Trung thực là một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà một người cần phải có. Nhưng không phải ai ai cũng có phẩm chất quý giá này. Tuy nhiên để nhận ra được một người nào đó có trung thực với bạn hay không cũng là một điều khá dễ dàng để nhận ra. Dưới đây là cách để xác định xem người ấy có trung thực với bạn không và giải mã sự thật từ sự dối trá để bạn không bao giờ cảm thấy rằng mình sẽ bị lừa gạt.
1. Kiểm tra ngôn ngữ cơ thể của một người để biết được họ có phải là người trung thực hay không?Khi một người nói sự thật, ngôn ngữ cơ thể của họ sẽ nói lên tất cả. Họ không sợ nhìn vào mắt bạn, đứng gần bạn, giữ cho cơ thể hướng về phía bạn, và họ thật sự rất bình tĩnh. Một người nói dối thường có xu hướng căng thẳng, không dám nhìn thẳng vào mắt bạn khi nói chuyện, tỏ ra rất lo lắng và không dám đứng gần phía bạn. Khi một người nào đó không trung thực sẽ thể hiện qua cách họ di chuyển cơ thể của họ. Vì thế bạn có thể xem cách họ phản ứng để biết được họ có trung thực hay không.
2. Một người trung thực không đưa ra lời bào chữa hoặc suy nghĩ quá lâu để đưa ra câu trả lời mà mình được hỏi.
Một người trung thực sẽ đưa ra một câu trả lời rất nhanh chóng. Còn một người nói dối phải cần thời gian để suy nghĩ câu trả lời rất dài dòng để biện minh.
Ví dụ, nếu bạn hỏi anh ấy của bạn: “ đêm qua anh đi đâu?” anh trả lời rất nhanh chóng rằng: “anh đã đi xem một bộ phim với một người bạn” => anh ấy có thể là một người chân thật. Tuy nhiên, nếu trả lời dài dòng như thế này "ah, hôm qua mẹ bảo anh đi sơn phòng tắm. Sau đó anh đi ăn tại một nhà hàng, và sau đó bạn bè gọi anh đi chơi bóng rổ, nhưng anh không đi, bèn ở nhà xem phim và sau đó đã ngủ thiếp đi, vì anh không nhận được cuộc gọi của em” => rất có thể anh ấy không trung thực với bạn. Một câu trả lời trung thực sẽ rất dễ dàng để nói và không có lời giải thích thêm. Nói dối tức là chế tạo ra một câu chuyện dài dòng để làm cho ai đó tin việc không thật có vẻ như là sự thật. Một người trung thực chỉ cần đi thẳng vào điểm chính của vấn đề khi được hỏi một câu hỏi.
3. Tránh né là một đặc tính chính của người không trung thực.
Khi một người nào đó nói dối, họ sẽ cố gắng để tránh các chủ đề khi được hỏi một lần nữa, vì họ biết rằng bạn sẽ có thể nhận ra họ đang nói dối. Một người trung thực sẽ có thể trả lời một cách rất chính xác những gì họ đã trả lời nhiều lần sau đó. Họ sẽ không có chút do dự, tránh né, và không có vấn đề gì để giải thích nhiều hơn thế nữa. Nếu một người nào đó tránh trả lời câu hỏi của bạn lần thứ hai hoặc không muốn nói về nó, có thể người đó không trung thực với bạn. Hãy thử yêu cầu ai đó nói lại một lần nữa về một cái gì đó mà bạn nghĩ họ đang dối bạn.
4. Để ý những chi tiết nhỏ trong cùng một câu chuyện?
Một người không trung thực thường hay thay đổi những chi tiết nhỏ qua mỗi thời gian mà họ kể lại với bạn trong cùng một câu chuyện. Hãy cố nhớ chi tiết từ câu chuyện đầu tiên họ đã kể cho bạn. Và hãy yêu cầu họ nói cho bạn nghe thêm lần nữa. Nếu bạn thấy câu chuyện bị thay đổi một chút, chi tiết hơn, hoặc thêm những điều mới mẻ với bản gốc mà trước đó họ đã kể => người đó có thể nói dối bạn.
Tuy nhiên không hẳn là như thế. Vì đôi khi người ta thực sự không chắc chắn nhớ được những chi tiết nhỏ mà lần đầu họ kể cho bạn nghe. Nhưng nếu như một số điều quan trọng bị thay đổi hay rất nhiều chi tiết nhỏ được thay đổi => có thể người ấy đang nói dối bạn. Hãy chú ý đến những câu trả lời mà bạn nhận được để biết được người đó có trung thực với bạn hay không.
