Thích Huệ Đăng
Thượng tọa Thích Huệ Đăng là Giảng viên cao cấp Ban Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Đồng thời Ngài cũng là Giám Đốc Công ty TNHH Xuất khẩu Địa lan Thanh Quang do Ngài thành lập và làm chủ. Ngài là một vị tu sỹ đáng kính với trên 45 năm tu hành theo Đạo Phật, là tác giả của 21 Bộ Luận Kinh Phật được Nhà Xuất bản Tôn giáo xuất bản cùng nhiều sách, bài viết có giá trị khác. Ngài được nhiều hãng báo chí và hãng truyền hình viết đến như một tấm gương đáng kính trọng của một vị chân tu nhập thế giúp ích cho cộng đồng. Trong cuộc đời tu hành, sau hơn 20 năm khổ hạnh, Ngài đã tìm hiểu được chân lý Phật Giáo và mong muốn ứng dụng Chân lý Phật Giáo vào giúp ích cho cuộc sống của cộng đồng, thực hiện công cuộc hoằng pháp giúp mọi người hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Xin giới thiệu bài nghiên cứu của Thượng tọa Thích Huệ Đăng về đạo Phật ở Việt Nam tại hội nghị Trần Nhân Tông ngày 16/02/2012. (Hình bên: Thượng tọa Thích Huệ Đăng trong hội nghị Trần Nhân Tông ngày 16/02 tại Hà Nội)Vai trò của Đạo Phật với việc dựng nước và giữ nước
Chơn Lý của Phật Giáo xuất hiện trên Thế Gian này, với một mục đích là để khai thị chỉ dạy Trí Tuệ Thanh Tịnh Tự Tâm nơi từng mỗi con người chúng ta. Để từ đó, từng cá nhân khi vào Đời, phải ứng dụng Trí Tuệ cho toàn xã hội, cũng như hết thảy nhân loại nói chung, được thêm phần lợi ích. Và cũng bên cạnh đó, là để hoàn thành Trí Tuệ của chính mình. Lục Tổ Huệ Năng đã khẳng định: “Phật Pháp tại Thế Gian, chẳng lìa Thế Gian Giác, lìa Thế tìm Bồ Đề, như lông rùa sừng thỏ”. Với Lý Đạo thâm sâu này, cho nên người tu chúng ta ngày nay, cần phải vào Đời để Nhập Thế Hành Đạo, rồi dùng Trí Tuệ của chính mình.
Trí tuệ loài người rất sâu, người người đều sẵn có thể tánh uyên nguyên ẩn kín, thế nhưng do vì tri thức phân biệt che mờ, nên chúng ta thường sống trong tham lam, dục vọng, đấu tranh, chạy theo vật dục đắm nhiễm, cuồng mê trong danh lợi tình tiền. Do vậy rất ít người phát hiện được trí tuệ tự tâm thanh tịnh nơi chính mình để ứng dụng.
Nhận biết mình có nó, làm trí tuệ tự tâm này hiện bày đã khó, ứng dụng diệu trí này vào hiện thực hoàn thành diệu trí trùm khắp lại càng khó hơn. Muốn thế, hành giả phải có lộ trình đi rõ ràng, trải qua bao khó khăn gian khổ hy sinh, nhẫn nhục siêng năng mới thành đạo.
Cách đây hơn 25 thế kỷ Đức Thích Ca Mâu Ni sau năm năm cầu pháp, sáu năm khổ hạnh và 49 ngày Thiền định dưới cội Bồ đề, Ngài mới phát hiện được trí tuệ này. Ngài chứng thành Phật quả và than rằng: “Lạ thay! Tất cả chúng ta sẵn có thấy biết thanh tịnh của tự tâm nơi chính mình và trí tuệ trong sáng, thế mà không biết ứng dụng nên mãi bị đắm chìm trong sự đau khổ và luân hồi. Để đánh thức cho nhân sanh biết được người người đều sẵn có trí tuệ thanh tịnh ẩn tàng nơi chính mình, Ngài tuyên bố “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Để hiện thực được cái biết thanh tịnh chính mình, Ngài phải ôm bát đi 49 năm hành đạo mới hoàn thành trí tuệ viên mãn trùm khắp. Từ đó đạo Phật ra đời.
