tạng đã nắm được thông tin (nhờ có thần thông) biết được quá khứ vị lai, nhưng khi chúng ta lý giải bằng khoa học thì thông tin đó được truyền, hoặc giả sẵn có, khắp không gian chứa trong các hạt neutrino. Một trường hợp khác cũng được ghi lại trong sử sách là nhà thơ Hoàng Đình Kiên, sống vào đời Tống ở Trung quốc. Kiếp trước ông là một người nữ, giỏi thơ văn, không lấy chồng, qua đời lúc 26 tuổi, trước khi chết đã xếp sách vở thơ văn của mình vào một cái rương, khóa chặt lại, tự cất chìa khóa, rồi nói với bà mẹ là kiếp sau chính mình sẽ đến mở chiếc rương này. Về sau quả thật hậu thân của nàng là nhà thơ Hoàng Đình Kiên, nam nhân, thi đậu cử nhân, làm huyện trưởng, đã tìm đến đúng nhà bà mẹ kiếp trước, tự nhớ lại chỗ cất chìa khóa và tự mở chiếc rương. Ông tìm thấy trong đó đúng bài văn bài thơ mà kiếp này ông đã nhờ chúng mà thi đậu Tú tài và Cử nhân. Hạt neutrino tràn ngập khắp vũ trụ phải chăng chính là hạt mang thông tin mà những người như Trí Dược và tiền kiếp của Hoàng Đình Kiên thấy trước được tương lai.
Trong số nguyên tố, có 4 thứ tạo thành chất hữu cơ là carbon, hydro, oxy và nitro là 4 nguyên tố quan trọng nhất tạo thành chất sống cấu tạo nên cơ thể sinh vật, trong đó con người là một thành tựu vĩ đại của thiên nhiên. Nói Thượng đế tạo ra loài người hay Phật tánh tạo ra con người thì cũng cùng một ý mà thôi, chỉ có suy diễn ra một Thượng đế hũu ngã có quyền lực tuyệt đối là cách diễn đạt cho người bình dân hiểu.
Bao bọc chung quanh hạt nhân là đám mây điện tử (electron) luôn luôn chuyển động theo những quỹ đạo không xác định, phân theo tầng lớp tùy thuộc mức năng lượng. Các nguyên tố khác nhau có số electron khác nhau tùy thuộc vào số lượng proton và neutron trong hạt nhân. Tốc độ của electron chậm hơn nhiều so với ánh sáng, nếu được gia tốc tối đa cũng chỉ là gần bằng tốc độ ánh sáng, nếu có gia tốc thêm nữa cũng chỉ làm tăng khối lượng của electron chứ không làm tăng tốc độ, và chính đám electron này tạo ra 5 thứ cảm giác căn bản của 5 giác quan chúng ta (nhãn=mắt , nhĩ=tai, tị=mũi, thiệt=lưỡi, thân=thể xác). Các cảm giác này gọi là thức= biết, được bộ não thu nhận, tổng hợp lại thành ý thức. 5 giác quan cùng với bộ não được gọi là lục căn (6 bộ phận căn bản của ý thức). Đối tượng của lục căn là lục trần (sắc=hình thể, thanh=âm thanh, hương=mùi, vị= cảm giác do lưỡi tiếp thu, xúc= cảm giác do thân thể tiếp thu, pháp= sự vật do ý thức nhận biết) Lục căn tiếp xúc với lục trần sinh ra lục thức ( 5 loại cảm giác riêng biệt của 5 giác quan và 1 loại cảm giác tổng hợp của bộ não gọi là ý thức). Tất cả mọi cảm giác của chúng ta đều có bản chất là điện tử (electron) hoặc quang tử (photon) hay gọi một cách tổng quát hóa là lượng tử. Ví dụ cảm giác về âm thanh là do dao động của các phân tử không khí, thành phần chủ yếu của không khí là oxygen (O2) và Nitrogen (N2) mà hai nguyên tố này cũng như mọi nguyên tố vật chất khác được chúng ta cảm nhận qua các electron của chúng. Cảm giác bằng mắt nhìn về hình dáng, màu sắc của một vật là do các photon. Còn cảm giác khi sờ mó, tiếp xúc, ăn uống là do các electron. Nói chung, mọi vật chất đều có thể quy về năng lượng và mọi hạt cơ bản đều có thể quy về lượng tử. Mọi cảm giác vật chất hay ý thức đều có bản chất là lượng tử. Sự kiên cố vững bền của vật chất là do hạt nhân nguyên tử rất khó bị phá vỡ. Khi phá vỡ được hạt nhân nguyên tử thì sản sinh một lượng lớn năng lượng, một vài nguyên tố mới được hình thành, nhiều tia phóng xạ phát ra rất nguy hiểm do các proton, neutron tự do bắn ra dưới dạng các tia như alpha, beta, gamma, . Tuy nhiên các hạt quark bên trong hạt proton và neutron thì vẫn không hề hấn gì, chúng vô cùng bền vững không thể phá vỡ, bởi vì muốn phá vỡ được chúng phải cần tới một năng lượng vô hạn. Khoa học hiện nay chưa có cách gì phá vỡ được chúng nên các nhà khoa học gọi đó là hiện tượng giam hãm (confinement) có nghĩa là 3 hạt quark bị giam vĩnh cửu trong hạt proton hoặc hạt neutron không cách chi thoát ra được. Tuy nhiên, điều mà khoa học hiện đại chưa biết tới là sức mạnh tâm linh có thể giải phóng được hạt quark bởi vì tâm linh là một dạng năng lượng vô hạn. Lục Tổ Huệ Năng đã để lại nhục thân bất hoại của mình, khi ông viên tịch, sức mạnh tâm linh giác ngộ của ông là thần thông, làm biến đổi hoàn toàn cơ cấu vật chất của cơ thể ông, không cần bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài, toàn bộ thân xác ông đều trở thành bất hoại, trải qua 1300 năm vẫn y nguyên, không cần bảo quản. Ngoài Huệ Năng, các Ngài Hám Sơn và Đơn Điền cũng là các vị giác ngộ, cũng làm được như vậy. Hiện nhục thân bất hoại của 3 Ngài vẫn còn được thờ tại Nam Hoa Thiền Tự, tại Thiều Quan, phía bắc Quảng Châu, nơi có con suối Tào Khê nổi tiếng. Ở Việt Nam cũng có hai nhục thân bất hoại nổi tiếng của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, đang được thờ tại chùa Đậu, tên chữ là Thành Đạo tự, còn gọi là chùa Pháp Vũ tọa lạc tại thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Một người có công năng đặc dị của Trung Quốc hiện đại là Trương Bảo Thắng cũng có khả năng dùng tâm linh điều khiển được hạt quark, khiến chúng tách rời nhau ra, làm cho vật chất biến mất, ông có thể đi xuyên qua tường giống như đi qua không khí. Sau đó lại làm cho chúng trở về trạng thái cũ. Thực ra bức tường và thân thể chúng ta đều không có thật, nhưng vì chúng ta chấp thật nên chúng thành trở ngại khiến ta không thể đi xuyên qua tường được. Còn chư Phật, chư Tổ, chư Bồ Tát không chấp thật nên có thể đi xuyên qua tường dễ dàng. Nhưng các ngài rất ít khi biểu hiện thần thông, bởi vì e ngại người đời mê chấp vào thần thông. Trong những trường hợp bất đắc dĩ phải hiển thị thần thông thì thường các ngài nhập diệt ngay sau đó để người đời khỏi chấp trước, nên ta ít có dịp nhìn thấy, nhưng qua trường hợp của Trương Bảo Thắng, chúng ta biết được việc đó là có thật. Mặt khác thần thông cũng chẳng phải điều gì lạ, nó cũng là thuộc tính của Tâm, cũng tức là của vật chất, khi có đủ nhân duyên thì hiển bày, chẳng hạn ngày nay ai cũng có thể thực nghiệm thiên nhãn thông ( thấy xa ngàn dặm), thiên nhĩ thông (nghe xa ngàn dặm) qua những phương tiện internet như Yahoo Messenger, Skype, Google Talk …và các phương tiện viễn thông khác nhất là điện thoại di động. Các files thông tin có thể theo sóng vô tuyến như wifi, wimax, 3G đi xuyên tường, xuyên qua vật thể, ngày nay chẳng còn là điều gì lạ lẫm. Các thông tin trên internet có thể hiện hữu khắp nơi trên quả địa cầu, bất cứ nơi nào có đủ nhân duyên thì sẽ hiển hiện. Nhân duyên đó là computer, laptop, netbook, smartphone, wifi, GPRS, 3G v.v…

