Friday, August 31, 2012

10 TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY

Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”. Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping. Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…” Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.

1. Chuyện cái vé

Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
“Người lớn: $10.00
Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”
Đọc xong, ông nói với người bán vé:
- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
- Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
- Vâng.
- Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
- Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.

2. Ba…

Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.
Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:
- “Có dư đồng nào không con?”.
Tôi đáp:
- “Còn dư bốn ngàn ba ạ”.
Ba nói tiếp:
- “Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.
Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng.

3. Mẹ và con

Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.

4. Anh

Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng “Sanh ra… giờ cãi lời bố mẹ…phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”
Anh lặng thinh không nói năng gì…Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình-, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít…Anh cười, “Út ráng học ngoan…”
Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp lọa giỏi, được nhân ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói…Mẹ khóc, “Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”

5. Cua rang muối

Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
- Cua rang muối thật đó mẹ.
Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
- Còn răng đâu mà ăn?!

6. Xa xứ

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu viết: “ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…”
Cuối năm viết: “mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”
Mùa đông sau viết: “em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…”

7. Đi thi

Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út – cấp II, cấp III, tú tài, đại học – Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
… Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”

8. Thịt gà

Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:
- Nhà Tý ăn thịt gà.
Đêm đó, bà Tám chửi:
- Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.
Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.
Trời đổ mưa.
Thằng Tý la lớn:
- Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo.
(Đừng vội kết tội cho người khác bạn nhé. Hãy bao dung độ lượng và tha thứ)

9. Chỉ có một người thôi

Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:
- Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.
Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.
Bác làm công trở về gặp người chủ.
Người chủ hỏi:
- Ở bên ấy có nhiều người không?
Bác làm công trả lời:
- Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.

10. Phấn Son

Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping.
Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.

trannhuong.com

Tìm Phật

Chuyện xưa kể rằng: Có một người nghe nói nếu gặp được Đức Phật sẽ “Trường sinh bất lão”, giàu sang phú quý nên thích lắm, nhất quyết đi tìm gặp. Trải qua bao ngày tháng gian khổ mà vẫn không sao gặp được.
Một hôm, đã quá mỏi gối chùn chân, song thật may mắn người này gặp được một cụ già râu tóc bạc phơ liền khẩn khoản hỏi:
- Thưa cụ, cụ có biết Phật đang ngự ở đâu không chỉ giúp con với? 
- Ông lão mỉm cười: Con hãy quay về, trên đường nếu gặp một người nào mang guốc trái ở chân phải, guốc phải ở chân trái thì đích thị người đó là hóa thân của Đức Phật. 
Người này hối hả quay về. Suốt đường đi cũng chẳng thấy ai như cụ già mô tả. Chán nản liền về nhà. Đêm đã khuya, người mẹ già vẫn chong đèn đợi con. Nghe tiếng gọi cửa, người mẹ mừng quá vội ra mở cửa, mang lộn guốc trái qua chân phải, guốc phải qua chân trái... Người con ôm lấy mẹ nghẹn ngào!
Rằm tháng 7, lễ Vu Lan – Nét văn hóa tâm linh đầy tính nhân văn, giáo dục lòng biết ơn, báo hiếu đối với bậc sinh thành, giáo dưỡng. Nét văn hóa này đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. 
Cuộc sống hối hả của ngày hôm nay, đôi khi chúng ta sao nhãng việc chăm sóc me, cha. 
Xin hãy quan tâm đến bậc sinh thành, dưỡng dục; hãy làm công việc thiêng liêng này trong từng hơi thở. Sẽ là quá muộn, khi chúng ta chờ đợi đến lúc “có điều kiện”.

Nguồn tin: www.huongdanphattu.vn

LUẬT NHÂN QUẢ

Một trong Thập điện Diêm Vương.
Cảnh tra tấn những người gây nghiệp ác trên trần gian
 
Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: H.T. Thích Trí Chơn
Trích từ cuốn sách: “An Open Heart"

Nếu bạn hiểu rõ mọi khía cạnh chi tiết của luật nhân quả thì bạn được gọi là người có trí tuệ thông suốt mọi việc. Kiến thức thông thường của chúng ta không thể thấu triệt đầy đủ về luật nhân quả. Muốn sống đúng theo luật nhân quả mà đức Phật đã dạy, chúng ta cần tin tưởng vào giáo lý của Ngài.

Khi Ngài dạy sát sinh dẫn đến chịu sự đoản mệnh, trộm cắp phải gặp cảnh nghèo túng, thực sự không có cách nào để chứng minh được những lời Ngài nói là đúng với thực tại.

Mục đích cuối cùng của những người thực hành theo Phật giáo là đạt đến quả vị hoàn toàn giác ngộ và thấu suốt mọi sự vật của một đức Phật. Phương tiện chúng ta nương vào để tu tập là cái thân người này với một tâm hồn thanh tịnh.

Hầu hết chúng ta sống một cuộc đời tương đối như những con người lành mạnh. Thật vậy, theo lời đức Phật dạy trong các kinh điển có được thân người hôm nay là một phước duyên thù thắng và vô cùng quí báu. Ðó là kết quả của vô lượng công đức trải qua nhiều kiếp tu hành của chúng ta. Mỗi cá nhân đã nỗ lực tinh tấn tu hành mới có được cái thân người này.

Tại sao nó quý báu như vậy? Bởi lẻ thân người giúp chúng ta có nhiều thuận duyên tu tập phát triển đời sống đạo đức hầu mưu tìm hạnh phúc cho chúng ta và những người khác. Loài vật không có khả năng thực hành đạo đức như con người vì chúng đang sống trong cõi vô minh.

Cho nên chúng ta nên biết quý trọng cái thân người nầy và cố gắng bằng mọi cách tinh tấn tu hành để mong được tái sinh làm thân người ở kiếp sau. Mặc dù chúng ta luôn mong ước đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, chúng ta nên biết rằng con đường tu hành để thành Phật là rất dài mà chúng ta muốn thành tựu cần phải trải qua các khoảng thời gian ngắn để chuẩn bị tu tập.

Như chúng ta đã biết để bảo đảm được tái sanh làm người với đầy đủ khả năng có thể theo đuổi con đường tu tập, hành giả trước tiên phải áp dụng thực hành đạo đức. Ðiều này, theo giáo lý đức Phật, có nghĩa là con người cần tránh, không làm mười điều ác. Sự khổ gây ra do mỗi việc làm ác này, có nhiều mức độ khác nhau. Ðể đưa ra những lý do cho chính bản thân mình cần tránh các hành động bất thiện đó, chúng ta phải hiểu rỏ về luật Nhân Quả.

“Nghiệp” hay “Karma” có nghĩa là “hành động” nhằm chỉ một việc làm chúng ta tham dự vào cũng như hậu quả của nó. Khi chúng ta nói hành vi sát hại thì chính tác động đó sẽ dẫn đến việc cướp đi mạng sống của một người. Kết quả tai hại hơn của hành động giết người này là gây đau khổ cho nạn nhân cũng như nhiều người thân yêu của họ.

Nghiệp nhân của việc làm ác đó còn gây ảnh hưởng xấu đến kẻ sát nhân. Những quả báo này không chỉ giới hạn trong cuộc đời hiện tại mà thôi. Thực ra kết quả của một hành vi bất thiện sẽ phát triển theo thời gian, cho nên sự thiếu từ tâm nơi kẻ sát nhân tàn bạo hủy diệt mạng sống con người nói trên được khởi đầu từ cuộc đời quá khứ của hắn đã từng xem nhẹ mạng sống mọi người cũng như loài vật và côn trùng.

Một tên sát nhân không chắc sẽ được tái sinh làm người ở kiếp sau. Những hoàn cảnh dẫn đến việc giết người sẽ quyết định quả báo khốc liệt mà kẻ sát nhân sẽ phải gánh chịu. Một tên giết người man rợ, vui sướng khi phạm tội ác, có lẽ sẽ được tái sinh trong một thế giới mà ta gọi là “Ðịa Ngục”. Một trường hợp kém tàn ác hơn – ví dụ giết người vì tự vệ – có thể sẽ được tái sinh nơi “địa ngục” chịu ít đau khổ hơn. Những hành động thiếu đạo đức với hậu quả không nghiêm trọng lắm có thể khiến cho một người bị tái sinh làm con vật, thiếu khả năng tu tập cải thiện tâm hồn.

Khi một người được tái sinh làm người, các hậu quả của những hành vi bất thiện trong kiếp trước sẽ quyết định hoàn cảnh cuộc sống mới của người đó theo nhiều cách. Sát sinh nhiều trong đời trước thì kiếp này thọ mạng kẻ ấy sẽ ngắn ngủi hoặc thường hay bị ốm đau. Nó cũng hướng dẫn người đó có khuynh hướng giết chóc và chắc chắn họ sẽ chịu quả báo gặp nhiều khổ đau trong những kiếp tương lai.

Tương tự, đời trước hay trộm cắp thì kiếp này bị nghèo khổ hoặc bị trộm cướp. Nó cũng hướng dẫn kẻ ấy tiếp tục có ý tưởng trộm cắp trong nhiều đời sau. Hành động tà dâm hay ngoại tình dẫn đến hậu quả vợ chồng trong kiếp sau sẽ không tin cậy lẫn nhau và gặp cảnh khổ vì cuộc sống không chung thủy hay bị phản bội. Ðây là những quả báo của ba việc làm ác gây ra từ nơi thân của chúng ta.

Trong bốn hành động ác xuất phát từ khẩu nghiệp nơi miệng thì người hay nói dối dẫn đến kết quả là sống ở đời thường hay bị người ta nói xấu. Vọng ngữ cũng khiến kẻ đó có khuynh hướng tiếp tục nói dối ở kiếp sau, cũng như bị người ta lừa gạt hoặc mọi người sẽ không tin dù bạn nói sự thật.

Hậu quả ở kiếp sau của người nói lời gây chia rẽ là cuộc sống cô độc và khuynh hướng tạo mối bất hòa với mọi người. Lời nói cộc cằn thô lỗ dẫn đến sự lăng mạ, ngược đãi người khác và khiến họ sanh tâm giận dữ. Người có tật ngồi lê đôi mách đưa tới hậu quả đời sau khi nói sẽ không có ai nghe và thường hay nói những câu chuyện nhảm nhí.