Ngài Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ qua Trung Quốc truyền pháp dùng võ thuật mà thành đạo. Lục tổ Huệ Năng ẩn mình trong pháp giới thợ săn 16 năm rèn trí dụng mới ra giáo hóa nhân sanh thành Phật.
Thời kỳ dựng nước Việt Nam: Các di sản văn hóa vật thể còn tồn tại đã chứng minh cho chúng ta thấy từ khi mới lập nước, nhờ Trí tuệ của các thiền sư, Phật giáo đã đóng góp tích cực cho công cuộc dựng nước. Do đó các triều đại trướcđây đã cho dựng lập lên những ngôi chùa lấy tên là: “Chùa Khai Quốc, Chùa Kiến Sơ…” để ghi nhận Trí Tuệ của Phật giáo. Cũng buổi ban đầu mới mở mang bờ cõi các triều đại non trẻ đã biết lấy đạo đức và Trí Tuệ Phật giáo để xây dựng một xã hội thuần lương, một dân tộc thuần thiện. Nền văn học dân gian còn ghi lại: “Đầu làng có một cây đa, giữa làng cây thị xa xa ngôi chùa”. Ngôi chùa không thể thiếu khi lập một ngôi làng Việt Nam. Ngôi chùa hướng dẫn nghi thức cho nếp sống đạo đức tâm linh trí tuệ cho dân tộc. “Rủ nhau xuống biển mò cua, lên non hái củi vào chùa nghe kinh”. Dù cuộc sống có cơ cực đến đâu, người dân Việt cũng không quên trau dồi đạo đức bằng Chân Lý Phật giáo, xây dựng nếp sống hiền lương, biết thương yêu nhau: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, biết giúp đỡ nhau “Lá lành đùm lá rách”, sống sao cho có tình làng nghĩa xóm. Ngày xưa ở đất nước Việt Nam ông cha ta và các vị Thiền sư đã lập ra những ngôi chùa cốt để dạy người, ban ngày thì giúp ích cho vua chúa những kế sách và ý kiến xây dựng và bảo vệ đất nước, tối đến các Ngài về chùa dạy cho người dân biết chơn lý và trí tuệ đạo Phật để ứng dụng vào cuộc sống và đời tu. Ngài dạy phải biết thương yêu nhau, hi sinh cho nhau, đoàn kết và sống một đời sống hiền lương, tạo một nguồn đại lực đoàn kết trong nhân dân để giữ nước chứ không vì danh vì lợi, giẫm đạp lên nhau hoặc lấy làm chỗ nương thân cho mình mà thôi!
Thời kỳ giữ Nước Việt Nam: Trong lịch sử giữ Nước triều đại Lý Trần thường được nhắc đến như các triều đại huy hồng, vàng son nhất. Dưới các triều đại này các thiền sư nổi tiếng với Trí Tuệ thanh tịnh siêu trần nhập thế đã giữ vai trò quốc sư ứng dụng Trí Tuệ góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước như các Ngài thiền sư Vạn Hạnh, Huệ Sinh, Viên Chiếu, Mãn Giác, Chân Không, Giác Hoàng, Không Lộ… và trước đó còn có các thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuận. Các Ngài thiền sư đã nhập thế trực tiếp giúp nhà vua thiết lập kế hoạch, thảo văn thư, soạn chiếu chỉ, tiếp ngoại giao đoàn, bàn luận cả về quân sự.
Các vị vua thời Lý Trần là những nhà ứng dụng Trí tuệ Phật giáo nhập thế, có những vị xứng đáng là thiền sư như Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông… Họ có ý thức xây dựng một nền văn hóa Việt Nam độc lập:
Về phương diện địa lý: các Ngài muốn dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) tới Thành Đại La sau đó dời về Thăng Long, nay là Hà Nội, nơi đây đã giúp các triều đại xây dựng sự nghiệp độc lập lâu dài cho đất nước.
Về phương diện học thuật: các Ngài có công đào tạo một lớp trí thức không cố chấp để hình thành trí tuệ tự tâm thanh tịnh chính mình, biết dung hợp các ý thức hệ dị biệt như Nho, Lão, Phật.