Truyền Bình
Nguôn: Duylucthien

VÔ MINH & KHOA HỌC NÃO BỘ

TTđTD - Chúng ta rất may mắn sống ở thời điểm này. Với những kiến thức mới của khoa học não bộ, cái ranh giới giữa tôn giáo và khoa học sẽ mỏng dần. Hy vọng sẽ có một ngày người ta không còn giết lẫn nhau vì sự khác biệt tín ngưỡng. Ngày đó đa số con người sẽ sống với tần số Alpha và sẽ có tâm trạng “vô ngã”, biết lắng nghe và thông cảm lẫn nhau. Hòa bình thật sự chỉ có thể xây dựng được từ trong tâm mà thôi.

Vô minh là một danh từ phát xuất từ Phật giáo. Dân gian ai đi chùa thì ít ra cũng quen thuộc với khái niệm “tham, sân, si”. Si mê hay vô minh nói lên một tâm trạng thiếu sáng suốt đưa đến những hành động tội lỗi trái luân lý. Khi học đạo, người ta nghĩ rằng vô minh chỉ là một khái niệm có lẽ nghiêng về luân lý (ethics) nhiều hơn là khoa học. Gần đây, khi khoa học và tâm lý học phát triển, người ta mới bắt đầu hiểu rằng vô minh có cơ sở khoa học.
Ở loài người, nguồn gốc của vô minh có thể giải thích qua sự phát triển của não bộ. Khi các nhà nhân chủng học (anthropologist) nghiên cứu sự phát triển não bộ của con người qua hàng triệu năm, bằng cách đo xương sọ từ đó suy ra dung tích của não bộ, thì nhận thấy rằng sự khác biệt giữa loài người có văn minh và loài khỉ là ở vỏ não (cortex). Não của loài người có 2 phần, phần nằm trong sâu gọi là hệ thống limbic (limbic system), phần này mọi sinh vật đều có, và phần vỏ não phát triển tột bực ở loài người.
Hệ thống limbic là vùng não phát triển rất sớm, nghiêng về tình cảm và bản năng. Nhờ có bản năng nên con người nguyên thủy mới có thể sống sót và truyền giống nòi. Nói cách khác, khi đứng trước thức ăn mà không thèm ăn, gặp người khác phái mà không có ham muốn tình dục và khi gặp kẻ thù ăn cắp thức ăn và bắt cóc vợ con mà không giận dữ thì loài người sẽ mất sự tồn tại trên thế gian và mất khả năng truyền gene lại cho thế hệ sau. Ở loài khỉ, con khỉ đực nào có nhiều testosterone (kích thích tố nam), chiến đấu chống lại những con khỉ đực khác (sân) thì sẽ có vị trí đầu đàn và có quyền giao hợp với nhiều khỉ cái (tham). Hiểu như thế, tham và sân là bản năng để con người tiền sử sống còn. Ở thế giới động vật bản năng tự nó điều chế. Thức ăn nhiều thì sanh sản nhiều, thức ăn ít thì ham muốn sinh dục ít đi và sinh sản bớt lại.
Khi não bộ chưa phát triển và loài người tiền sử sống với sự điều khiển của bản năng thì chiều hướng của bản năng là bảo vệ sự sống còn của giống nòi. Tuy nhiên, trên đà tiến hóa của não bộ thì phần vỏ não (cerebral cortex) phát triển rất nhanh, nhờ đó tạo cơ hội cho sự phát triển của ngôn ngữ và ý thức (consciousness). Ý thức được khoa học định nghĩa là sự nhận thức ra cá nhân và cá nhân đó khác biệt với người khác. Khi ta nhìn ta trong gương, ta nhận ra hình ảnh của chính mình, đó là ý thức cá nhân. Hình ảnh của người kế bên không phải là ta. Sự phân biệt so sánh này là nguồn gốc của cái “tôi”. Bản chất của cái tôi là ý muốn khác biệt và hơn trội người khác. Cái tôi gây ra rất nhiều vấn đề chúng ta sẽ đề cập ở phần sau.
Cũng vào thời điểm này, những bộ lạc dần dần sống chung thành một xã hội. Nhờ vỏ não phát triển nên con người nguyên thủy có sự sáng tạo quy ước dùng một âm thanh để diễn tả ý nghĩ và tình cảm. Ngôn ngữ là âm thanh, phát ra rồi mất đi. Người ta chế ra chữ viết để lưu truyền ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ, chữ viết và đời sống xã hội nên những phát minh mới và hiểu biết mới của một người được nhiều người áp dụng và biến chế tốt hơn. Ðây là nền tảng của khoa học. Nhờ có chữ viết nên kiến thức được lưu lại sau khi con người qua đời. Nhờ vậy, sự hiểu biết của loài người lưu truyền được và phát triển cực kỳ nhanh. Giả sử ta có một thần đồng sống biệt lập trong rừng thì những phát minh khoa học sẽ không có phương tiện phát triển thành sản phẩm khoa học.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của vỏ não và sản phẩm của nó là ngôn ngữ và khoa học kỹ thuật cũng có những cái hại của nó. Con người không biết tự điều hòa như thiên nhiên. Con người có sự ý thức để hiểu biết thiên nhiên, tuy nhiên sự phát triển vượt bực của ý thức không đi đôi với sự trưởng thành của tình cảm. Từ đó mà những sản phẩm của khoa học kỹ thuật có thể làm đảo lộn cái trật tự quân bình của thiên nhiên. Hồi xưa, với cây búa rìu, muốn đốn cây thì không đốn được bao nhiêu nên thiên nhiên được bảo tồn. Ngày nay, với công cụ tối tân, người ta có thể đốn hết khu rừng trong nháy mắt. Ðây mới là cái tham, sân, si mà tôn giáo đề cập đến và con người cần thay đổi.