Cuối cùng, quả báo của ba việc làm ác phát xuất từ ý nghiệp là gì? Sau đây là các tánh xấu bất thiện thông thường nhất của chúng ta. Lòng tham khiến chúng ta không bao giờ biết đủ và luôn luôn bất mãn. Ác tâm và sân giận mang lại cho chúng ta sự sợ hãi và dẫn chúng ta đến hành động làm hại những kẻ khác. Si mê là đặt niềm tin vào điều trái với sự thật, dẫn đến kết quả là chúng ta không thể hiểu biết, chấp nhận lẽ phải và ngoan cố bảo thủ, chấp chặt tà kiến.

Trên đây là một vài ví dụ cho thấy kết quả của các hành động bất thiện. Cuộc sống hiện tại của chúng ta là kết quả của cái Nghiệp (Karma), việc làm quá khứ của chúng ta. Hoàn cảnh tương lai, các điều kiện mà trong đó chúng ta sẽ tái sinh vào, những cơ hội mà chúng ta sẽ có hay không thể có được để tạo dựng một cuộc đời hạnh phúc tốt đẹp hơn sẽ tùy thuộc vào những hành động và việc làm hiện nay của chúng ta.

Mặc dù hoàn cảnh hiện tại của chúng ta được quyết định bởi những hành vi trong quá khứ, nhưng chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của chúng ta trong hiện tại. Chúng ta có khả năng và trách nhiệm để chọn lựa phương cách nhằm hướng dẫn mọi việc làm của chúng ta đi theo con đường đạo đức.

Khi chúng ta cân nhắc một hành động nào đó xem xét có hợp với đạo lý hay không, chúng ta nên tìm hiểu động cơ thúc đẩy của hành vi ấy. Một người lấy quyết định không trộm cắp, nếu anh ta chỉ vì sợ bị bắt hay trừng phạt bởi luật pháp, vậy thì hành động không trộm cắp của anh ta không phải là một việc làm đạo đức bởi lẽ những ý tưởng đạo đức không tác động lên quyết định của anh ta.

Một ví dụ khác, một người không dám trộm cắp vì sợ dư luận: “Nếu mình trộm cắp thì bạn bè hay hàng xóm sẽ nghĩ sao về mình? Chắc mọi người sẽ khinh bỉ và mình sẽ bị xã hội ruồng bỏ”. Mặc dù đó được xem như một quyết định tích cực nhưng nó vẫn không phải là một hành vi đạo đức.

Bây giờ, một người cũng có quyết định là sẽ không trộm cắp vì anh ta suy nghĩ rằng: “Nếu ta trộm cắp tức là ta đã hành động chống lại luật của trời đất và trái với đạo làm người:”. Hoặc là: “Trộm cắp là một việc làm ác, nó gây cho nhiều người khác bị tổn thất và đau khổ”. Với những động cơ suy nghĩ như vậy, quyết định của anh ta được xem như một hành vi đạo đức, hợp luân thường đạo lý. Theo giáo lý đức Phật, khi bạn suy nghĩ cân nhắc tránh không làm các hành động ác thì bạn sẽ khắc phục được những phiền não khổ đau. Sự kiềm chế đó của bạn được xem như một việc làm đạo đức.

Nếu bạn hiểu rõ mọi khía cạnh chi tiết của luật nhân quả thì bạn được gọi là người có trí tuệ thông suốt mọi việc. Kiến thức thông thường của chúng ta không thể thấu triệt đầy đủ về luật nhân quả. Muốn sống đúng theo luật nhân quả mà đức Phật đã dạy, chúng ta cần tin tưởng vào giáo lý của Ngài. Khi Ngài dạy sát sinh dẫn đến chịu sự đoản mệnh, trộm cắp phải gặp cảnh nghèo túng, thực sự không có cách nào để chứng minh được những lời Ngài nói là đúng với thực tại. Tuy nhiên, những điều đó chúng ta cũng không nên tin tưởng một cách mù quáng. Trước tiên chúng ta cần phải có một niềm tin mạnh mẽ nơi đức Phật và giáo lý của Ngài. Chúng ta nên dùng lý trí, tìm hiểu thấu đáo trước khi tin những lời dạy của đức Thế Tôn.

Bằng cách nghiên cứu những đề tài của Phật Pháp được thiết lập bởi những suy luận hợp lý – như những lời dạy của đức Phật về tánh không và vô thường của cuộc đời mà chúng ta sẽ khảo sát ở chương mười ba về “Trí Tuệ” – và nhận thấy rằng chúng thật sự là chính xác thì niềm tin của chúng ta nơi giáo lý về luật nhân quả – sẽ tự nhiên tăng lên.

Khi chúng ta muốn tiếp nhận một lời khuyên, chúng ta đi tìm gặp một người nào đó xứng đáng đề hướng dẫn giúp đỡ chúng ta. Lời khuyên của họ càng rõ ràng hợp lý, chúng ta càng quý trọng tin tưởng vào lời chỉ dẫn ấy. Nhằm phát triển: “đức tin sáng suốt”, đối với những lời dạy của đức Phật chúng ta cũng nên có sự tin tưởng như vậy.

Tôi tin rằng chúng ta cần phải có một ít kinh nghiệm và phấn khởi trong sự thực hành để có được một niềm tin sâu xa và thành khẩn trong lòng. Hình như có hai loại kinh nghiệm khác nhau. Với những người sùng đạo họ có những kinh nghiệm mà chúng ta không thể có được. Và có những kinh nghiệm thế tục mà chúng ta đạt được qua sự tu tập hằng ngày.

Chúng ta có thể phát triển nhận thức, hiểu biết về sự ngắn ngủi, tạm bợ và vô thường của cuộc đời. Chúng ta có thể nhận thấy bản chất tàn phá của những cảm xúc khổ đau. Chúng ta có thể có được lòng từ bi quảng đại đối với mọi người hoặc nhiều kiên nhẫn hơn khi chúng ta đứng xếp hàng chờ đợi.

Những kinh nghiệm thực tế như vậy mang lại cho chúng ta cảm giác của nguồn vui và sự mãn nguyện. Hơn nữa, niềm tin của chúng ta vào những lời giảng dạy mà chúng ta đã được nghe cũng tăng lên. Ðức tin của chúng ta vào bậc thầy của mình, người đã truyền cho chúng ta những kinh nghiệm này cũng được phát triển: Lòng tin vào học thuyết mà vị thầy của chúng ta đang theo đuổi sẽ được củng cố.

Từ những kinh nghiệm xác thực đó, chúng ta có thể tiên đoán rằng việc thường xuyên tu tập của chúng ta sẽ giúp chúng ta thành đạt những kết quả phi thường như các Thánh Nhân đã thực hiện lưu danh ngàn đời trong quá khứ.

Niềm tin sáng suốt như vậy có được do tinh thần tu tập của hành giả, sẽ giúp chúng ta củng cố lòng tin vào giáo lý Nhân Quả của đức Phật. Và điều này còn giúp chúng ta quyết tâm chừa bỏ không làm các việc ác mà chúng sẽ gây đau khổ cho chúng ta.

Niềm tin đó cũng hỗ trợ chúng ta cố gắng tập trung thiền định, thấu triệt đề mục chúng ta nghiên cứu, và sau cùng nhận biết rằng chúng ta có được trí tuệ này cũng như hiểu rõ tuệ giác đó xuất phát từ đâu. Sự phản chiếu ấy được xem như một phần trong quá trình tu tập thiền định của chúng ta. Nó giúp chúng ta củng cố đức tin vào ngôi Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng và tinh tấn trong việc tu tập. Nó cũng giúp chúng ta có thêm nghị lực để tiếp tục dũng tiến trên đường đạo.

*Văn bản này do một Phật tử cúng dường.
Nguồn: Xuandienhannom

Thursday, August 30, 2012

TRỐNG ÐỒNG

1. Trống Ðồng là bản tóm cả bốn tầng trước và minh họa cách huy hoàng.

   
(1) Trước hết là tiên rồng. Tiên trên mặt trống toàn chim. Rồng dưới tang trống gồm 6 thuyền đã hóa rồng.


--------------------------------------------------------------------------------
Trống Ðông Sơn là sản phẩm tiêu biểu nhất của văn hóa Ðông Sơn - biểu trưng của nền văn minh Việt cổ (văn minh nông nghiệp lúa nước), trong đó trống đồng Ngọc Lũ I (Loại I theo Heger) có hình thức đẹp nhất, nội dung phong phú nhất và hoàn chỉnh nhất với tiêu bản cũng được coi là xưa nhất. (Hình mặt trống)
--------------------------------------------------------------------------------
(2) Thứ đến là Cây Việt: gồm nét ngang và dọc. Ngang là mặt trống, dọc là tang trống. Mặt trống chia đôi bên chẵn bên lẻ.
Chẵn là trên nóc nhà 2 chim, đoàn người 6, đoàn chim 4 cặp.
Lẻ là trên nóc nhà 1 chim, đoàn người 7, đoàn chim 3 cặp.
Số 3 là tam giác gốc, trong có 2 chấm nữa ngậm trong thành ra 5.
Số 5 là trung tâm mặt nhật cộng với 4 nữa sau 2 vòng.
(3) Số 9 là 36 chim vòng ngoài cùng đại diện cho 4 hoa quì 9 cánh.
"Hoa quì chăm chắm hướng về thái dương"
(tất cả tiến theo tả nhậm là qui tâm nên gọi bóng là hướng dương)
(4) Toàn trống nói về nền Thái Hòa Thiên, Ðịa, Nhân. thiên là mặt nhật, địa là thuyền nước và người ở vòng giữa. Tất cả đang hân hoan tiến về trung cung. Trên trần gian không thể tìm đâu được bức tranh triết lý Thái Hòa huy hoàng rực rỡ hơn. Thật vinh dự cho Việt tộc có được bức tranh trống đồng trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc mình. Khuyên mỗi gia đình sắm một tranh treo nơi trang trọng.
2. Thuyền tình bể ái.
Ðầu thuyền đã biến thể ra miệng con rồng đang mở để đón nhận cái hôn nồng cháy đậm sâu vào tận họng, cái hôn giao chỉ thấm thía vô cùng diễn lại bằng miệng rồi bằng hai cái đuôi Phục Hi Nữ Oa quấn lấy nhau hay cánh Ðồng Tương của Âu Cơ Tổ Mẫu và Tổ Phụ Lạc Long Quân.
3. Hình thần trăng bên Ai Cập cũng 14 bậc, với con mắt trái ngự trước bàn thờ tam cấp, tức là những mẫu số chung của thời nguyên lý mẹ có chung với trống đồng: 14 tia sáng chỉ 2 tuần trăng 7 ngày là 14, với con số 3 (tam tài) với mắt tả (tả nhậm) để chỉ biên cương rộng mở thời mẫu hệ với các thần nữ làm nên môi sinh tinh thần của Văn Lang quốc.
4. Ghi thêm mấy hình chim trong trống cũng như mấy hình người mang lông chim đang ca múa để chỉ những con người sống thanh thoát như tiên, chỉ còn lại một chân trên đất, đang khi hai cánh bự vươn cao nói lên sự thanh thoát như đang bay vào cõi tiên bồng an lạc.
5. Ghi lại hai hình nóc nhà 1 chim với 2 chim nói lên bên chẵn bên lẻ là điều rất quan trọng cho cơ cấu. Chẵn lẻ cũng như vuông tròn, cũng như ngang dọc, cũng như gạch đứt gạch liền đều nói lên hai mặt đối chọi của cùng một vật.
Kim Định
Nguồn: dunglac.org