1. Kiểm tra ngôn ngữ cơ thể của một người để biết được họ có phải là người trung thực hay không?Khi một người nói sự thật, ngôn ngữ cơ thể của họ sẽ nói lên tất cả. Họ không sợ nhìn vào mắt bạn, đứng gần bạn, giữ cho cơ thể hướng về phía bạn, và họ thật sự rất bình tĩnh. Một người nói dối thường có xu hướng căng thẳng, không dám nhìn thẳng vào mắt bạn khi nói chuyện, tỏ ra rất lo lắng và không dám đứng gần phía bạn. Khi một người nào đó không trung thực sẽ thể hiện qua cách họ di chuyển cơ thể của họ. Vì thế bạn có thể xem cách họ phản ứng để biết được họ có trung thực hay không.
2. Một người trung thực không đưa ra lời bào chữa hoặc suy nghĩ quá lâu để đưa ra câu trả lời mà mình được hỏi.
Một người trung thực sẽ đưa ra một câu trả lời rất nhanh chóng. Còn một người nói dối phải cần thời gian để suy nghĩ câu trả lời rất dài dòng để biện minh.
Ví dụ, nếu bạn hỏi anh ấy của bạn: “ đêm qua anh đi đâu?” anh trả lời rất nhanh chóng rằng: “anh đã đi xem một bộ phim với một người bạn” => anh ấy có thể là một người chân thật. Tuy nhiên, nếu trả lời dài dòng như thế này "ah, hôm qua mẹ bảo anh đi sơn phòng tắm. Sau đó anh đi ăn tại một nhà hàng, và sau đó bạn bè gọi anh đi chơi bóng rổ, nhưng anh không đi, bèn ở nhà xem phim và sau đó đã ngủ thiếp đi, vì anh không nhận được cuộc gọi của em” => rất có thể anh ấy không trung thực với bạn. Một câu trả lời trung thực sẽ rất dễ dàng để nói và không có lời giải thích thêm. Nói dối tức là chế tạo ra một câu chuyện dài dòng để làm cho ai đó tin việc không thật có vẻ như là sự thật. Một người trung thực chỉ cần đi thẳng vào điểm chính của vấn đề khi được hỏi một câu hỏi.
3. Tránh né là một đặc tính chính của người không trung thực.
Khi một người nào đó nói dối, họ sẽ cố gắng để tránh các chủ đề khi được hỏi một lần nữa, vì họ biết rằng bạn sẽ có thể nhận ra họ đang nói dối. Một người trung thực sẽ có thể trả lời một cách rất chính xác những gì họ đã trả lời nhiều lần sau đó. Họ sẽ không có chút do dự, tránh né, và không có vấn đề gì để giải thích nhiều hơn thế nữa. Nếu một người nào đó tránh trả lời câu hỏi của bạn lần thứ hai hoặc không muốn nói về nó, có thể người đó không trung thực với bạn. Hãy thử yêu cầu ai đó nói lại một lần nữa về một cái gì đó mà bạn nghĩ họ đang dối bạn.
4. Để ý những chi tiết nhỏ trong cùng một câu chuyện?
Một người không trung thực thường hay thay đổi những chi tiết nhỏ qua mỗi thời gian mà họ kể lại với bạn trong cùng một câu chuyện. Hãy cố nhớ chi tiết từ câu chuyện đầu tiên họ đã kể cho bạn. Và hãy yêu cầu họ nói cho bạn nghe thêm lần nữa. Nếu bạn thấy câu chuyện bị thay đổi một chút, chi tiết hơn, hoặc thêm những điều mới mẻ với bản gốc mà trước đó họ đã kể => người đó có thể nói dối bạn.
Tuy nhiên không hẳn là như thế. Vì đôi khi người ta thực sự không chắc chắn nhớ được những chi tiết nhỏ mà lần đầu họ kể cho bạn nghe. Nhưng nếu như một số điều quan trọng bị thay đổi hay rất nhiều chi tiết nhỏ được thay đổi => có thể người ấy đang nói dối bạn. Hãy chú ý đến những câu trả lời mà bạn nhận được để biết được người đó có trung thực với bạn hay không.
Nguồn: http://nguyễncôngdanh88.vn
No comments:
Post a Comment