Cái phản ứng phụ của trí khôn là cái ý muốn sở hữu. Con người muốn sở hữu đồng loại và thiên nhiên. Ngay từ thời nguyên thủy, những bộ lạc thắng trận thường bắt những người thua trận làm nô lệ cho mình. Ðiều này xảy ra cho tới thế kỷ thứ 19 với người da đen làm nô lệ cho chủ đồn điền da trắng. Trong tình yêu, ta muốn giữ người ta yêu cho riêng mình. Cha mẹ muốn con cái làm theo ý mình. Nếu con cái không theo thì đôi khi cha mẹ từ con ra và gán cho con cái tên hư hỏng. Trong tôn giáo, kẻ không cùng tín ngưỡng là kẻ ngoại đạo. Ở thiên nhiên, cái sở hữu quá độ như đốn rừng hay lưới cá một cách cẩu thả ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh hóa.
Ngoài ra, con người còn muốn sở hữu năng lượng (đất và nước) của quả địa cầu, chia ranh giới và gây ra tranh chấp. Ðối lập và xung đột là sản phẩm của trí khôn và của cái tôi. Khi trí khôn phát triển, con người muốn mình khác với người khác vì đặc tính của trí khôn là sự sáng tạo. Nhưng sự sáng tạo này nằm trong một khuôn khổ cứng rắn. Khi ta gắn một tính từ đúng sai hay xấu tốt lên một người nào đó thì ta mất cái khả năng nhìn sự thật. Ta chỉ thấy trắng hay đen. Ta thương người theo mình (tham) và ghét bỏ người không theo mình (sân). Ta mất cái nhìn trung dung.
Mất khả năng nhìn sự thật khách quan và muốn vũ trụ xoay quanh theo ý mình là nguồn gốc của vô minh và cũng là nền tảng của cái tôi. Một người có thể khôn xuất chúng nhưng vẫn có thể bị màng vô minh che đậy tâm trí. Sự nhận thức và bỏ theo quỹ đạo của cái tôi tạo ra vô số mâu thuẫn căng thẳng trong nhiều lãnh vực: gia đình, xã hội, chính trị và tôn giáo. Trong vô minh, con người có thể dùng trí khôn biện hộ cho hành động sai lầm thay vì dùng trí khôn giúp mình thay đổi để đáp ứng hoàn cảnh. Khi chưa được cái mình muốn, con người sanh ra lòng tham và khi mất cái mình được thì sân hận.
Ðộc giả hãy thử phân tích hoàn cảnh này xem sao. Ông A di du lịch và làm quen được với ông B. Hai người nói chuyện, trao đổi với nhau vui vẻ. Một ngày nào đó đất nước ông A và ông B trở thành thù nghịch. Hai người bị động viên. Khi khoác áo nhà binh lên người thì 2 người trở thành thù nghịch và sẵn sàng giết nhau, mặc dù không có mối hận thù cá nhân riêng biệt. Như thế mới hiểu được cái tai hại khi chúng ta gán cho người khác cái nhãn hiệu mà không hiểu được sự thật. Chuyện như thế xảy ra rất nhiều và thịt rơi, máu đổ cũng vì hiểu lầm.
Nhìn lại lịch sử con người, ta thấy những trường hợp như vậy xảy ra rất thường xuyên. Khi một chính phủ hay một cơ quan tôn giáo xác nhận một nhóm người khác là “kẻ thù” hay “ngoại đạo” rồi thì sự sát nhân hàng loạt xảy ra rất dễ dàng. Thời Trung cổ có tòa án dị giáo (inquisition tribunal) giết chết hàng loạt người không theo Thiên Chúa giáo, rồi đến Thánh chiến (Crusade). Thời thực dân (colonial), người da trắng coi người da đen là dòng giống kém và đến châu Phi bắt cóc họ làm nô lệ cho các đồn điền. Vào đệ nhị thế chiến, Hitler ra lệnh giết hàng loạt người Do Thái (holocaust). Gần đây hơn thì chế độ kỳ thị Apartheid ở Nam Phi vẫn không công nhận quyền lợi bình đẳng của người da đen.
Sở dĩ vô minh xảy ra vì tư tưởng và trí khôn loài người chưa phát triển để đạt đến khả năng trực nhận thực tế (danh từ Phật giáo gọi là giác ngộ). Sự truyền đạt thông tin của tư tưởng rất hạn chế. Có lẽ vì thế con người thích có một khuôn mẫu hiểu biết có sẵn để nương theo. Ở những xã hội sơ đẳng (lúc đó chưa có những phương tiện truyền thông như TV và radio) thì ca dao tục ngữ là những công thức cho dân gian kém học thức nương nơi đó mà cư xử với nhau cho thích hợp. Ngoài ca dao tục ngữ thì có những chuyện cổ tích để cho người ta noi theo gương tốt. Những phương pháp truyền đạt kiến thức kể trên rất đơn sơ và chỉ thích hợp với một số nhỏ người, hạn chế ở địa lý cư ngụ của những người đó. Thí dụ như ca dao về mùa màng ở miền nhiệt đới không thích hợp với dân miền ôn đới.