Về văn học: các Ngài cũng là những người đóng góp về vấn đề sáng tác nhiều nhất trong nước, dù phần lớn những sáng tác này nằm trong chủ đề chân lý Trí tuệ Phật giáo.
Về mỹ thuật: Những công trình kiến trúc điêu khắc của Phật giáo cũng là những đóng góp mỹ thuật quan trọng nhất trong thời đại (VNPGSL Nguyễn Lang, trang 189 cuốn I).
Đặc biệt dưới triều đại nhà Trần, nhất là Trần Nhân Tông, một vị vua thấm nhuần sâu sắc Chơn lý Phật giáo, mười sáu tuổi đã muốn xuất gia vì ông nhận thấy được cái cao quý hơn cả ngai vàng. Do đó khi vâng lệnh vua cha lên làm vua, ông vẫn tuyên bố coi “Ngai vàng như đôi dép bỏ”. Trên thế gian này xưa nay ai cũng xem đỉnh cao danh vọng của con người là ngai vàng. Trái lại, Ngài Trần Nhân Tông với Trí tuệ siêu trần nhập thế, ông đã thấy như thái tử Tất Đạt Đa đã thấy: Ngai vàng, vương vị không giải quyết được vấn đề sinh tử. Vì vậy ông đã xem nhẹ ngai vàng và lấy xã tắc sơn hà làm quý, lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc cho chính mình. Vua đã đích thân cầm quân đánh giặc để luyện Tam Tụ Tịnh Giới của người Phật tử, tức là thực hiện tâm hy sinh, nhẫn nhục, siêng năng).
Trước khi xuất trận Vua đã mở hội nghị Bình Than, rồi đến hội nghị Diên Hồng để hỏi ý kiến toàn quân và toàn dân. Khi cả quân và dân một lòng quyết đánh, vua đã thi hành theo quyết định của toàn dân, cầm quân ra trận. Vua giết hàng loạt quân xâm lược mà vẫn không mang tội sát sinh, vì vua làm theo ý dân chứ không phải theo ý riêng của mình. Đó là Trí tuệ từ tâm thanh tịnh hiện ra, tâm này không có thiện ác với sự chân thật và tình thương, rồi phát sanh ra trí tuệ để ứng dụng thuận theo nhân duyên của cộng đồng nên không vướng mắc tội sát sanh. Trí này để giúp nhà vua biến một chế độ quân chủ chuyên chính thành một chế độ dân chủ vì cộng đồng.
Đã có Trí tuệ tự tâm thanh tịnh chính mình thì tất nhiên có cả tình thương và đạo đức, do đó Ngài đã không bỏ tù mà còn tha tội chết cho các quan lại đã nhẹ dạ làm tay sai cho giặc, bằng cách ra lệnh đốt hết các hồ sơ đen trước mặt bá quan văn võ và đề nghị các quan lại có tội hãy lập công chuộc tội. Trần Nhân Tông đã nhờ Trí Tuệ đó mà biết coi dân như con đẻ, coi tù nhân như thân thuộc và đặc biệt đưa một tên tù lên làm Quốc Sư Thảo Đường. Những chế độ chính trị đầy nhân đạo, nhân quyền và chủ quyền như thế làm sao đất nước không thái bình thịnh trị cho được.
Đạo Phật không đem lại của cải và vũ khí tối tân để giúp vua, giúp nước đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng nước nhà, mà bằng Trí Tuệ Chân Lý Phật Giáo với Tâm tình thương bình đẳng, Hy sinh, Nhẫn nhục và Siêng năng, đã giúp vua giúp nước quy tụ được nguồn đại lực của toàn dân, toàn quân, nên đánh thắng oai hùng quân xâm lược Nguyên Mông, xây dựng lên một thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Tóm lược: Đạo Phật là đạo trí tuệ, chỉ cho con người sử dụng được diệu trí thanh tịnh tự tâm mình vào cuộc sống. Ông cha chúng ta đã tiếp thu được tinh hoa và ứng dụng chân lý Đạo Phật, từ khi mới lập nước, các triều đại non trẻ đã biết lấy đạo đức và Trí Tuệ Phật giáo để xây dựng một xã hội thuần lương, biết thương yêu giúp đỡ nhau. Nhờ Trí tuệ của các thiền sư, Phật giáo đã đóng góp tích cực cho công cuộc dựng nước và giữ nước, an định quốc đô cũng như xây dựng một nền văn hoá nghệ thuật mỹ thuật – học thuật đặc thù của Dân Tộc.