TRIẾT VIỆT TÂM AN TRONG BÀI ĐỒNG DAO THẰNG BỜM CÓ CÁI QUẠT MO

Đọc thêm: Bờm có thật "Bờm" không?         
                  THẰNG BỜM VÀ ĐẠO VIỆT 
Trong bài viết “ Những Dấu Chỉ Của Thi Ca Triết Việt” chúng tôi đã bàn về bài đồng dao Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo một cách khái quát, với ba tính chất của An Vi là : Phú ông không Không cưỡng hành, thằng Bờm Không lợi hành, mà cả hai Phú ông và thằng Bờm đều An Hành. Đặc biệt vai trò thằng Bờm ở đây được chú trọng hơn để đề cao Tâm Thức Hồn Nhiên như trẻ thơ, vì thường suy tư một con người sau khi trải qua những giai đoạn trưởng thành của lý trí - tất nhiên của quá trình phát triển - lại có khuynh hướng tìm đến các giá trị khác như Tình, như Tâm, tức là sự xả bỏ các nhãn quan thực dụng mà trước kia lý trí tôn thờ.
Giai đoạn này của tâm thức thường xẩy ra vào lứa tuổi trên dưới 50. Tuổi của tâm thức hướng về các giá trị nội tâm, tuổi của tiếng gọi siêu linh, tuổi của tâm linh nghe được lời mời gọi của Tính Thể Huyền Nhiệm .
Nếu số 2 có thể tuợng trưng cho tuổi 20 vừa lớn, giai đoạn của Lý trí phát triển, nhìn mọi sự vật tách bạch, phân minh , rành rẽ. Số 3 là giai đoạn bắt đầu tuổi 30 với những trầm tư hơn, một vài suy tư chợt đến, những bến đỗ tâm linh bắt đầu những dấu chỉ để tâm thức truy tầm, thì số 5 quả thật là một tổng hợp, tổng hoà của hai giai đoạn Lý trí và Nội Tâm cùng song hành luỡng nghi hoà hợp mà chúng ta có thể gọi là chiều kích Tâm Linh triển nở trong tâm hồn. Con người cá nhân bé nhỏ cô đơn lơ lửng giữa chợ đời kia có phút hốt nhiên bừng tỉnh giác ngộ ánh sáng của chân trời Tính Thể phiêu bồng của vũ trụ bao la trong đáy lòng, rồi nghêu ngao ca hát giữa vầng hào quang hòa nhập cùng đại ngã mênh mang khiến tâm ta cũng là Tâm vũ trụ mà tâm vũ trụ cũng là tâm ta…
Trên chiều hướng của suy niệm này, bài đồng dao “ Thằng Bờm có Cái Quạt Mo” cũng đuợc phát hiện tín hiệu ấy.
Chúng ta thử đọc lại bài :
Thằng Bờm có cái quạt mo,
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, bờm Cười!
Chúng ta hãy thử nghĩ nếu bài ca dao trên chỉ có hai câu vỏn vẹn:
Thằng bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm Cười!
Thì bài đồng dao sẽ ra sao?
Chẳng có gì đáng nói.
Và cái nụ cười của thằng Bờm chắc chắn cũng không giải thích đuợc gì hơn cho bài và chúng ta cũng không có gì để chia sẻ với thằng Bờm như toàn thể dân tộc trong suốt bao ngàn năm vẫn ấp ủ âu yếm truyền cho nhau cái NỤ CƯỜI thanh tịnh này, mà chúng tôi tạm gọi là Nụ Cười Hạnh Phúc An Vi .
Như thế, bắt buộc phải có cái đoạn 8 câu của Phú ông ở giữa để làm ý nghiã cho nụ cười của thằng Bờm. Hay nói cách khác, ăn NẮM XÔI giản dị, tầm thường , mà lại có được NỤ CƯỜI thì phải trải qua quá trình tưởng tượng của 8 câu kia: nào là ba bò, chín trâu, ao sâu cá mè, một bè gỗ lim, con chim đồi mồi. Do đó các thí dụ trao đổi trên chỉ là phương tiện để dẫn đưa Bờm có được nụ cười với nắm xôi, hay cảm nhận Chân Không Diệu Hữu của cuộc đời.
Đời sống tầm thường , bình dị, giản đơn như là cái quạt mo , là nắm xôi . Minh Triết là làm sao thổi vào cái tầm thường, tẻ nhạt, nghèo khó ấy một HẠNH PHÚC, tượng trưng bằng NỤ CƯỜI. Nhưng làm sao thổi được vào cái tẻ nhạt của đời sống nguồn sinh khí, sức đam mê, niềm an lạc. Làm sao tiếp nhận nắm xôi với một nụ cười!

Ta thấy Nho giáo lấy nền trên chữ NHÂN, Phật chủ ờ lòng TỪ, Chúa quan hệ ở chữ ÁI.
Có nghiã là cả ba đều lập cước trên TÌNH YÊU THƯƠNG, mà tiếp cận với tâm thức con người, tất cả cùng đưa đến một sự chấp nhận NẮM XÔI với một NỤ CƯỜI.
Tại sao chúng ta thường không có đuợc nụ cười của Thằng Bờm khi ăn nắm xôi đời?
Chúng ta có một thao thức về cõi tuyệt đối. vô cùng trong từng phạm vi nhỏ bé. Chúng ta không mấy khi bằng lòng với những hoàn cảnh đang có. Thao thức, ước mơ về những gì tốt đẹp hơn, lý tưởng hơn, tuyệt đối hơn khiến chúng ta luôn dằn vặt, khổ đau. Đó là BẢN CHẤT SIÊU VIỆT. Chúng ta dù một người dễ dãi nhất củng có lúc đòi hỏi, mong muốn hơn những gì mình có.
Thằng Bờm có cái quạt mo, là mỗi chúng ta có cái quạt mo của riêng mình. Làm sao từ cái điều kiện riêng biệt của cá nhân, hoàn cảnh nào chăng nữa, con người cũng phải đạt được niềm an vui, tự tại, hoà lạc , tức là tìm đuợc hạnh phúc giữa lòng đời đa đoan.
Thằng Bờm chỉ có ý nghiã đáng cười khi trải qua bao thử thách, mà phú ông chính là hoàn cảnh, nghịch cảnh, với những ước vọng khôn cùng.Phú ông đã đến mang cho Bờm tiếng gọi siêu linh. Đời vô nghĩạ nếu chỉ một thực tại nhân sinh trần trụi miếng cơm, manh áo. Tình cũng không có gì đẹp nếu chỉ thuấn là sự trao đổi phái tính của thiên nhiên .
Đời thuần lý trí, thiển cận, với các nhu cầu bảo sinh và truyền sinh là đời duy vật, thì nó lạnh lùng, sắt máu, khổ đau làm sao. Tránh cho con người lệch sang một khiá cạnh nặng nề vật bản đó, các vĩ nhân, hiền nhân, thánh triết lao công khổ trí xây đắp cho chúng ta những vũ trụ quan, nhân sinh quan hướng thượng. Các ngài gọi bằng nhiều tên khác nhau, nhưng vượt qua tất cả những giới hạn của âm thanh, ngôn ngữ, hình danh sắc tướng, các ngài chỉ dùng duy nhất một CHIẾC THUYỀN YÊU THƯƠNG để con người khỏi đắm tầu trên hành trình cõi người với con thuyền độc mộc - tỵ nạn.
Như bài đồng dao Thằng Bờm, thật nhạt thách, vô duyên, vô vị, nếu chỉ mở đầu và kết thúc với hai câu:
“Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm Cười”.
Cuộc sống con người nơi trần gian này, khác gì loài cây cỏ, động vật khác, nếu chỉ lo bảo sinh và truyền sinh?
Thằng Bờm có cái quạt Mo được viết ra để tô đậm cái nét NHÂN SINH của con người .
Sống với một Ý NGHIÃ nào đó, cuộc sống con người mới khác biệt và linh thiêng hơn muôn loài.
Chúng ta là thằng bờm, chỉ có cái quạt mo, chỉ xứng đáng đổi nắm xôi ,mà không có phù ông xin đổi này nọ kia, thì có lẽ không thể cười thanh bình an nhiên tự tại được. Phú ông không gạt con nít, nhưng phú ông vì muốn nó chấp nhận nắm xôi với nụ cười nên phải nói chuyện đổi chác xa vời. Đang đói thì có nắm xôi, như sống trên đời, lo giải quyết các việc của cuộc đời, không thể ôm đồm các chuyện không phải của mình. Thật là vô lý khi có cái quạt mà đòi những ba bò, chín trâu…Người có việc của Người, cũng như đất có việc của đất, trời có việc của trời. Nhưng Người không cô lập với đất trời, mà là tương giao trong trời đất để làm nên Tính Thể hai chiều của mình.
Sau khi đã giác ngộ phải có đoạn giữa làm Ý Nghiã cho câu chót để Cười Với Nắm Xôi, con người mới biết hướng về siêu linh để sống trong hữu hạn mà vẫn có cái vô hạn, như hình Vuông được bao bọc bởi hình Tròn, đó là một phù hiệu của Minh Triết Việt. Cũng tương tự như các phù hiệu Thái Cực bao bọc âm dương, Chữ Vạn có hai đường tán tụ, Thập Tự có hai chiều.dọc ngang.
Nếu ta không nắm lấy một trong những Ý Nghĩa đó, đời mất đạo, đâu còn nụ cười hạnh phúc An Vi của thằng Bờm, vì mất chất SIÊU LINH, nguồn mạch của mọi ý nghiã và cũng là niềm Bình An và Chân Hạnh Phúc, con người sẽ sống trong một thế giới đổ nát, hoang tàn.
Do đó, thằng Bờm Có Cái Quạt Mo là một dấu chỉ sáng rỡ của Minh Triết Việt. Đồng nghiã diễn giải huyền nhiệm của từ Việt là Vượt Lên, Vượt Qua…