Ðộc giả nên phân biệt giữa hiểu biết và diễn đạt hiểu biết. Hiểu biết của ông thầy có thể diễn ra trong nháy mắt, nhưng khi người thầy giáo dùng tư tưởng, suy nghĩ để giải thích sự hiểu biết đó cho học sinh thì phải mất nhiều thời giờ hơn. Ngoài ra, sự truyền đạt hiểu biết qua tư tưởng và lời nói không thể nào trung thực và đạt được 100% dữ kiện chứa trong cái trực hiểu của ông thầy. Tệ hơn, đôi khi người nói một đường, kẻ hiểu một ngả. Càng cố chấp trên suy nghĩ thì sự hiểu lầm càng sâu hơn. Nếu người sở hữu kiến thức (trò) áp dụng một cách cứng rắn thì khả năng đáp ứng thực tế của họ càng kém hơn người (thầy) tạo ra kiến thức đó. Vì thế, muốn xã hội tiến bộ thì trò phải hơn thầy. Nếu ông thầy sợ học trò hơn mình và không truyền đạt hết kiến thức, và người học trò không hiểu hơn thầy mình thì xã hội sẽ đi lùi. Hiểu như thế, tinh thần vô ngã là thái độ cần có để xã hội phát triển.
Các mạch thần kinh ở não bộ con người khác với mạch máu. Mạch máu có đường đi nhất định. Những mạch thần kinh có khả năng kết nối với nhau một cách uyển chuyển (plasticity of the nervous system). Những người bị tai biến mạch máu (stroke), mất hết một phần của não bộ nhưng vẫn có thể phục hồi một phần nào chức năng cơ thể vì các tế bào thần kinh ráp nối với nhau tạo ra mạch thần kinh mới để thông qua những tế bào thần kinh bị chết, từ đó bệnh nhân có thể sử dụng trở lại những bắp thịt bị tê liệt. Cũng như thế, khi ta không cố chấp thì khả năng kết nối của hệ thống thần kinh ta dồi dào hơn. Khi sự kết nối nhiều thì khả năng hiểu nhiều khía cạnh của một sự kiện tăng theo.
Khi chúng ta học hỏi và nhận thức một điều mới lạ thì những tế bào thần kinh sẽ liên kết với nhau nhiều hơn. Khi ta cố chấp vào một sự việc thì tế bào thần kinh không có sự ráp nối dồi dào, khiến ta không nhận biết được những dữ kiện khác của sự thật. Ta trở thành người mù sờ voi, chỉ thấy được một phần nhỏ của con voi và tranh chấp cãi lộn với những người khác thấy những phần khác của con voi. Vì thế, ở kẻ mê tín dị đoan, não bộ của họ mất sự uyển chuyển kể trên. Chính đây là nền tảng cơ sở khoa học não bộ của vô minh. Cái khó khăn là người vô minh không bao giờ nhận ra tâm trạng đó. Cũng giống như người bị điên (psychosis), cho rằng kẻ khác bất bình thường, còn mình thì hoàn toàn bình thường.
Làm sao ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của vô minh khi mà người vô minh không nhận ra họ bị vô minh. Rồi một nhóm người vô minh tranh cãi biện luận với nhau để giành phần đúng về mình. Họ tạo thành nhiều băng đảng chính trị, chủ nghĩa quốc gia hay niềm tin tôn giáo khác nhau. Suy nghĩ càng biệt lập và khác biệt thì lòng tin tưởng lẫn nhau giữa loài người suy giảm trầm trọng và lòng lo sợ, hận thù tăng hơn. Nếu sự lo sợ tăng đến nỗi người ta mất khả năng dùng lý trí để thay đổi nhận thức thì nó trở thành cực đoan và bịnh hoạn (paranoid delusion). Ðây là những cách người ta bảo vệ cái chủ nghĩa tư tưởng mà họ cho là đúng. Nói tóm lại, trong sự bảo vệ quá đáng đó, họ thiếu lòng tin và sự suy nghĩ sáng suốt một cách trầm trọng.
Hiểu như vậy thì không có gì lạ khi hai tôn giáo chính của thế giới đề cao lòng tin (Ki tô giáo) và suy nghĩ sáng suốt (Phật giáo). Chúa và Phật có thể được coi là những bậc thánh nhân và cũng là những bác sĩ tâm lý đại tài. Sở dĩ những ấn tượng trên tâm lý của hai đạo này tồn tại đến ngày nay, có lẽ vì các vị thánh nhân này đã thấu hiểu được căn bệnh về tâm lý của loài người và nói trúng tim đen của loài người. Những vị này muốn mở đường hướng dẫn nhân loại - nói theo khoa học não bộ ngày nay - sử dụng não bộ của họ một cách hữu hiệu để tránh loài người dùng trí khôn sáng tạo vũ khí tự tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt quả địa cầu. Khi trị được si mê thì tham và sân tự nó biến đi. Chính vì tham và sân là sự hiểu lầm do si mê gây ra.