Trong thời Đinh Lê Lý Trần, các vị vua phần đông là phật tử, các ngài đã ứng dụng đạo vào đời để lãnh đđạo đất nước bằng tình thương yêu, lòng khoan dung nhân hậu nhưng quyết tâm bảo vệ đất nước non sông như lời khẳng định của Vua Trần Nhân Tông: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay của kẻ khác”.
Người muốn hiện bày được trí tuệ thanh tịnh của chính mình thì phải có tình thương rộng lớn, đủ tâm Bình đẳng, Hy sinh, Tâm Nhẫn nhục và Siêng năng, và đại hùng đại lực mới hoàn thành. Các vị Vua nhà Lý – Trần như Thái Tông, Thánh Tông và Trần Nhân Tôn dưới sự hướng dẫån của các thiền sư đã hiện thực đạo vào đời làm đất nước thái bình thịnh trị và hoàn bị được chính mình, sáng đạo đẹp đời, chứng minh được giá trị chân thật của đạo Phật khi ứng dụng được trí tuệ và chân lý làm tốt đạo đẹp đời, lợi ích tha nhân không cùng tận.
Vua Trần Nhân Tông dùng trí tuệ và tư tưởng Phật giáo nhập thế đánh đuổi quân Nguyên Mông và sự hành đạo
Vào thời nhà Trần, có một vị Vua đã ứng dụng được trí tuệ thanh tịnh của chính mình vào cuộc sống và đời tu, lãnh đạo nhân dân hai lần đánh tan sự xâm lược của đế quốc Nguyên Mông, đem lại sự thanh bình cho đất nước, xuất gia tu hành thành Phật, đó là Vua Trần Nhân Tông (1258- 1308).
Tóm tắt lịch sử: Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm con của Trần Thánh Tông và Nguyên thánh Hoàng hậu, sanh ngày 11-11 năm Mậu ngo. Lúc sanh ra toàn thân Ngài ánh lên màu vàng rực rỡ nên có tục danh là Kim phật, thuở nhỏ thông minh, ham thích Phật pháp, năm 16 tuổi, khi được lập làm Thái tử, Ngài đã từ chối nhường lại cho em, nhưng Vua cha không thuận. Vua cưới con gái lớn của Hưng đạo Vương cho Ngài làm hoàng hậu. Với quyết tâm cầu đạo, một đêm Ngài lặng lẽ trốn vào núi Yên Tử, Vua cha sai người đuổi theo bắt lại, vì hiếu đạo và trách nhiệm với đất nước, Ngài phải làm thái tử và thừa kế ngai vàng năm 21 tuổi. Tuy nhiên Ngài vẫn không quên lãng việc nghiên cứu đạo phật, học hỏi chánh pháp. Ngài cầu học thiền với Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung được Ngài dạy rằng: “Thường hằng trở về chính mình, chỗ đó là Như lai tối thượng thiền” Đối cành vô tâm và Ngài dặn thêm rằng: “Ngày lo việc nước, đêm nghiên cứu kinh điển” để hiện bày trí dụng.
Ngài thường hằng áp dụng như thế. Một hôm, khi đang nghỉ trưa, Ngài mộng thấy trên rốn mọc lên đóa sen vàng lớn bằng bánh xe, trên hoa sen có hóa Đức Phật thân sắc vàng chói lọi ngồi, phóng hào quang chiếu sáng khắp nơi. Có người bên cạnh chỉ Đức Phật bảo Ngài rằng:
Biết đức Phật này không? Đây là Đức Biến Chiếu Tôn!
Tỉnh lại, Ngài thuật giấc mộng cho Vua cha, Vua Thánh Tông khen là việc kỳ đặc chưa từng có.