Đông Lan
Đọc thêm: Bờm có thật "Bờm" không?         
                  THẰNG BỜM VÀ ĐẠO VIỆT 
Nguồn: dunglac.org

Wednesday, August 29, 2012

Phát hiện ra hạt Higgs có lợi gì?

Các nhà khoa học đã mất đến gần nửa thế kỷ để săn tìm hạt Higgs. Vậy, nếu đúng là tìm ra hạt Higgs thì điều này sẽ mang lại những lợi ích gì? 
Bạn đọc ở địa chỉ hoahoeklm...@yahoo.com hỏi: Chứng minh được hạt Higgs là có thật phải huy động một cỗ máy trị giá lớn đến thế thì cũng có thể nói hạt Higgs đáng giá 11 tỷ đôla. Đó là chưa kể đến công sức của hàng vạn nhà khoa học, và quá trình truy lùng nó đã “ngốn” đến một nguồn năng lượng khổng lồ. Tôi băn khoăn: Nếu đúng là tìm ra hạt Higgs thì điều này sẽ mang lại những lợi ích gì?Trả lời
Về mặt kiến thức thì như bạn đã thấy, nếu hạt mới phát hiện đúng là hạt Higgs (mà thời gian gần đây càng thêm nhiều dẫn chứng để khẳng định) thì rõ ràng là công cuộc tìm kiếm mảnh ghép cuối cùng của mô hình chuẩn đã thành công. Một lý thuyết tuyệt đẹp đã vượt qua được các thách thức và được giải mã hoàn toàn.


Việc phát hiện ra hạt Higss có thể mở ra một chương mới trong nghiên cứu Vật lý lý thuyết.

Mô hình chuẩn sẽ được coi là lý thuyết hoàn chỉnh, làm thế giới quan của chúng ta đầy đủ và khép kín. Còn nếu không, người ta sẽ phải đưa ra các lý thuyết khác để thay thế, chẳng hạn Thuyết siêu đối xứng (supersymetry), hoặc một thuyết nào đó khác xây dựng trên những cơ sở khoa học khác, thậm chí hệ quy chiếu khác.
Tổng Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu CERN Rolf Heuer cho biết việc phát hiện một hạt có các đặc điểm tương thích với những đặc điểm của hạt Higgs sẽ mở đường cho những nghiên cứu chi tiết hơn nhằm thiết lập những đặc tính của phân tử mới, đồng thời vén màn những bí ẩn khác trong vũ trụ.
Hạt Higgs khẳng định trường vô hướng Higgs tràn ngập trạng thái chân không của vũ trụ ngay từ thủa sơ khai Big Bang. Tương tác đặc biệt của nó với vật chất là để cung cấp khối lượng cho các hạt khác. Càng tương tác mạnh bao nhiêu với trường Higgs, vật chất lại càng được tăng khối lượng bấy nhiêu, tựa như người không biết bơi, càng vùng vẫy mạnh lại càng nặng thêm mà chìm xuống, càng bất động im hơi lại càng nổi bềnh bồng.
Quan niệm về khối lượng có thể từ nay đổi khác, sự tương tác của vật chất với trường Higgs trong chân không lượng tử - một vũ đài náo nhiệt - mới chính là gốc nguồn của khối lượng.
Nếu các nhà vật lý chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs, họ cũng sẽ đập tan những sự hoài nghi về sự tồn tại của vật chất tối - thứ có thể chiếm tới 3/4 (có người cho rằng 5/6) thành phần vũ trụ.
Lợi ích trực tiếp hãy khoan đề cập đến. Chính Peter Higgs khi được hỏi về điều này cũng nói rằng ông chưa hình dung ra một hạt chỉ tồn tại trong một phần rất nhỏ của giây thì có thể dùng vào mục đích gì. Nhưng chúng ta hãy nhớ lại: Khi chà sát miếng hổ phách, thấy nó hút được những sợi lông tơ, từ đó người ta có khái niệm đầu tiên về điện, nào ai đã hình dung được điện có ứng dụng to lớn như ngày nay?
Nhưng hạt Higgs không chỉ có ý nghĩa đối với vũ trụ xa xôi, mà rất có thể, chúng còn mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống thực tế. "Với hạt Higgs, loài người sẽ có thêm một nguồn năng lượng mới và dồi dào. Ngoài ra hạt Higgs còn có thể giúp con người tạo nên những thành tựu công nghệ đột phá trong giao thông và viễn thông", Michio Kaku, một nhà vật lý của Đại học City tại Mỹ, phát biểu.
Nhà vật lý Mohanty, ĐH California quan niệm: “Những thí nghiệm như thế này sẽ đẩy công nghệ hiện đại đến giới hạn của chúng, thường làm nảy sinh ra những công nghệ mới có tầm quan trọng thực tế rất lớn”.
Có thể rất nhiều trong số chúng sẽ được sử dụng để chiếc máy tính bạn chạy với tốc độ chóng mặt hay một cơ chế nào đó cho phép bạn du hành vũ trụ mà chúng ta chưa tưởng tượng ra.
Song dù sao thì riêng việc hoàn chỉnh những kiến thức cho loài người cũng là đóng góp vô giá của việc tìm ra hạt Higgs rồi.

Theo Vietnamnet

VONG LINH CỐ TBT TRẦN PHÚ NÓI VỀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG VÀ PHỤC SINH ĐẤT NƯỚC

Phạm Viết Đào: -Thưa bác Trần Phú, nếu bác ở vào cương vị của TBT Nguyễn Phú Trọng bây giờ, bác sẽ kỷ luật ai ?
TBT Trần Phú:- Nếu chúng ta ra tay bây giờ, đất nước sẽ lâm nguy thật sự; Cứ để cho họ hưởng, để một ngày nào đó họ nằm trong tầm tay của chúng ta, họ nằm trong vòng vây của chúng ta, trị họ chúng ta cũng không dễ bị mất nước...
Hồn thiêng sông núi của chúng ta thì chúng ta sẽ có sự vi diệu nhiều hơn nữa!