Có cách nào nhanh nhất để trị cơn si mê, giấc mộng ngàn đời của nhân loại? Như ta thấy, khi nào con người còn có suy nghĩ đúng sai thì lúc đó sự tranh chấp sẽ không dừng. Suy nghĩ có thể vẽ ra ngàn lối khác nhau. Một khi suy nghĩ vẽ ra rồi thì ít khi nó chịu rời bỏ sản phẩm của nó. Con người phải tập vượt qua cái ý nghĩ chấp đúng sai. Con người phải tập lắng nghe chính mình và lắng nghe người khác. Chấp đúng sai là vội khóa mình trong một kết luận nông cạn. Khi còn suy nghĩ đúng sai thì cái suy nghĩ đó sẽ làm nhiễm (contaminate) cảm nhận sự thật. Suy nghĩ là hình bóng chứa dữ kiện của một hiện tượng đã qua. Khi ta giữ cái hình bóng đó trong tâm thì sự đáp ứng tức thời và khả năng nhận ra sự thật bị giảm đi rất nhiều.
Thí dụ như ông A vừa mới cãi lộn xong với vợ mình và bực bội lái xe ra khỏi nhà. Trong tâm trí ông còn những suy nghĩ lẩn quẩn về câu chuyện không vui vừa xảy ra. Tâm ông bị phân trí và suýt nữa ông vượt đèn đỏ gây ra tai nạn. Khi vào sở, ông nạt nộ với nhân viên trong sở gây ra nhiều căng thẳng. Ở trường hợp trên, ông A vì suy nghĩ về chuyện quá khứ nên mất khả năng nhận ra hiện tại, như đèn đỏ và không đáp ứng với hoàn cảnh hiện tại trong sở (nhân viên không có lỗi lầm mà bị nạt).
Ở mọi hoàn cảnh trong cuộc sống, nếu ta làm chủ được những dòng tư tưởng suy nghĩ hiện ra trong đầu, không dùng những dữ kiện của quá khứ để đối phó với hiện tại hay phỏng đoán tương lai thì khả năng nhận thức tức thời tại thời điểm hiện tại (here and now) sẽ rất nhạy. Phát triển cái nhận thức tức thời không qua suy tư được gọi là thiền. Nghiên cứu cho thấy não bộ con người phản ứng với những hình bóng suy nghĩ dựng ra y như sự thật trước mặt. Rồi như thế chưa đủ, con người cố gắng diễn tả những hình bóng suy nghĩ đó bằng nghệ thuật điện ảnh. Khán giả thật sự vui buồn với cái ảo giác. Nếu ai cũng xem cái thực tế của phim ảnh là những hình bóng màu mè phản chiếu lên màn ảnh thì công nghiệp điện ảnh sẽ bị phá sản từ lâu rồi.
Bây giờ độc giả hãy tưởng tượng rằng chỉ có một màn ảnh mà có đến nhiều người muốn đồng lượt chiếu phim của mình lên trên đó. Như thế những hình bóng trên màn ảnh rất rối loạn, chính sự rối loạn đó là vô minh. Ai cũng muốn la lớn là tôi hay, tôi đúng, mọi người nên theo tôi. Không ai nghe ai và không ai chịu khó tìm hiểu người khác. Ðó là vô minh. Ðây là thảm trạng của xã hội hiện giờ, sự thành công được đo bằng mình trội hơn người khác. Có ai biết tại sao sản phẩm tiện nghi của khoa học càng nhiều, nhưng ngược lại với dự đoán, stress và những bịnh do căng thẳng tinh thần xảy ra nhiều hơn chăng? Bây giờ muốn cho mọi người nhìn thấy ánh sáng thì chúng ta phải tắt hết phim lại.
Tắt hết phim lại là để cho tâm tĩnh lặng. Khi tâm tĩnh lặng rồi thì người ta mới có cơ hội cùng nhìn về một hướng và hiểu một chuyện. Nếu tâm loạn động thì chỉ có hai người thôi mà xảy ra biết bao nhiêu chuyện phức tạp. Chỉ có một chuyện mà bị méo mó biến ra mười chuyện khác nhau. Cho nên để tâm tĩnh lặng thì màn vô minh bị mỏng dần và khả năng nhận định sự thật và thông cảm lẫn nhau tăng hơn. Khi vô minh mỏng dần thì tham biến thành trí tuệ thích hiểu biết và sân biến thành sự dũng cảm dám thay đổi tánh tình (tu). Khi vô minh mỏng dần thì não bộ sẽ có khả năng kết nối với những vùng mới lạ. Và từ đó đời sống tâm linh của nhân loại sẽ được phát triển và phong phú hơn.
Tâm tĩnh lặng không phải là một cái gì trừu tượng mà hiện nay khoa học có thể dùng điện não đồ EEG để đo được. Khi ta thư giãn để tâm tĩnh lặng thì tần số rung động của não bộ giảm xuống khoảng 8- 10 Hz, tần số này gọi là tần số Alpha. Những nghiên cứu cho thấy não bộ hoạt động hữu hiệu nhất ở tần số này. Ðây cũng là cái tần số của tâm “vô ngã”. Ðó là một tâm trạng sáng suốt với ý thức mở rộng để hiểu mình và hiểu người. Khi ta tập tâm tĩnh lặng ở tần số này, để mặt trời ý thức hiện ra thì những tư tưởng mây đen cố chấp của vô minh sẽ ít dần. Chúng ta rất may mắn sống ở thời điểm này. Với những kiến thức mới của khoa học não bộ, cái ranh giới giữa tôn giáo và khoa học sẽ mỏng dần. Hy vọng sẽ có một ngày người ta không còn giết lẫn nhau vì sự khác biệt tín ngưỡng. Ngày đó đa số con người sẽ sống với tần số Alpha và sẽ có tâm trạng “vô ngã”, biết lắng nghe và thông cảm lẫn nhau. Hòa bình thật sự chỉ có thể xây dựng được từ trong tâm mà thôi.
Thái Minh Trung, M.D
Theo: Nguyệt san Giác Ngộ Số Vu Lan 185