Đây là điềm lành báo trước sau này, Ngài sẽ thành tựu trí tuệ tự tâm thanh tịnh (Pháp thân thanh tịnh trùm khắp tất cả), ứng dụng, lợi lạc cho cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Khi làm Vua, Ngài lãnh đạo đất nước chống Nguyên Mông, sau khi hai lần đánh tan quân giặc (1285- 1288) Ngài đích thân soạn thảo văn thư nghị hòa, bằng lời lẽ nhún nhường khiêm nhượng, nhưng tràn đầy khí phách trượng phu bất khuất. Ngài không những là một nhà Vua anh hùng lãnh đạo đất nước và cầm binh đánh giặc giỏi mà còn là một nhà thơ hay, nhà ngoại giao xuất sắc.
Sau khi đất nước thanh bình Ngài truyền ngôi lại cho con, xuất gia lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà đi sang chiêm thành giáo hóa, hứa gả con là Huyền Trân công chúa cho Chế Mân, thiết lập tình bang giao Chiêm Việt, mở ra nguồn thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Đến ngày 11 tháng 11 năm 1308, Ngài thị tịch, hưởng thọ 51 tuổi.
Nét đặc thù của việc ứng dụng trí tuệ của Vua Trần Nhân Tông
Người muốn hiện thực trí giác thanh tịnh vào đời hình thành diệu trí trùm khắp thì trước tiên phải nhận được bản tâm thanh tịnh chính mình hay trí tuệ vô sư không thầy tự ngộ. Chỗ này theo tinh thần Kinh Hoa Nghiêm là Thiện Tài Đồng Tử gặp Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Nhận được bản tâm, Vua Trần Nhân Tông đầu tiên được Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ khai thị nguồn tâm, dạy cho pháp thiền “Thường hằng trở về bản tâm thanh tịnh của chính mình”.
Phật hoàng Trần Nhân Tông |
Sau đó dùng hạnh nguyện đi vào khó khăn gian khổ và ngũ trược mới hình thành trí tuệ hiện thực nơi cuộc đời.
Nét đặc biệt của Vua Trần Nhân Tông là sau khi Ngài lên ngôi, đất nước Đại Việt sắp phải đối mặt trước cuộc xâm lăng của đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh chinh phạt khắp Á châu và một phần Âu châu, làm rung chuyển cả thế giới. Lúc này, nhà Tống đã mất, thừa thắng xông lên nhà Nguyên chuẩn bị đánh Đại Việt và Chiêm Thành. Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước chống ngoại xâm hùng mạnh như vậy đối với người bình thường là việc khó khăn không thể tưởng tượng. Thế nhưng, đối với người đã nhận được bản tâm thanh tịnh nơi chính mình và hiện bày trí tuệ, nguyện nhập thế hành đạo để làm lợi lạc cho tha, đây là môi trường để Ngài trừng tâm, dấn thân hành đạo, lấy khó khăn gian khổ và ngũ trược để luyện tâm hy sinh và nhẩn nhục, cũng là để làm phương tiện được hiện bày trí dụng lý.
Chính chặng đường gian khổ khi chỉ huy đánh giặc, lúc thua quân giặc chạy thối lui, vì thế giặc quá mạnh, phải bôn ba khắp đó đây, đã gắng sức hiệu triệu lòng dân quân đánh giặïc, tổ chức phản công, giành lại từng tấc đất cho non sông được thanh bình, trong cuộc chiến tranh khốc liệt đau thương này đã trui rèn được trí tuệ ứng dụng của Ngài, nên có câu “Gian khổ là nấc thang của người trí, cũng là vực thẳm của kẻ hèn nhát và lười biếng”. Vua Nhân Tông trưởng thành Nhất Thiết Chủng Trí khi có được sự giác ngộ này.
Để thể hiện được tâm từ bi thương người làm lợi lạc cho tha nhân, nhà Vua đã thể hiện tâm hy sinh vì đất nước, lắng nghe ý kiến của các bậc hiền tài, đóng góp trọng dụng người tài trí, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, nhờ đó mà bản ngã của Ngài mất dần, để trí tuệ tự tâm thêm sáng tỏ, từ đó trí tuệ này mới diệu dụng được trùm khắp.