Phamvietdao.net: Trong năm 2011, chủ blog đã nhiều lần về Nghệ An để khảo sát, thu thập tư liệu về hiện tượng nhập vong tại một số trung tâm tìm mộ liệt sĩ tại đây; Tại Nghệ An trong năm 2011 có khoảng 15 trung tâm do thân nhân các gia đình liệt sĩ tự lập lên để tìm mộ bằng phương pháp tâm linh...
Nhập vong là một hiện tượng mới nổi lên trong một số năm gần đây; nhập vong khác với cung cách tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm; Nếu tìm mộ bằng con đường ngoại cảm là cách mà các gia đình có người thân là liệt sĩ, những người đã mất do thất lạc phần mộ đã nhờ các nhà ngoại cảm, những người có những giác quan đặc biệt có khả năng nối kết với thế giới cõi âm; do nối kết được với cõi âm nên đã giúp tìm được thông tin do vong chỉ cho nơi an nghỉ của họ..
Còn tìm mộ bằng con đường tâm linh là cách mà do một gia đình nào đó, có liệt sĩ của gia đình mình là người tạm coi là có vị thế dưới cõi âm; các liệt sĩ này thường về gợi ý cho gia đình, qua các giấc mơ, khuyên nên thành lập Trung tâm tìm mộ liệt sĩ để giúp các liệt sĩ tìm về các gia đình...Những liệt sĩ này thường giúp kết nỗi või âm. Khi các gia đình càn tìm thân nhân là liệt sĩ, tìm đến các trung tâm này, lập bàn thờ để mời liệt sĩ này về; nhờ sự giúp sức của chủ điện thờ, cũng là liệt sĩ; với sự cho phép và giúp sức để thông tin cho vong các liệt sĩ tìm về với người thân; Trung tâm này nhờ có liệt sĩ của gia đình này có khả năng thông tin, kết nối để mời các liệt sĩ khác theo về để gặp các người thân của mình...
Khi các gia đình có liệt sĩ bị thất lạc phần mộ đến Trung tâm, làm lễ xin được kết nối với liệt sĩ gia đình mình; thường mỗi gia đình đến khoảng dăm bảy người để liệt sĩ nhà mình tìm một người hợp nhất để nhập vong vào, báo tin những thông tin cần thiết cho gia đình trong đó có cả phần mộ...
Chủ blog đã theo dõi và ghi âm, ghi hình được nhiều cuộc giao tiếp cảm động và xúc động giữa các liệt sĩ và thân nhân tại một số trung tâm và tin hiện tượng nhập vong là có thật; có nhiều chuyện ly kỳ về các cuộc gặp gỡ này xin hẹn một dịp sẽ viết kỹ về hiện tượng tâm linh này...
Nhân ngày rằm tháng 7 ngày xá tội vong nhân và ngày quốc khánh 2/9 năm nay, xin đưa lên blog một clip ghi lại cuộc gặp với vong linh của TBT Trần Phú tại Trung tâm tìm mộ Nguyễn Cảnh Tuệ ở thị trấn Nam Đàn; Như mọi người đều biết: hài cốt của TBT Trần Phú được tìm thấy và đưa về quê cũng bằng con đường ngoại cảm dịp...
Sở dĩ có cuộc gặp với vong linh của Cố TBT Trần Phú là do bởi chủ blog được Trung tâm tìm mộ liệt sĩ Nguyễn Cảnh Tuệ cho biết: Tại trung tâm này, nhiều lần Bác Hồ và các bậc tiền bối cách mạng đã về giúp đánh đuổi ma quỷ và chỉ đường cho các liệt sĩ tìm về với người thân... Chủ blog nhờ Trung tâm Nguyễn Cảnh Tuệ đăng ký cho được gặp Bác vào dịp Thương binh liệt sĩ 27/7/2011; kết quả là đã được gặp...
Trong buổi gặp Bác sáng 27/7/2011, Chủ blog có hỏi Bác nhiều vấn đề, trong đó có một số vấn đề đáng chú ý như: Thời gian 1937-1938 có phải Bác bị Stalin đẩy đi đày ở Xiberi phải không ? Xuất xứ và tư tưởng chủ đạo nào để soạn lên Hiến pháp 1946 và tại sao Hiến pháp này đã bị sửa và thay bằng Hiến pháp 1959 ? Tại sai Hiến pháp 1946 có xu hướng nghiêng về thể chế dân chủ của Hiến pháp Mỹ; Vì sao sau đó lại xảy ra chiến tranh?
Vì sao có Công hàm do Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai 1958; Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc quá khứ và hiện tại; Bác có nhiều ý kiến và đã giải thích?
Chủ blog có hỏi Bác cho biết ý kiến về việc trong Di chúc Bác đề nghị hỏa táng nhưng Đảng và Nhà nước cho xây dưng lăng? Có hỏi Bác làm thế nào để âm dương phối hợp trong công cuộc xây dựng Đảng ...
Trong cuộc tiếp xúc này, chủ blog cùng đi với 2 nhà báo và đã ghi hình, ghi âm lại. Buổi sáng ngày 27/7/2011, đoàn đã được gặp và hỏi chuyện Bác trong điện thờ; Buổi chiều Đoàn đã gặp vong của Ls Võ Thị Sáu, Lý Tử Trọng, TBT Trần Phú đã ghi hình các cuộc tiếp xúc này...Cuộc tiếp xúc với Ls Võ Thị Sáu, Ls Lý Tử Trọng, TBT Trần Phú được các liệt sĩ này yêu cầu công khai ngay ở sân trung tâm, không đồng ý gặp riêng đoàn; có khoảng 200 người là thân nhân của các gia đình liệt sĩ chứng kiến cuộc gặp này...
Tại cuộc gặp này, chủ blog và một số người có mặt đã hỏi TBT Trần Phú nhiều vấn đề liên quan tới hiện tình đất nước và vấn đề xây dựng Đảng hiện nay; Người được TBT Trần Phú chọn nhập vong là Mai, một cô gái 27 tuổi và đang là kế toán của một công ty xây dựng tại Vinh. Mai đến trung tâm này để tìm hài cốt của người thân và được TBT Trần Phú mượn để nhập vong và truyền đạt các ý kiến của TBT. Trong cuộc gặp TBT Trần Phú, chủ blog đã hỏi mấy câu hỏi như sau:
-Xin TBT cho biết nhận xét của ông về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng của các đời TBT và Ban chấp hành TW kế sau ông ? Theo TBT Trần Phú thì đường lối cách mạng Việt Nam hiện nay cần như thế nào?
TBT Trần Phú cho biết: Về đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội, lúc đang còn sống Bác Hồ cũng đã thấy sai nhưng chưa kịp sửa;
- Nếu ở cương vị TBT Nguyễn Phú Trọng thì ông sẽ chỉnh đốn Đảng thế nào, sẽ kỷ luật ai?
-Xin TBT Trần Phú phát biểu một điều gì đó như là “ mã khóa “ để mọi người tin rằng đúng là TBT, chỉ chỉ TBT Trần Phú đã về đây, nói ra điều đó?
Kết thúc buổi gặp gỡ, TBT Trần Phú nhắc nhở mọi người hãy tin tưởng, chờ đợi: Các bậc tiền bối cách mạng và hồn thiêng sông núi sẽ tạo cho chúng ta sẽ có sự vi diệu nhiều hơn nữa; TBT Trần Phú cho biết: Sẽ trả lại một nước Việt Nam khác!
Sau đây mời quý vị cùng xem băng ghi hình cuộc gặp TBT Trần Phú chiều 27/7/2011 tại Trung tâm tìm mộ liệt sĩ Nguyễn Cảnh Tuệ; Chủ blog với chức năng một nhà báo, hỏi và phỏng vấn vong linh TBT Trần Phú, một cuộc hỏi đáp, thẳng thắn và đầy ngẫu hứng; và những điều đặt ra chắc ngoài tầm kiến thức của một vô kế toán xây dưng...Hôm đó, chủ blog đã có ý định hỏi ông tại sao ông đề ra câu: Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, nhưng rồi không dám vì sợ phạm thượng; Sau đây là băng ghi hình buổi tiếp xúc vơi TBT Trần Phú do một thành viên trong đoàn ghi:

Nguồn: phamvietdao2.

Ngồi Thiền cùng tướng Giáp


 
Phút thư giãn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

          Trong miền ký ức của ba tôi – Nhà văn Sơn Tùng – đã có hình bóng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay từ khi còn là học sinh Trường Tư thục Vũ Đăng Khoa, thị trấn Cầu Giát. Tiếp đến những năm tháng nghe theo tiếng gọi Tổ quốc xếp lại bút nghiên lên đường, ông cùng Phan Hồng Thực, Trịnh Keng, Hồ Hải Kháng, Đặng Văn Thắng vào Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa VI, năm 1950. Và sau này trên chặng đường “Đi tìm ẩn tích Hồ Chí Minh” ba tôi mới có điều kiện được kiến diện Đại tướng và ông đã nhận được tình cảm của Đại tướng bằng những tác phẩm viết về Bác Hồ và các vị lãnh tụ kiệt xuất của lịch sử như: Búp sen xanh, Bông sen vàng, Trái tim quả đất,... “Cảm” bằng sức lao động của một nhà văn thương binh hạng nặng 1/4, sức khỏe còn 19%. “Cảm” bằng nhân cách, sự khẳng khái, quan niệm và đức tin của một nhà văn. Còn tôi lại có cái may hơn mấy anh chị em trong gia đình là được sống cùng ba mẹ nên mới biết được đôi ba câu chuyện về con người vĩ đại này.          Tôi nhớ, từ sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng về nghỉ hưu, hàng năm đến ngày sinh nhật (25/8), Ngày thành lập Quân đội (22/12) và ngày Tết Nguyên đán, ba tôi dẫn đầu anh em chiếu văn, có khi cùng con cháu trong gia đình lên chúc mừng Đại tướng sau khi được đại tá Nguyễn Huyên, thư ký của Đại tướng cho phép. Ngày đó, chiếu văn sinh hoạt rất đông khoảng trên 30 người, họ là các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh, học giả, nhà giáo, nhà báo, giáo sư, nhà ngoại giao, chuyên viên cao cấp chính phủ, sĩ quan cao cấp quân đội,... như: Sơn Tùng, Minh Giang, Mạc Phi, Siêu Hải, Mai Hồng Niên, Văn Cao, Đặng Đình Hưng, Đào Phan, cụ Nguyễn Trọng Phấn, GS. Viễn Đông Bác Cổ, Phan Ngọc, Hồ Sỹ Giàng, Hồ Sỹ Bằng, Hoàng Nhật Tân, Trần Bá, Cao Ngọc Thắng, Phùng Văn Mỹ, Hoàng Kính, Trần Văn Chan, Kim Côn, Thiếu tướng Đỗ Đức Dục, cụ Ngô Thức, Nguyễn Văn Hiến, Đậu Quý Hạ, Phan Hữu Phúc, Phạm Quốc Vinh, cụ Phí Văn Bái, Phạm Hiện, Trần Văn Hà, Lê Văn Điêng,... Đại đa số anh em chiếu văn ngày ấy đều có hoàn cảnh khó khăn nên quà mừng Đại tướng chỉ có sách báo, tranh ảnh do anh em sáng tác, sưu tầm, hoặc góp tiền lại để mẹ tôi lên phố Hàng Quạt đặt thêu bức trướng chúc mừng, còn phần lời chúc thường do ba tôi sáng tác sau nhiều hôm trăn trở, cũng có khi là hộp bánh, bó hoa, phong kẹo sôcôla ngoại.
          Thường vào những ngày kỷ niệm như thế này, có hàng trăm đoàn khách từ khắp nơi trong và ngoài nước xếp hàng chờ đợi đến lượt vào chúc mừng Đại tướng, nên thời gian rất hạn chế trong khoảng 30 - 40 phút, vừa đủ cho anh em trong chiếu văn chào hỏi, chúc tụng và có dịp tặng sách, chụp ảnh chung với Đại tướng. Do đó, trước khi chào tạm biệt ra về, ai nấy cũng cảm thấy luyến tiếc. Trong những dịp gặp nhau hiếm hoi như vậy, tôi thấy điều đầu tiên bao giờ Đại tướng cũng chủ động cầm lấy đôi bàn tay thương tật của ba tôi vừa đưa ra chào mà nói: “Sơn Tùng có khỏe không, anh ngồi đây với tôi”. Nhiều lần ba tôi giữ ý tìm cách đứng xa một chút để anh em khác có được điều kiện chụp ảnh chung với Đại tướng làm kỷ niệm.
                       
 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi Thiền

          Mùa thu năm 1993, tôi có may mắn được ngồi hầu chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp gần 2 tiếng đồng hồ.
          Nguyên do tôi có được diễm phúc đó là hôm sinh nhật Đại tướng Võ Nguyên Giáp 25/8/1993, trong đoàn chiếu văn lên chúc mừng có thêm nhà thơ Hồ Khải Đại, người Quỳnh Đôi đem theo món quà mừng là một bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Nho viết trên giấy hồng điều, bài thơ đó như sau:

                    Chung thân bằng hữu thị nhân dân
                    Vi tướng vi sư vi nghĩa nhân
                    Văn Võ song toàn Nguyên Giáp giả
                    Tâm tri thiên hạ sự như thần.