MÃNG CẦU XIÊM, CÂY PHÉP LẠ CHỮA UNG THƯ

XIN LƯU Ý
Chúng tôi nghe nói nhiều về lá đu đủ có thể trị bịnh UNG THƯ ÁC TÍNH  cho nhiều bệnh nhân tại Việt Nam.  Hôm nay chúng tôi vừa nhận được email của một thân hữu nói về một giống trái cây là mãng cầu có thể trị bệnh ung thư nên đưa lên đây để quý vị tham khảo thêm.  Chúng tôi không chịu trách nhiệm về những thông tin dưới đây.  Quý vị nên tham khảo với Bác Sĩ gia đình của mình trước khi sử dụng.


Cũng cần lưu ý thêm là tránh dùng những loại mãng cầu mà người ta hay dùng chất hóa học để giữ cho được lâu không hư, hay làm cho bên ngoài được bóng, trông đẹp.  Tốt nhất nên mua mãng cầu có xuất xứ đáng tin cậy.

TTM

MÃNG CẦU XIÊM, CÂY PHÉP LẠ CHỮA UNG THƯ

Nguyệt Lê-Bùi Duy Khuê-Thảo Vy-Lương Thái Sỹ
(Trích trong bản tiếng Anh SOURSOP TREATS CANCER)

Những nghiên cứu về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy đây là công cụ chữa ung thư an toàn, hiệu quả và có sẵn. Nó cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác nhân chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Những phần khác của cây cũng rất hữu dụng.

Nguy cơ đối với những con cá mập dược phẩm

Theo các kết quả nghiên cứu, nước ép mãng cầu xiêm có thể tầm soát và tiêu diệt có chọn lọc các tế bào ác tính. Nhưng tại sao đến bây giờ chúng ta mới biết về tác dụng “phép lạ” của mãng cầu xiêm trong phòng chống ung thư? Và đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu?

Mãng cầu xiêm thuộc giống cây thân thấp có tên là Graviola ở Brazil, guanabana trong tiếng tây Ban Nha và Soursop trong tiếng Anh. Quả lớn ngọt, có nhiều hột, tách ăn dễ dàng và làm nước ép có mùi vị rất ngon. Graviola là sản phẩm tự nhiên nên theo luật liên bang Mỹ không cần có bằng sáng chế. Như thế, làm sao nó có thể mang lại lợi nhuận nếu các con cá mập dược phẩm công bố khả năng trị liệu “phép lạ” của mãng cầu xiêm ra thị trường? Họ chờ cho đến khi chiết xuất được dưỡng chất chống ung thư của Graviola và bào chế được loại thuốc chống ung thư bằng thành phần nhân tạo từ chất này, xin bằng sáng chế và thu lợi. Tiếc thay khả năng chống ung thư của mãng cầu xiêm có ngay trong cây, quả không cần phải chiết xuất gì cả mà chúng ta lại không biết. Vì vậy để bảo vệ khả năng thu lợi của các loại thuốc chống ung thư có sẵn, cách hay nhất là ém đi những nghiên cứu mang tính “cứu mạng” của mãng cầu xiêm, không công bố nó cho dân chúng.

May mắn, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về “trái cây phép lạ” cho những người có trọng trách trong y tế Mỹ. Khi viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, nó bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rùng mưa Amazon của Brazil.


Sự thật được phô bầy

Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính. Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. Sau đó 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược hay viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola. Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hoá chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10.000 lần hoá chất Adriamycin thường dùng trong hoá trị ung thư người ta mới vỡ lẽ. Không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Điều quan trọng là không như các hoá chất điều trị ung thư khác, Graviola và nước ép mãng cầu xiêm không hề làm hại gì cho các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Người bệnh thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư và các bệnh khác; năng lượng được tăng cường và sống lạc quan hơn. Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy. Bảy (7) năm im lặng bị phá vỡ. Sự thật được phô bày. Hiện mãng cầu xiêm do thổ dân Brazil trồng hoặc sản phẩm bào chế từ nó đã có mặt nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư. Một báo cáo đặc biệt có tên Beyond Chemotherapy: New Cancer Killers, Safe as Mother's Milk, do Viện Khoa học Y tế Mỹ công bố về Graviola đã xem loại cây này là “công cụ cách mạng hoá” chống ung thư.

Vì vậy, nếu nhà bạn có vườn rộng và thổ nhưỡng thích hợp, bạn nên trồng một cây mãng cầu xiêm trong sân. Nó sẽ có ích rất nhiều cho bạn và gia đình bạn.

                                                               Mãng Cầu Xiêm


As medical science progresses, people begin to forget about traditional medicine. Traditional medicine is cheaper and can be in the potion himself because the material easy to obtain. As the research of several experts said that the soursop fruit can kill cancer cells.

So from now on you can help a friend in need, letting him know that you should drink soursop juice to prevent the disease.

Sense of fun, and certainly not a terrible effect of chemotherapy. And yes you can, plant a guava tree in their backyard. All parts are useful.

The next time you want to drink juice, soursop requested.

How many people died while this has been a closely guarded secret so as not irrigated millions of dollars profit from big companies?