Hình ảnh Vua Trần Nhân Tông triệu tập Hội nghị Diên hồng nghe ý kiến của các bô lão từ khắp các miền trong đất nước, Vua đã gợi ý là nên chiến hay hòa, nhờ đó tạo được ý chí bảo vệ Tổ quốc non sông của toàn dân một cách thống nhất, được toàn dân ủng hộ trong cuộc chiến tranh gian khổ.
Tiếp đến triệu tập Hội nghị Bình Than, triệu tập toàn thể tướng lãnh khắp nơi dưới sự góp sức của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã tạo thành một hệ thống nhất, chống lại giặc Nguyên Mông.
Ở chỗ này Ngài thể hiện sự tôn trọng bình đẳng, của tất cả thế nhân bằng tâm từ bi vô ngã, phát triển tình đoàn kết toàn dân, khuyến khích người người cùng phát huy trí tuệ và nội lực chính mình để bảo vệ non sông đất nước.
Vì thế, quần chúng cảm phục, người người đều nhất tâm quy hướng dưới sự lãnh đạo của Ngài, cùng quyết tâm đánh giặc. Ngay cả Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vì cảm phục trí tuệ và đức độ của Ngài, nên bỏ qua lời di ngôn dạy bảo: phải báo thù của cha già Trần Liễu, mà nhất tâm tiết chế quân dân dưới sự lãnh đạo của Vua Trần Nhân Tông và giúp Vua đánh tan được đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ.
Để đánh đuổi giặc ngoại xâm, đối mặt với kẻ thù hùng mạnh hơn mình nhiều lần, Ngài phải vận dụng mọi phương tiện thiện xảo, luyện tâm nhẫn nhục động viên toàn quân và dân, thống nhất thành một thể, vượt qua mọi gian khổ khó khăn, trải qua bao máu xương hy sinh gian khổ, nhờ đó nhà Vua hình thành được Vô pháp trí, là không chấp mọi hình thức, không kẹt trong danh tướng giả tạm của các pháp.
Do dùng tâm hy sinh, nhẫn nhục và siêng năng mà ứng dụng được lòng từ bi – bình đẳng – vô ngã. Vua Trần Nhân Tôngđã tập hợp được sức mạnh và trí tuệ toàn quân và dân trong tất cả mọi tầng lớp ngành nghề, đánh thắng giặc Nguyên Mông, đem lại thanh bình cho đất nước.
Người hành được tâm hy sinh trở về vô ngã là trí tuệ của Thanh Văn, ứng dụng tâm nhẫn nhục trở về vô pháp là trí tuệ và hành dụng của Bồ tát, siêng năng ứng dụng trí tuệ thường hằng vào cuộc sống vào đời tu làm lợi ích tha nhân là Phật.
Vua Trần Nhân Tông ứng dụng được ba điều này trọn vẹn nên Ngài thành tựu trí dụng thù thắng của nhân loại ngay tại thế gian này. Trong đó, lãnh đạo nhân dân đánh thắng đế quốc Nguyên Mông chỉ là phần nhỏ trong ứng dụng trí tuệ thanh tịnh tự chính mình. Điều quan trọng nhất là Ngài đã tự chiến thắng chính mình do thường hằng trở về để tự thấy lỗi mình, như Kinh Pháp cú nói: “Chiến thắng vạn quân địch, không bằng tự thắng mình”.
“Thắng mình” chính là tự mình tịnh hóa các thói hư tật xấu, không còn tâm tham lam, ích kỷ, đố kỵ sân hận thù hằng, mà luôn sống chan hòa với nhau bằng tình thương chân thật trong Chân Tâm Bát Nhã.
Điểm đặc biệt là sau khi đất nước thanh bình, Ngài truyền ngôi lại cho con và xuất gia hành đạo, không an hưởng phú quý an nhàn, chuyên tu Khổ Hạnh Đầu Đà, đi các nơi giáo hóa mọi người tu theo chánh pháp, phá bỏ cách thờ tự các thần linh chưa đúng, khuyên dân chúng hành mười điều lành, vân du vào tận đất Chiêm Thành hóa đạo, làm Vua Chế Mân cảm phục nên đã lập bang giao giữa hai nước.
Còn tiếp
Nguồn: Thuvienhoasen.org
No comments:
Post a Comment