          Sơn Tùng dịch thơ:

                    Trọn đời vì nước vì dân
                    Là thầy, là tướng, nghĩa nhân làm đầu
                    Võ Văn Nguyên Giáp song toàn
                    Như thần thấu suốt nhân gian lòng người.


          Vì bài thơ viết trên giấy sợ để lâu ngày sẽ phai, hơn nữa đã là trướng mừng thọ bậc “Trưởng lão” phải được thêu trên vải điều mới trang trọng. Vì vậy, sau khi ra về chú Hoàng Kính nói với mọi người: “Chúng ta nên xin lại bài thơ đó, rồi nhờ chị Mai (tên mẹ tôi) lên Hàng Hòm đặt thêu, phần kinh phí tôi sẽ chịu, còn anh Sơn Tùng dịch nghĩa để mọi người hiểu hết ý thơ”.
          Từ lý do trên, khoảng một tuần sau ngày sinh nhật, hai mẹ con lên nhà Đại tướng bằng chiếc xe đạp cũ mà tôi thường đi làm hàng ngày. Lúc đó vào độ 4 – 5 giờ chiều, có lẽ giờ này Đại tướng đã vắng khách nên tôi thấy cửa phòng khách gia đình, đầu hồi hướng đối diện với phòng làm việc quân cơ không mở, mà chỉ mở cánh cửa hướng ra khu vườn phía đường Hoàng Diệu. Trước khi đi, mẹ tôi đã gọi điện cho Đại tướng nói rõ lý do, nên hai mẹ con vừa bước lên bậc tam cấp vào nhà đã thấy Đại tướng ngồi đợi trên ghế salon, trên bàn để sẵn bài thơ của nhà thơ Hồ Khải Đại.
          - “Em chào anh, hai mẹ con em lên xin lại anh bài thơ” – Mẹ tôi chủ động chào và nói với Đại tướng.
          - “Chị với cháu ngồi xuống đây uống nước” – Đại tướng vừa nói vừa chỉ tay xuống hai chiếc ghế salon đơn bọc nệm phía đối diện. Rồi hỏi tiếp: “Anh Sơn Tùng có khỏe không chị”.
          Tôi nhanh nhảu trả lời: “Thưa bác, mấy hôm nay thời tiết thay đổi nên ba cháu lại đau vết thương trên đầu” – Tôi vừa ngừng lời thì mẹ tôi nói tiếp: “Khổ quá anh ạ, anh nhà em còn mấy mảnh đạn trong đầu, thỉnh thoảng lại nhô lên làm chảy máu buốt nhói như dao đâm, nhưng em chẳng biết làm sao”.
          Nghe mẹ con tôi nói thế, gương mặt Đại tướng thoáng buồn, đôi mắt hướng vào tôi hỏi: “Thế bố cháu hàng ngày sinh hoạt thế nào, dạo này ăn uống ra sao?"
          - “Thưa bác, ba cháu thường dậy từ lúc 2 – 3 giờ sáng ngồi Thiền, Thiền xong thì đi xuống sân tập thể lấy nước để tắm rửa vệ sinh, rồi lên thắp hương ban thờ gia tiên, sau đó mới ngồi vào bàn viết; Nếu không viết được gì thì đọc sách cho đến 9 – 10 giờ sáng, khi có khách đến lại ra tiếp khách. Còn ăn uống thì ba cháu ăn ít lắm, mỗi bữa chừng non nửa bát cơm, chủ yếu ba cháu ăn rau nhiều”.
          Nghe tôi nói thế, Đại tướng trầm ngâm, đôi mắt hướng nhìn ra hàng cây cổ thụ đứng lặng trong khu vườn phía đường Hoàng Diệu một lát sau, nhìn mẹ tôi ông nói với giọng dặn dò: “Tôi nghe nói rau gì bây giờ cũng nhiễm nhiều thuốc trừ sâu lắm chị nhé, bởi vậy chị nên mua giá đỗ cho anh Sơn Tùng ăn; rau giá đỗ lành, rất tốt lại bảo đảm không bị nhiễm thuốc sâu, tôi vẫn thường xuyên ăn rau giá đấy. Còn cháu nói bố cháu buổi sáng ngồi Thiền là Thiền như thế nào?” – Ông nhìn tôi hỏi.
          Tôi trả lời: “Thưa bác ba cháu ngồi Thiền theo lối “Tọa Thiền”, nhưng cháu chịu không làm được”
          Vừa nói dứt câu, tôi thấy Đại tướng ngồi lùi sát thành ghế salon rồi co hai chân lên để chuẩn bị ngồi theo lối “Tọa Thiền”. Tôi sợ ông “Tọa Thiền” trên ghế salon bọc nệm mút sẽ rất khó nếu không khổ luyện qua hàng chục năm trời, nên vội bước tới đỡ chân, nhưng Đại tướng xua tay và nói: “Không cần đâu, bác tự làm được”. Rất nhanh, hai chân bắt chéo hình hoa sen, hai bàn tay để lên hai vai, hai mắt nhắm hờ, Đại tướng hỏi tôi: “Có phải bố cháu ngồi Thiền như thế này không?”
          - Tôi trả lời: “Ba cháu ngồi như thế nhưng hai bàn tay úp vào nhau và để trước ngực”. Thấy tôi nói thế, Đại tướng liền đổi tư thế như tôi vừa trình bày. Chưa đầy 5 phút ông đã nhập Thiền, tôi lặng ngắm nhìn Đại tướng, giờ đây trông ông như một vị Bồ Tát đang niệm kinh cứu độ chúng sinh.
                                   
 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà văn Sơn Tùng
trong buổi trò chuyện về Thiền

(Ảnh được công bố lần đầu tiên)

          Sau khi "nhập Thiền" xong, Đại tướng trở lại thế ngồi bình thường rồi nói với hai mẹ con: “Tôi có nghe nói người ta xây nhà tình nghĩa cho Sơn Tùng nhưng không hiểu sao anh chị không nhận?”.
         Mẹ tôi có ý để tôi thưa chuyện với Đại tướng nên ngồi im; Biết ý, tôi thay mẹ kể hết cho ông nghe đầu đuôi câu chuyện.
          Cuối cùng tôi nói thêm: “Thưa bác, ba cháu rất cảm động khi biết Thành đoàn Hà Nội chủ động khởi xướng và bỏ ra 13 triệu đồng để xây nhà tình nghĩa và ba cháu cũng rất biết tấm lòng của lãnh đạo quận Đống Đa lo cấp đất gần nơi ở cũ để xây nhà, những nghĩa cử đó không bao giờ quên. Nhưng ba cháu cũng nghĩ rằng: Nơi ở hiện tại tuy chật không được khép kín, nhưng bù lại sống ở đấy cũng thấy yên tâm, vì xung quanh là bà con trong khu tập thể đều nghèo, chất phác. Hơn nữa, mọi người ở đấy sống được thì mình cũng sống được. Vì vậy ngôi nhà tình nghĩa kia xin nhường cho người khác có khó khăn hơn”.
          Sau khi nghe tôi kể xong câu chuyện trên, không biết trong lòng Đại tướng nghĩ gì, nhưng tôi thấy ông ngồi im, đôi mắt trĩu xuống. Đại tướng cứ ngồi lặng đi như thể hóa đá, cho đến khi giáo sư Đặng Bích Hà từ phía sau phòng khách bước ra, tôi nghĩ chắc đến giờ ăn cơm, nên hai mẹ con tôi đứng dậy chào và nhận lại bài thơ trên tay Đại tướng, rồi xin phép ra về khi trời đã nhá nhem tối.
          Chuyện Đại tướng biết Thiền, tôi về kể lại với ba tôi, ông nói: “Anh Văn có hai sở thích là đánh đàn piano và chụp ảnh. Trong album của gia đình, có rất nhiều ảnh do ông tự chụp và chụp bằng máy ảnh của mình, còn việc đánh đàn ngay từ sau khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc, anh Văn đã tập học đàn do cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh, vợ nhà văn Đào Vũ hướng dẫn. Và cách nay chừng 30 năm, ba có diễm phúc đã được nghe Đại tướng công diễn bản giao hưởng bốn chương: “Điện Biên Phủ” do Đại tướng và ông Lê Liêm sáng tác. Riêng chuyện Đại tướng "Tọa Thiền" có lẽ ít người được chứng kiến, nhưng ba tin anh Văn từ nhỏ đã tinh thông “Nho học”, sau này lại là một Cử nhân Luật Kinh tế, một nhà giáo, một nhà báo, nhà sử học, luật học, nhà khoa học, nhà chiến lược và một thiên tài quân sự. Chừng ấy vốn liếng cũng đủ nói lên anh Văn là một nhân tướng phương Đông tinh thông “nho, y, lý, số” lại sống gần Bác Hồ nhiều năm, nên chuyện anh Văn biết Thiền cũng là lẽ tự nhiên thôi”.

 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tập Thái cực Trường sinh.

          Tôi nhớ, sau khi thêu xong bức trướng về bài thơ của nhà thơ Hồ Khải Đại trên nền lụa điều, ba phía viền tua vàng rất trang trọng, ba tôi cùng hai cha con chú Hoàng Kính lên nhà Đại tướng. Tại phòng khách gia đình, hai người lại có dịp ngồi đàm đạo thêm với nhau những kinh nghiệm về các thế Thiền và lợi ích của Thiền trong nỗi lo công việc hàng ngày “Vạn sự như lôi, nhất Tâm Thiền định”.

Tác giả: SƠN ĐỊNH
   Nguồn: Sức khỏe & Đời sống.