As you also know soursop tree is low. It takes very little space. This is known as the Brazil Graviola, Soursop in Latin America, and “Soursop” in English.
 
Large fruit and white flesh, sweet, eaten directly or usually used to make drinks, sherbet, sweets and so on.

The interests of this plant because of strong anti-cancer effects. And although he caused many more properties, the most interesting about it is the effect on tumors. This plant is a proven cancer drug for all types of cancer. Some say that it is useful in all types of cancer.
 
It is considered also as an antimicrobial agent against the spectrum of bacterial and fungal infections, is effective against internal parasites and worms, regulate high blood pressure and antidepressants, fight stress and nervous disorders.
 
Simple fact: In the depths of the Amazon rainforest grows a tree that could revolutionize what you, doctor, and the whole world thinks about cancer treatment and survival opportunities offered, never before presented a very promising outlook.
 
Samples of the investigation, with extracts from this miraculous tree, which is encouraging. Here are some conclusions:
 
1/ This is a natural therapy that does not cause extreme nausea, weight loss or hair.
 
2/ Protecting the immune system, prevent deadly infections.
 
3/ People feel stronger and healthier in all treatment .-
 
4/ This new energy in improving their life prospects.
 
Source of this information interesting: he comes from one of the largest drug manufacturers in the world, who say that after more than 20 laboratory tests conducted from 1970 extracts revealed that: He could destroy malignant cells in 12 types of cancers, including colon, breast, prostate, lung and pancreas.
 
Compounds of this tree shows 10,000 times better to act by slowing the growth of cancer cells that the product adriamycin, a chemotherapy drug, usually used in the world.
 
And what is even more amazing: The type of therapy, Graviola extract, or Soursop, only destroys cancer cells does not affect the malignant and healthy cells.
 
The question arises: whether the anti-cancer properties have been investigated so intense Graviola, why you never hear about it. If the statement is not even 50% of the importance attached to it, why oncologists, hospitals urged patients not to use it? The answer is simple: our very lives and our health are under the control of economic power. And Graviola is a plant that works well.
 
An American company, billionaire, started looking for a cure for cancer and research focused on Graviola.
 
All the shows will be useful: leaf, root, pulp and seeds, have been used for centuries by traditional healers and natives in South America to treat heart disease, asthma, arthritis.
 
Given the early evidence, which said the company spent large sums of money to test anti-cancer properties of the tree, and was amazed by the results. Apparently he will be a source of millions of profits. But they found an insuperable obstacle: the tree Graviola (Soursop), completely natural, why not patentable under federal law. You can not get a juicy profit is expected of him. There is no way to make serious profits from it.
 
Company chose to try to synthesize two of the ingredients of effective anti-cancer Graviola tree. If they have been isolated, will be able to patent and make billions of dollars. But they met a solid wall.
 
Original only possible to emulate. There is no way for these companies can be protected if the commercial disseminate their research, without first obtaining an exclusive patent.
 
Like the dream has evaporated, the project saved the company decided not to publish the results of the investigation.
 
Luckily, a scientist who participated in the research, professional ethics is not going to ignore this decision, decided to contact the company risks that are dedicated to studying plants from the Amazon and a miracle.
 
When researchers at the Institute of Health Sciences studied the good news, began investigating the possibility that Graviola can fight cancer. Evidence of the effectiveness of Graviola amazing and the way they try to hide that truth is not expected, triggering a wave of anger.
 
National Cancer Institute’s first scientific research in 1976. The results showed that Graviola leaf and stem effectively attack and destroy malignant cells. For some reason, the results are collected in a secret and never communicated to the public.
 
Since then, Graviola has been shown in laboratory tests 20, independent, and that power is very strong anti-cancer, although not yet developed a blind test (double blind) that is used by medical science as a reference to assess the treatment value, it begins.
 
A study published in the Journal of Natural Products (Natural Products), collected according to a study recently by the Catholic University of Korea, found that an element, a chemical in Graviola (Soursop) used to kill cancer cells selectively colon , with a rated “higher than 10,000 commonly used adriamycin 

This message has been scanned for malware by SurfControl plc. www.surf

Sưu tầm thêm của TTM

Chúng tôi tìm trên một mạng có một 2 Websites cũng nói về mãng cầu xiêm cho bệnh ung thư.  Xin đưa vào đây để quý vị nào cần thì có thể tham khảo thêm.

1)   www.usefultipsforlife.com

For a while now, many people have been promoting the consumption of soursop as a means to kill cancer cells. The claim is that soursop works better than chemotherapy as some cancerous cells are resistant to chemo treatments. The question is, are soursop fruits really a cure for cancer and a better alternative to chemotherapy for cancer patients?

The soursop fruit – a miracle cure for cancer?

If you do a search on the internet on this topic, you are likely to find many sources that stand by the goodness of soursop to help cancer patients battle cancer instead of undergoing chemotherapy. Besides the fresh fruit itself, there are also many types of soursop supplements in the market. Do they really work?

Here’s a short article posted on Cancer Research UK’s website on the use of soursop to help cure cancer:

Can graviola cure cancer?

Graviola is something that comes from a tree in the rain forests of Africa, South America, and Southeast Asia.  Its scientific name is Annona muricata.  It is also known as cherimoya, guanabana, soursop, custard apple, and brazilian paw paw.  In many countries, people use the bark, leaves, root, and fruits of this tree for traditional remedies.  The active ingredient is thought to be a type of plant compound (phytochemical) called annonaceous acetogenins.

People in African and South American countries have used graviola to treat infections with viruses or parasites, rheumatism, arthritis, depression, and sickness.  We know from research that some graviola extracts can help to treat these conditions.

In laboratory studies, graviola extracts can kill some types of liver and breast cancer cells that are resistant to particular chemotherapy drugs.  But there haven’t been any large scale studies in humans.  So we don’t know yet whether it can work as a cancer treatment or not.  Overall, there is no evidence to show that graviola works as a cure for cancer.  Many sites on the internet advertise and promote graviola capsules as a cancer cure, but none of them are supported by any reputable scientific cancer organisations.

