Chúng ta đang sống trong những năm đầu thập kỉ thứ II của thế kỉ 21 - thế kỉ khởi đầu của đời sống Tâm Linh. Nhờ có thông tin toàn cầu, ta tin chắc điều này. Nhờ có học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành, ta không còn nghi ngờ gì nữa. Thế giới Tâm Linh sẽ là "Thế Giới Phẳng", "Thế giới của chúng ta", thế giới mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã dự cảm: "... Ngày sau, sỏi đá cũng cần có nhau...". Đó là Thế Giới cùng sống chung.
Thế kỉ 21 đang xuất hiện hiện tượng "toàn cầu hoá" trên mọi phương diện. Các quốc gia đang hoà nhập vào "nền kinh tế toàn cầu không biên giới". Thế giới đang bị thúc đẩy bởi những tiến bộ không ngừng của công nghệ tin học, giao tiếp, giao thông... Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang tập họp các quốc gia lại, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc và các vùng miền trên thế giới. Sự phát triển và bùng nổ toàn cầu về việc trao đổi khoa học, tôn giáo, chính trị.... và hàng hoá cùng với công nghệ thông tin nhanh chóng tạo ra một nền văn hoá toàn cầu và một ý thức sống chung cho cộng đồng Trái Đất chúng ta. Toàn cầu hoá cũng dẫn đến sự va chạm căng thẳng không đáng có giữa các nền văn hoá của các địa phương (quốc gia, dân tộc, vùng miền) về tôn giáo, về giai cấp, về thể chế chính trị... Văn hoá và tư duy cũng phải được toàn cầu hoá. Mọi người và mọi quốc gia trên thế giới phải "làm mới" lại văn hoá truyền thống và tư duy cũ của mình. Những kiểu tư duy "khép kín" và "độc thoại" phải được phá vỡ và mở thoáng ra để nuôi dưỡng tư duy và đạo đức mới phù hợp với thế giới của Công Dân toàn cầu.
Văn hoá sông nước Nam bộ của Việt Nam có câu nói rất hay: "Sống chung với lũ". Trong thời đại toàn cầu hoá cũng vậy: sống chung với thế giới phẳng. Để làm được điều này, chúng ta phải bước vào thế kỉ mới với một tinh thần rộng mở: bên cạnh tự hào về nền văn hoá của dân tộc mình, chúng ta cũng phải biết học hỏi và kính trọng các nền văn hoá khác. Và cũng chỉ khi nào, chúng ta giữ được bản sắc văn hoá dân tộc và biết chọn lọc tinh hoa của thế giới thì lúc đó mới có thể đóng góp một cách hữu hiệu vào toàn cầu hoá.
Hoàng Lạc
Đọc thêm: Đừng hoang tưởng về một thế giới phẳng
Thế giới phẳng hay không phẳng
Thương hiệu trong thế giới phẳng
Thế kỉ 21 đang xuất hiện hiện tượng "toàn cầu hoá" trên mọi phương diện. Các quốc gia đang hoà nhập vào "nền kinh tế toàn cầu không biên giới". Thế giới đang bị thúc đẩy bởi những tiến bộ không ngừng của công nghệ tin học, giao tiếp, giao thông... Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang tập họp các quốc gia lại, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các dân tộc và các vùng miền trên thế giới. Sự phát triển và bùng nổ toàn cầu về việc trao đổi khoa học, tôn giáo, chính trị.... và hàng hoá cùng với công nghệ thông tin nhanh chóng tạo ra một nền văn hoá toàn cầu và một ý thức sống chung cho cộng đồng Trái Đất chúng ta. Toàn cầu hoá cũng dẫn đến sự va chạm căng thẳng không đáng có giữa các nền văn hoá của các địa phương (quốc gia, dân tộc, vùng miền) về tôn giáo, về giai cấp, về thể chế chính trị... Văn hoá và tư duy cũng phải được toàn cầu hoá. Mọi người và mọi quốc gia trên thế giới phải "làm mới" lại văn hoá truyền thống và tư duy cũ của mình. Những kiểu tư duy "khép kín" và "độc thoại" phải được phá vỡ và mở thoáng ra để nuôi dưỡng tư duy và đạo đức mới phù hợp với thế giới của Công Dân toàn cầu.
Văn hoá sông nước Nam bộ của Việt Nam có câu nói rất hay: "Sống chung với lũ". Trong thời đại toàn cầu hoá cũng vậy: sống chung với thế giới phẳng. Để làm được điều này, chúng ta phải bước vào thế kỉ mới với một tinh thần rộng mở: bên cạnh tự hào về nền văn hoá của dân tộc mình, chúng ta cũng phải biết học hỏi và kính trọng các nền văn hoá khác. Và cũng chỉ khi nào, chúng ta giữ được bản sắc văn hoá dân tộc và biết chọn lọc tinh hoa của thế giới thì lúc đó mới có thể đóng góp một cách hữu hiệu vào toàn cầu hoá.
Hoàng Lạc
Đọc thêm: Đừng hoang tưởng về một thế giới phẳng
Thế giới phẳng hay không phẳng
Thương hiệu trong thế giới phẳng
No comments:
Post a Comment