HẢI PHÒNG - thành phố cảng

1. Vị trí địa lí
Hải Phòng là một thành phố ven biển, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông và đảo Hải Nam - cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km. Thành Phố cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông Đông Bắc.
Biệt danh: Đất cảng
Điểm cực Bắc của thành phố là xã Lại Xuân thuộc huyện Thủy Nguyên; cực Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo; cực Nam là xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo; và cực Đông là đảo Bạch Long Vĩ
Hải Phòng được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, là Thành phố cảng lớn nhất phía Bắc. Hải Phòng còn là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hải Phòng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1, trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%; thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam.
Hải Phòng xưa
Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch,giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. 
2. Kinh tế
Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng, nước biển Đồ Sơn hơi đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn , cát mịn vàng, phong cảnh đẹp. Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh Lan Hạ.... đẹp và kì thú. Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực Vịnh Hạ Long. 
Cảng biển
Biển mang lại nguồn lợi rất lớn về cảng, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của cả miền Bắc và cả nước. Ngành du lịch ở đây cũng rất phong phú với những bãi tắm sạch đẹp như Cát Bà, Đồ Sơn cùng với phong cảnh hữu tình tạo nguồn lợi lớn cho du lịch, Cát Bà còn có các rặng san hô, hệ thống hang động, biển có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế. 
Nhà hát thành phố
Hải Phòng là một "thủ đô kinh tế" của miền bắc nói riêng và của cả Việt Nam nói chung. Dưới thời Pháp thuộc, Hải Phòng là thành phố cấp 1, ngang hàng với Sài Gòn và Hà Nội. Những năm cuối thế kỷ 19, người Pháp đã có những đề xuất xây dựng Hải Phòng thành "thủ đô kinh tế" của Đông Dương.
Ngày nay, Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là luôn đứng ở vị trí thứ 4 sau Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Hà Nội. Năm 2009, thu ngân sách nhà nước của địa phương đạt 34.000 tỉ đồng. Năm 2006 đóng góp khoảng 9.752 tỷ đồng và năm 2007 là 12.000 tỉ đồng. Năm 2011, thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 47.725 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010. 
Hải Phòng là trung tâm phát luồng hàng xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc. Đến nay, Hải Phòng đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với trên 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng là trung tâm hội chợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Hải Phòng đang phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước.
Đạc sản
3. Lịch sử và văn hoá 
Theo các kết quả khảo cổ học Cái Bèo (Cát Bà) (thuộc văn hóa Hạ Long), Tràng Kênh (Thủy Nguyên), Núi Voi (An Lão) (thuộc văn hóa Đông Sơn, đã xác định vùng đất này từ là nơi đã có cư dân Việt cổ sinh tụ, làm ăn. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang.
Tượng đài nữ tướng Lê Chân.
Dưới thời Bắc thuộc, những năm đầu Công nguyên, các vùng đất thuộc địa bàn Hải Phòng như nội thành Hải Phòng ngày nay, huyện Thủy Nguyên, huyện An Lão, huyện Tiên Lãng, huyện Vĩnh Bảo... theo truyền thuyết cũng như thần phả làng xã còn lưu truyền, là nơi nữ tướng Lê Chân (?-43) về gây dựng căn cứ và tuyển mộ nghĩa quân chống quân Đông Hán dưới ngọn cờ của Hai Bà Trưng. Nữ tướng Lê Chân cũng là người có công đầu trong việc khai phá lập nên trang An Biên xưa (còn được biết đến là trấn Hải Tần Phòng Thủ) - tiền thân của thành phố Hải Phòng ngày nay.
Phụ nữ Hải Phòng Xưa
Là nơi chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng, địa thế hiểm trở, là cửa ngõ vào Đại La - Thăng Long, các vương triều Việt Nam đã từng có những chiến tích lừng lẫy trong lịch sử chống lại sự xâm lược của láng giềng phương Bắc với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng như trận Bạch Đằng, 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng, 981 của Lê Hoàn và trận Bạch Đằng, 1288 của Trần Hưng Đạo.
Thời Lê sơ, toàn bộ địa bàn Hải Phòng ngày nay thuộc trấn Hải Dương (một trong Thăng Long Tứ Trấn) hay còn được gọi là xứ Đông, và là miền duyên hải cực đông của xứ này.
Phố Hoàng Văn Thụ xưa...
Năm 1897 tức vài năm sau khi thành lập, Hải Phòng có dân số 18.480. Người Hải Phòng mang những dấu ấn đậm nét của người dân miền biển mà vẫn thường được gọi là ăn sóng nói gió.
Những cư dân vùng ven biển Hải Phòng (trải dài từ huyện Thủy Nguyên cho tới huyện Vĩnh Bảo ngày nay) chính là những người đi tiên phong trong công cuộc khai phá tạo dựng nên mảnh đất có tên là Hải Tần Phòng Thủ những năm đầu Công nguyên khi nữ tướng anh hùng Lê Chân về đây gây dựng căn cứ chống quân Đông Hán. Nhưng lịch sử hình thành và phát triển đô thị Cảng biển Hải Phòng như ngày hôm nay chỉ thực sự được quan tâm đúng mức vào giai đoạn nửa sau thế kỷ 19 khi thực dân Pháp đẩy mạnh quá trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương. Điều đó góp phần tạo nên sự đa dạng và phức tạp trong thành phần cư dân nơi đây, với những nét khác biệt so với nhiều địa phương khác tại Việt Nam cùng thời điểm.
Cầu Rào
Từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 dưới thời Pháp thuộc, Hải Phòng cùng với Sài Gòn có vai trò như những cửa ngõ kinh tế của Liên bang Đông Dương trong giao thương với quốc tế ở vùng Viễn Đông. Vì thế ở thời điểm đó tại Hải Phòng tập trung nhiều thành phần dân di cư tới sinh sống lập nghiệp. Cộng đồng người Việt lúc đó ngoài cư dân địa phương còn đón nhận nhiều dân di cư tới từ nhiều tỉnh thành của miền Bắc như Hà Nội - Hà Tây, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên... Nhiều người trong số đó dù không sinh ra tại Hải Phòng nhưng đã gắn bó với thành phố Cảng trong những năm tháng đáng nhớ của sự nghiệp. 
Phố Cầu Đất
Trong số những cộng đồng người nước ngoài cư trú lâu dài tại Hải Phòng dưới thời Pháp thuộc, cộng đồng người Pháp có ảnh hưởng lớn nhất về mọi mặt. Đó có thể là những viên chức của chính quyền thuộc địa, sĩ quan quân đội, thương nhân, nhà công nghiệp hay dân di cư thông thường. Nhiều người trong số này đã kết hôn với người Việt bản xứ. Điển hình là trường hợp của nhà dân tộc học và nhân chủng học nổi tiếng Georges Condominas sinh năm 1921 tại Hải Phòng, có cha là người Pháp còn mẹ là người lai ba dòng máu Việt - Hoa - Bồ Đào Nha. Ngoài ra, có Michel Henry (1922 - 2002), nhà triết học người Pháp, sinh năm 1922 tại Hải Phòng, trở về Pháp năm lên 7 tuổi. Nhưng gần như tất cả người Pháp đã rời khỏi thành phố sau khi Hải Phòng được giải phóng ngày 13-5-1955. Họ chủ yếu đi bằng tầu biển vào Sài Gòn hoặc trở về Pháp. Sau trường hợp của Georges Condominas và Michel Henry, còn có nghệ sĩ tạo hình bong bóng nổi tiếng Fan Yang (hiện giữ 17 kỷ lục Guinness thế giới), sinh năm 1962 tại Việt Nam, có cha là người Pháp gốc Hungary còn mẹ là người Hải Phòng.
Cầu Bính
Cộng đồng người Hoa ở Hải Phòng thời điểm đó vào loại đông nhất ở miền Bắc (Bắc Kỳ) và trở thành cộng đồng người nước ngoài có ảnh hưởng lớn tại Hải Phòng về mặt thương mại (tòa nhà Bảo tàng Hải Phòng hiện nay được xây dựng năm 1919, nằm trên đường Điện Biên Phủ, trước kia vốn là trụ sở của Ngân hàng Pháp - Hoa thời thuộc địa). Nhiều người Hoa cũng kết hôn với người Việt và định cư qua nhiều thế hệ tại vùng đất cửa biển. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, ngày nay họ vẫn đóng vai trò là một bộ phận cư dân của thành phố.
Sự kết hợp giữa các yếu tố Á - Âu, Việt - Pháp, Việt - Hoa, Pháp - Hoa đã để lại những dấu ấn còn đậm nét trong những di sản về văn hóa, ngôn ngữ, kiến trúc và ẩm thực tại Hải Phòng ngày nay. Đây cũng là một trong những lý do có ảnh hưởng đến tính cách đặc trưng của người Hải Phòng: cởi mở, phóng khoáng, mạnh mẽ, trực tính, nhạy bén trong kinh doanh buôn bán và dễ tiếp nhận những cái mới. Nhiều người con đất Cảng đi lập nghiệp xa quê lâu năm nhưng vẫn giữ được phần nhiều những nét tính cách rất Hải Phòng đó.
Nhiều người có đóng góp trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kinh tế, chính trị, giải trí, thể thao... ở Việt Nam cũng như trên thế giới là những người sinh ra tại Hải Phòng hoặc có nguyên quán ở Hải Phòng. Cũng có nhiều người dù không sinh ra tại Hải Phòng nhưng mảnh đất cửa biển là nơi đã nuôi dưỡng tài năng, lưu dấu những năm tháng đáng nhớ trong cuộc đời và sự nghiệp của họ. Tiêu biểu trong số đó có nữ tướng Lê Chân, các nhà hoạt động cách mạng Tô Hiệu, Nguyễn Đức Cảnh; nhà văn Nguyên Hồng, nhà thơ Thế Lữ, nhà thơ Thanh Tùng, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, NSND Trà Giang; các doanh nhân Nguyễn Sơn Hà, Bạch Thái Bưởi. Một số trường hợp đặc biệt như nhà nhân chủng học Georges Condominas, nhà triết học Michel Henry là những người gốc Pháp nhưng sinh ra và sống thời thơ ấu tại Hải Phòng. Ngoài ra, còn trường hợp của nghệ sĩ tạo hình bong bóng Fan Yang có mẹ là người Hải Phòng. 