We know very little about how graviola affects the body.  But we do know it can cause nerve changes, causing symptoms similar to Parkinson’s disease.  So it may have harmful side effects for some people.  Always talk to your doctor before taking any kind of complementary or alternative therapy.

Graviola costs more than £5 for 100 capsules.  The manufacturers advise taking 2 capsules, 3 to 4 times a day.  So 100 capsules could last less than 2 weeks.


We do not support the use of graviola to treat cancer.  Our advice is to be very cautious about believing information or paying for any type of alternative cancer therapy on the internet.  You may find it useful to read our section on searching for information on the internet.

Whatever you read and have been recommended by well-meaning family members and friends, do a quick check, especially on reliable sites. Get to know the full picture before you think the majority should be right.

2)  www.tag.my/2009/02/20/natural-cancer-killer-10000-times-stronger-than-chemo-soursop/

How many people died in vain while this billion-dollar

drug maker concealed the secret of the miraculous Graviola tree?

If there ever was a single example that makes it dramatically clear why the existence of Health Sciences Institute is so vital to Americans like you, it’s the incredible story behind the Graviola tree.

The truth is stunningly simple: Deep within the Amazon Rainforest grows a tree that could literally revolutionize what you, your doctor, and the rest of the world thinks about cancer treatment and chances of survival. The future has never looked more promising.

Research shows that with extracts from this miraculous tree it now may be possible to…

•    Attack cancer safely and effectively with an all-natural therapy that does not cause extreme nausea, weight loss and hair loss
•    Protect your immune system and avoid deadly infections
•    Feel stronger and healthier throughout the course of the treatment
•    Boost your energy and improve your outlook on life

The source of this information is just as stunning: It comes from one of America ’s largest drug manufacturers, the fruit of over 20 laboratory tests conducted since the 1970’s! What those tests revealed was nothing short of mind numbing… Extracts from the tree were shown to:

•    Effectively target and kill malignant cells in 12 types of cancer, including colon, breast, prostate, lung and pancreatic cancer.
•    The tree compounds proved to be up to 10,000 times stronger in slowing the growth of cancer cells than Adriamycin, a commonly used chemotherapeutic drug!
•    What’s more, unlike chemotherapy, the compound extracted from the Graviola tree selectively hunts down and kills only cancer cells. It does not harm healthy cells!

The amazing anti-cancer properties of the Graviola tree have been extensively researched–so why haven’t you heard anything about it? If Graviola extract is as half as promising as it appears to be–why doesn’t every single oncologist at every major hospital insist on using it on all his or her patients?

The spine-chilling answer illustrates just how easily our health–and for many, our very lives(!)–are controlled by money and power.

Graviola–the plant that worked too well

One of America ’s biggest billion-dollar drug makers began a search for a cancer cure and their research centered on Graviola, a legendary healing tree from the Amazon Rainforest.

Various parts of the Graviola tree–including the bark, leaves, roots, fruit and fruit-seeds–have been used for centuries by medicine men and native Indians in South America to treat heart disease, asthma, liver problems and arthritis. Going on very little documented scientific evidence, the company poured money and resources into testing the tree’s anti-cancerous properties–and were shocked by the results. Graviola proved itself to be a cancer-killing dynamo.

But that’s where the Graviola story nearly ended.

The company had one huge problem with the Graviola tree–it’s completely natural, and so, under federal law, not patentable. There’s no way to make serious profits from it.

It turns out the drug company invested nearly seven years trying to synthesize two of the Graviola tree’s most powerful anti-cancer ingredients. If they could isolate and produce man-made clones of what makes the Graviola so potent, they’d be able to patent it and make their money back. Alas, they hit a brick wall. The original simply could not be replicated. There was no way the company could protect its profits–or even make back the millions it poured into research.

As the dream of huge profits evaporated, their testing on Graviola came to a screeching halt. Even worse, the company shelved the entire project and chose not to publish the findings of its research!

Luckily, however, there was one scientist from the Graviola research team whose conscience wouldn’t let him see such atrocity committed. Risking his career, he contacted a company that’s dedicated to harvesting medical plants from the Amazon Rainforest and blew the whistle.

Miracle unleashed

When researchers at the Health Sciences Institute were alerted to the news of Graviola, they began tracking the research done on the cancer-killing tree. Evidence of the astounding effectiveness of Graviola–and its shocking cover-up–came in fast and furious…

…The National Cancer Institute performed the first scientific research in 1976. The results showed that Graviola’s “leaves and stems were found effective in attacking and destroying malignant cells.” Inexplicably, the results were published in an internal report and never released to the public…

…Since 1976, Graviola has proven to be an immensely potent cancer killer in 20 independent laboratory tests, yet no double-blind clinical trials–the typical benchmark mainstream doctors and journals use to judge a treatment’s value–were ever initiated…

….A study published in the Journal of Natural Products, following a recent study conducted at Catholic University of South Korea stated that one chemical in Graviola was found to selectively kill colon cancer cells at “10,000 times the potency of (the commonly used chemotherapy drug) Adriamycin…”

…The most significant part of the Catholic University of South Korea report is that Graviola was shown to selectively target the cancer cells, leaving healthy cells untouched. Unlike chemotherapy, which indiscriminately targets all actively reproducing cells (such as stomach and hair cells), causing the often devastating side effects of nausea and hair loss in cancer patients.

…A study at Purdue University recently found that leaves from the Graviola tree killed cancer cells among six human cell lines and were especially effective against prostate, pancreatic and lung cancers…

Seven years of silence broken–it’s finally here!

A limited supply of Graviola extract, grown and harvested by indigenous people in Brazil , is finally available inAmerica . The full Graviola story–including where you can get it and how to use it–is included in Beyond Chemotherapy: New Cancer Killers, Safe as Mother’s Milk, a Health Sciences Institute FREE special bonus report on natural substances that will effectively revolutionize the fight against cancer.

CHÚC MAY MẮN

Popular Posts