4. Biểu tượng


Hoa phượng Đỏ
Từ lâu, hoa phượng đỏ (hay phượng vĩ) đã trở thành biểu tượng của thành phố cảng Hải Phòng. Đối với mỗi người Hải Phòng, dù già hay trẻ, dù đang sống tại thành phố hay sống xa quê hương thì vẫn luôn giữ trong ký ức một màu đỏ rực khó phai của hoa phượng vĩ hai bên bờ hồ Tam Bạc mỗi độ hè về. Cây phượng vĩ được người Pháp du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, có đặc điểm sinh thái là bắt đầu nở hoa vào những ngày đầu mùa hè, mùa hoa phượng kéo dài trong khoảng 1 tháng (từ đầu tháng 5 đến hết tháng 6) đúng vào thời điểm bắt đầu mùa du lịch biển của Hải Phòng và ngày giải phóng thành phố (13 tháng 5). Dù ngày nay phượng vĩ được trồng khắp mọi nơi tại Việt Nam nhưng nhắc đến Hải Phòng người ta vẫn thường gọi bằng cái tên đầy thi vị là Thành phố Hoa phượng đỏ. Nguồn gốc của tên gọi đó có thể bắt nguồn từ một bài hát rất nổi tiếng về Hải Phòng. Bài hát Thành phố Hoa phượng đỏ được nhạc sĩ Lương Vĩnh phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Hải Như viết năm 1970. Vượt qua sự thử thách của thời gian, bài hát có sức lay động đặc biệt đối với mỗi người Hải Phòng, nhất là với những ai đang sống xa thành phố quê hương. Bài hát đã được chọn làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng và được xem như bài hát truyền thống của những người con đất Cảng.
Hoa phượng đỏ
Đường Phạm Văn Đồng của Hải Phòng từ cầu Rào - Đồ Sơn chính thức được công nhận là con đường trồng nhiều cây phượng nhất của Việt Nam. Trên chiều dài hơn 20km này được trồng 3.068 cây phượng.
Ngoài biểu tượng về hoa phượng, Nhà hát lớn Hải Phòng nằm ngay giữa quảng trường trung tâm thành phố bao năm qua cũng được coi như biểu tượng kiến trúc đặc trưng của Hải Phòng. Nhà hát được xây dựng vào năm 1904, hoàn thành năm 1912 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp với nguyên vật liệu mang từ Pháp sang. Cùng với Nhà hát lớn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì đây là số ít những nhà hát được người Pháp xây dựng tại Việt Nam thời kỳ thuộc địa.

5. Du lịch
Hải Phòng là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Là một thành phố lớn và gần biển đảo, Hải Phòng là một mắt xích quan trọng trong tam giác kinh tế và du lịch Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh. Hải Phòng sở hữu nhiều điểm tham quan, khu du lịch chất lượng cao, đạt tầm quốc tế như resort 4 sao và Casino, sân gofl Đồ Sơn, khu nghỉ dưỡng - sinh thái và bể bơi lọc nước biển tạo sóng lớn nhất Châu Á tại Hòn Dáu, 2 khu resort Sông Giá và Camela ở nội đô, khu du lịch suối nước nóng ở Tiên Lãng, 2 resort Catba Island và Catba Resort and Spa ở quần đảo Cát Bà, đảo nhân tạo Hoa Phượng (sẽ chính thức đi vào hoạt động vào năm 2013),... Khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch Châu Âu luôn có hứng thú với quần đảo Cát Bà, một hòn đảo xinh đẹp với hệ sinh thái rừng, biển phong phú cùng với những khách sạn, nhà hàng chất lượng cao.
Năm 2010, Hải Phòng đón 4,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 596.400 lượt. Trong 7 tháng đầu năm 2011, thành phố đón 2,516 triệu lượt khách, khách quốc tế chiếm 339,3 nghìn lượt. 
Ngày nay, do nhận được sự quan tâm đúng đắn của thành phố và các nhà đầu tư nên du lịch Hải Phòng ngày càng thêm khởi sắc. Sản phẩm tour du lịch của Hải Phòng ngày càng đa dạng và lôi cuốn, với hệ thống di tích đền miếu và giá trị văn hoá truyền thống lễ hội, tài nguyên di sản văn hoá… Điều đó đã góp phần làm phong phú các tour du lịch trên địa bàn. Khu du lịch Đồ Sơn gần đây đã khai trương bể bơi nước mặn tạo sóng lớn nhất Châu Á ở Hon Dau Resort, xây dựng khách sạn 5 sao hình cánh buồm Pullman tại đảo nhân tạo Hoa Phượng - biểu tượng tương lai của Thành phố Hoa phượng đỏ. Cát Bà hiện nay đang làm tốt việc mở rộng tour, tuyến bằng thuyền trên vịnh với tàu, xuồng cao tốc và bơi thuyền kayak, ngoài ra đang nghiên cứu và phát triển thêm chương trình du lịch lặn biển tại nơi có san hô...
Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan và được đánh giá là một điểm đến hấp dẫn nhưng theo đánh giá của những của những chuyên gia lữ hành, du lịch Hải Phòng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Hải Phòng vẫn chưa khai thác hết những thế mạnh về địa lý, tự nhiên và con người. Du lịch thành phố đã và đang tiếp tục có những bước chuyển mình mạnh mẽ để xứng đáng với vị thế trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Hải Phòng được chọn là trung tâm của Năm Du lịch Quốc gia 2013 đồng bằng Sông Hồng. Lễ khai mạc được dự kiến tổ chức ngày 12 tháng 5 năm 2013 tại Quảng trường Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng.
Resort ở Cát Bà.
6. Thắng cảnh
Khu du lịch biển Đồ Sơn : Đồ Sơn là khu nghỉ mát nổi tiếng nằm cách thành phố Hà Nội 120km và cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20km. Đây là một bán đảo nhỏ được bao quanh bởi núi, vươn dài ra biển có những bãi cát mịn trên những bờ biển rợp bóng phi lao. Trong lịch sử, Đồ Sơn là nơi nghỉ ngơi của vua chúa, quan lại đô hộ; nổi tiếng là "ngôi nhà bát giác kiên cố" của Bảo Đại - ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Ngày nay, Đồ Sơn là một điểm đến lý tưởng của khách du lịch trong ngày hè, với chất lượng dịch vụ tốt và giá cả tương đối mềm. Đồ Sơn còn nổi tiếng với casino duy nhất ở Việt Nam, cùng với hệ thống sân gofl đạt chuẩn quốc tế.
Quần đảo Cát Bà : Cát Bà là đảo lớn nhất trong hệ thống quần đảo gồm 366 đảo nhỏ, cách thành phố Hải Phòng 70km. Cát Bà nổi tiếng với những bãi biển trong xanh trải dài trên những bãi cát trắng mịn màng và hệ thống sinh thái rừng ngập mặn, nhiệt đới xanh quanh năm. Đến Cát Bà du khách có thể đến thăm vịnh Lan Hạ, động Trung Trang, động Trung Sơn, động Phù Long, vườn quốc gia Cát Bà hay tham gia tắm biển, chèo thuyền kayak, lặn biển và thưởng thức đặc sản biển nổi tiếng. Đặc biệt trong khu rừng nguyên sinh Cát Bà có loài Voọc đầu vàng, loài thú cực quý hiếm trên thế giới chỉ có tại Cát Bà.
Nhà Hát Nhân Dân và Sân Vận Động Lạch tray
Quần đảo Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Paris vào 29/10/2004.
Đảo Hòn Dáu : Là một đảo nhỏ nằm cách Đồ Sơn 1km về phía Đông Nam. Nét hấp dẫn của Hòn Dáu là nét hoang sơ tĩnh mịch cách biệt hẳn với Đồ Sơn ồn ào với những gốc si cổ thụ khổng lồ. Hệ thực vật nguyên vẹn cả 3 tầng cùng với những rễ cây lớn tua tủa đam sâu vào lòng đất càng làm cho đảo thêm cổ kính. Nét hoang sơ, tĩnh mịch ấy như càng được tôn thêm với Đền Thờ Nam Hải Vương cùng với ngọn hải đăng hơn một trăm năm tuổi. Đối với người dân nơi đây, đảo Hòn Dáu là một nơi linh thiêng đến mức họ tin rằng không một ai có thể lấy đi ở đây bất cứ thứ gì dù đó chỉ là một hòn đá, hay một chiếc lá cây. Chính vì thế, trải qua hàng trăm năm, Đảo Dấu vẫn giữ được nét hoang sơ kỳ vĩ.
Với vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên và con người như thế cộng với cơ chế thông thoáng, Hải Phòng sẽ cất cánh bay trong tương lai không xa  "sánh vai cùng Sài Gòn, Đà Nẵng".
Có thể khái quát Hải Phòng bằng bài thơ sau:

Hải Phòng quê em 
Cầu Niệm, cầu Rào những cái tên
Kiến an, Kiến Thuỵ với Đồ Sơn
Thuỷ Nguyên một thuở hành quân đến
Vĩnh Bảo anh về đón em lên.

Thả bộ cùng đi quanh Lạc Viên
Ngày mai anh đã phải lên thuyền
Con tàu rẽ sóng ra ngoài ấy
Cát Bà, Hòn Dấu vẫn bình yên.

Đêm đêm trên biển nhớ đất liền
Hoàng hôn buông xuống, nhớ triền miên
Đèn biển Long Châu luôn chiếu sáng
Mơ về Chùa Vẽ, buổi đoàn viên.

Bến Bính, phà Rừng anh chưa quên
Núi Đèo ngày ấy có em bên
Cứ ngỡ là em chờ đâu đấy
Mà sao chỉ thấy ngọn Núi Đôi.

Mờ ảo xa xa những ngọn đồi
Bóng em hòa lẫn đám mây trôi
Mẹ già lẩn thẩn bên cửa bếp
Ngóng mãi con tàu đang ra khơi.

Đình Vũ, tàu về em ghé chơi
Tâm sự cùng nhau giữa mây trời
Ngày mai anh về trong Nam ấy
Phố Cảng một chiều, ai chơi vơi?./.

(Phương Nam)
  
Hoàng Lạc (tổng hợp)

Popular Posts